Trong quá trình mang thai mẹ có cho con máu không vị sao

30/11/2009

                                                           TS.BS. Lê Thị Thu Hà
K. Khám bệnh - BV Từ Dũ

Khám thai lần đầu tiên cần xét nghiệm máu thường qui cho thai phụ. Trong đó, có cả nhóm máu và yếu tố Rhesus. Nhóm máu A, B, AB hoặc O. Yếu tố Rhesus âm hoặc dương. 

Người có yếu tố Rhesus (+) có 1 protein được biết như antigen D nằm trên bề mặt hồng cầu, là RhD (+).  

Người không có antigen D là RhD (-). 

Phần lớn dân số là Rh (+) nhưng thay đổi theo chủng tộc, 85% là người Caucasians, 94% là người Africans và khoảng 99% dân Châu Á là Rh (+).

Vấn đề đáng ghi nhận khi một người mẹ Rh (-), mang thai Rh (-) (di truyền từ bố). Nếu máu thai nhi lưu hành trong máu mẹ, hệ miễn dịch của mẹ tạo ra kháng thể chống lại Antigen D của máu thai. Thai kỳ lần đầu tiên không bị nguy hiểm, nhưng với thai kỳ sau nếu thai nhi Rh (+), kháng thể máu mẹ qua nhau và tấn công hồng cầu thai nhi gây thiếu máu tán huyết, vàng da, nặng có thể gây suy tim, suy gan. Tình trạng này gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh (haemolytic disease of the newborn (HDN)).

Nếu cả bố và mẹ mang Rh (-) thì con sẽ mang Rh (-) và không nguy hiểm cho thai nhi.
Nếu mẹ mang Rh (+) thì sẽ không tạo kháng thể và cũng không ảnh hưởng trên thai.

Máu thai nhi vào tuần hoàn mẹ như thế nào?

Máu thai nhi có thể vào tuần hoàn mẹ trong những trường hợp như:

  • Chấm dứt thai kỳ: phá thai nội khoa hay ngoại khoa.
  • Thai ngoài tử cung.
  • Dọa sẩy thai.
  • Xuất huyết âm đạo hoặc sẩy thai sau 12 tuần.
  • Thực hiện những thủ thuật xâm lấn như sinh thiết gai nhau, chọc ối, chọc máu cuống rốn.
  • Ngoại xoay thai.

Máu thai nhi chắc chắn vào tuần hoàn mẹ trong những trường hợp:

  • Lúc sinh, đặc biệt sau sanh giúp, sau mổ lấy thai hoặc bóc nhau bằng tay.

Có thể dự phòng kháng thể Rhesus?

Một khi đã sản xuất kháng thể, kháng thể sẽ tồn tại trong máu mẹ vĩnh viễn.

Vì vậy điều quan trọng là dự phòng trong lần mang thai đầu tiên.

Anti-D – immunoglobulin là chất giúp mẹ dự phòng tạo kháng thể Rh. 

Tiêm vào cơ vùng đùi. Anti-D hoạt động bằng cách phá hủy nhanh chóng tế bào hồng cầu thai nhi trong tuần hoàn mẹ trước thời gian mẹ tạo kháng thể. Như vậy mẹ sẽ không tạo kháng thể chống lại hồng cầu thai nhi trong thai kỳ kế tiếp.

Anti-D đã được dùng từ 1969 và dùng sau khi bất cứ nguy cơ khi nào máu thai vào tuần hoàn mẹ. Nhờ vậy ngày nay tỉ lệ tán huyết thai nhi do bất tương hợp yếu tố Rh hiếm gặp.

Nếu trong cơ thể người mẹ đã tạo kháng thể Rhesus thì việc cho anti-D không còn giúp ích nữa. Vì AntiD không loại bỏ được kháng thể đã có.

ANTI-D được sản xuất như thế nào và có nguy hiểm cho mẹ và thai ?

Anti-D được lấy từ huyết tương người cho. 

Qui trình lấy huyết tương: qua 2 lần phỏng vấn về cách sống và tiền sử bệnh.

Người cho được sàng lọc về HIV, VGSV B, VGSV C

Việc sản xuất Anti-D tại Anh được kiểm soát chặt chẽ và chắc chắn rằng khả năng lây nhiễm virus từ người cho qua người nhận rất thấp: khoảng 1/10.000 tỉ liều.

Đôi khi Anti-D gây ra phản ứng dị ứng cho mẹ nhưng hiếm gặp. Sau tiêm thai phụ cần lưu lại BV trong 20 phút, nếu có phản ứng khó chịu nào phải báo ngay cho nhân viên y tế.

Anti-D không ảnh hưởng trên thai. Mẹ tiêm Anti-D vẫn cho bé bú được bình thường

Làm gì đối với những thai phụ đã có kháng thể Rh?  

Thai phụ sẽ được xét nghiệm tìm kháng thể lần đầu tiên khám thai và làm lại lúc thai 28 tuần. Nếu kháng thể có trong máu thai phụ, khi đó thai phụ cần được theo dõi sát để tìm những dấu hiệu thiếu máu thai nhi. Có thể truyền máu cho bé trước sinh, kết quả thường là tốt.

Tại sao tiêm ngừa Anti-D khi thai phụ chưa xuất huyết trong thai kỳ?

Khoảng 1 – 1.5% thai phụ có Rh (-) sản xuất anti-D do có hiện tượng chảy máu tiềm ẩn trong nhau. Điều này thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì chảy máu tiềm ẩn nên không nhìn thấy được bằng mắt thường. The National Institute for Clinical Excellence (NICE) khuyến cáo tiêm ngừa Anti-D ngay khi thai phụ chưa có dấu hiệu xuất huyết.

Trong quá trình mang thai mẹ có cho con máu không vị sao

Yếu tố Rhesus là 1 protein trên bề mặt hồng cầu. Khoảng 15% dân số không có yếu tố Rh được gọi là người mang nhóm máu Rh âm.

Mẹ Bố Con
+ + + Không điều trị
+ +/- Không điều trị
+ +/- Điều trị
Không điều trị

Trong suốt thai kỳ, máu mẹ và máu con là 2 hệ thống riêng biệt, tuy nhiên một số lượng nhỏ máu thai nhi sẽ qua nhau vào tuần hoàn mẹ. Yếu tố Rh sẽ có trong tuần hoàn mẹ → tạo kháng thể chống lại yếu tố Rh (Rh antibodies), gọi là hiện tượng nhạy cảm Rh (Rh sensitization).

Khi lần mang thai đầu tiên của người mẹ nhóm máu Rh âm, và thai nhóm máu Rh dương, thường không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra, do người mẹ chưa tạo kịp nhiều kháng thể cho đến khi sinh.

Nếu không được điều trị dự phòng thì những lần mang thai kế tiếp, kháng thể Rh từ người phụ nữ này sẽ qua bánh nhau vào tuần hoàn thai Rh dương → thiếu máu tán huyết cho thai.

– Sau sẩy thai tự nhiên

– Phá thai nội khoa, ngoại khoa

– Thai ngoài tử cung

– Khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn chẩn đoán tiền sản: chọc ối, sinh thiết gai nhau, lấy máu thai nhi…

– Xuất huyết bất thường trước khi chuyển dạ

– Ngoại xoay thai

– Chấn thương bụng kín

3.1 Nguồn Gốc

Anti-D immune globulin là dung dịch chứa IgG anti-D (anti-Rh) được sản xuất từ huyết tương người. Khi tiêm vào người mang nhóm máu Rh âm chưa nhạy cảm với yêu tố Rh, nó sẽ tấn công các yếu tố Rh trong tuần hoàn, ngăn sự tạo kháng thể Rh.

3.2 Mục Đích

Để dự phòng hiện tượng nhạy cảm Rh và bệnh lý tán huyết cho thai kỳ sau.

3.3 Thời Điểm Sử Dụng

– Trước sinh:

+ Sau bất cứ nguy cơ truyền máu thai nhi – mẹ nói trên (SOGC-2003), và sau những trường hợp thai trứng

+ Tuổi thai 28-30 tuần (không có sự khác biệt về hiệu quả khi phác đồ tiêm 2 mũi vào 28 và 34 tuần – theo NICE và ACOG)

– Sau sinh:

+ Trong vòng 72 giờ sau sinh bé Rh dương

+ Trong vòng 72 giờ sau khi mẹ truyền máu có Rh dương (tổng truyền <20% thể tích máu cơ thể)

3.4 Liều Lượng

– Trước sinh:

+ Tiêm bắp 200 mcg anti-D immune globulin: cho thai phụ trong những trường hợp nguy cơ truyền máu thai nhi – mẹ

+ Tiêm bắp 300 mcg anti-D immune globulin: cho thai phụ từ 28-30 tuần tuổi thai

– Sau sinh:

+ Tiêm bắp 300 mcg anti-D immune globulin cho sản phụ sinh bé Rh dương

4.1 Trước Sinh

– Xét nghiệm nhóm máu Rhesus của chồng

– Tiêm bắp 200 mcg anti-D immune globulin cho những trường hợp nguy cơ truyền máu thai nhi – mẹ

– Tiêm bắp 300 mcg anti-D immune globulin cho thai phụ từ 28-30 tuần tuổi thai, nếu sản phụ đến khám thai trễ vẫn có thể chích anti-D globulin nếu thai không quá 34 tuần tuổi thai

4.2 Sau Sinh

– Xét nghiệm nhóm máu trẻ sơ sinh

– Tiêm bắp 300 mcg anti-D immune globulin cho sản phụ sinh bé Rh dương

– Chuẩn bị máu cùng nhóm và cùng yếu tố Rhesus là mục tiêu chính trong cuộc chuyển dạ đối với thai phụ mang Rhesus âm.

– Nhập viện trước ngày dự sinh và mua dự trù 2 đơn vị máu hiếm.

– Ngay sau khi sinh, sẽ lấy máu từ cuống rốn của thai để làm xét nghiệm: nhóm máu ABO/Rh, định lượng Hb, Bilirubin.

Trong quá trình mang thai mẹ có cho con máu không vị sao

Leave a reply →

Phòng ngừa bao gồm việc dùng Rho(D) globulin miễn dịch cho người mẹ có Rh âm tính vào những thời điểm sau:

  • Trong vòng 72 giờ sau khi chấm dứt thai sản

  • Sau bất kỳ đợt chảy máu âm đạo nào

  • Sau khi chọc ối hoặc sinh thiết gai rau

Sinh con nên càng ít chấn thương càng tốt. Nên tránh bóc rau thai bằng tay vì nó có thể đẩy các tế bào thai sang lưu thông trong tuần hoàn mẹ.

Sự nhạy cảm của mẹ và sản xuất kháng thể do Rh không tương thích có thể được ngăn ngừa bằng cách cho người mẹ dùng Rho(D) globulin miễn dịch. Chuẩn bị này có chứa các kháng thể kháng Rh độ chuẩn cao, chúng trung hòa hồng cầu Rh dương tính của bào thai. Bởi vì khả năng truyền mẹ con và cũng như sự nhạy cảm là lớn nhất ở thời điểm chấm dứt thai kỳ, chế phẩm được dùng trong vòng 72 giờ sau khi chấm dứt thai kỳ của mỗi lần có thai dù là do sinh nở, sẩy thai, hoặc điều trị thai ngoài tử cung. Liều tiêu chuẩn là 300 mcg tiêm bắp. Một thử nghiệm hoa hồng có thể được sử dụng để loại trừ xuất huyết mẹ con đáng kể, và nếu kết quả dương tính, xét nghiệm Kleihauer-Betke (tách axit) có thể đo lượng máu bào thai trong tuần hoàn của người mẹ. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy xuất huyết mẹ con nặng (> 30 mL máu toàn phần), tiêm thêm (300 mcg cho mỗi 30 mL máu toàn bộ của thai nhi, tối đa 5 liều trong vòng 24 giờ) là cần thiết.

Nếu chỉ tiêm sau khi sinh hoặc chấm dứt thai kỳ, điều trị đôi khi không hiệu quả vì sự nhạy cảm có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ. Do đó, vào khoảng 28 tuần, tất cả phụ nữ mang thai có máu Rh âm tính và không biết có sự nhạy cảm trước đó được cho dùng 1 liều Rho(D) globulin miễn dịch. Một số chuyên gia khuyên dùng liều thứ 2 nếu việc sinh con không xảy ra trong 40 tuần. Rho(D) globulin miễn dịch cũng nên được dùng sau khi bất kỳ giai đoạn chảy máu âm đạo và sau khi chọc ối hoặc sinh thiết gai rau.

Kháng thể kháng Rh vẫn tồn tại > 3 tháng sau một liều.