Trong tác phẩm Chiếc lược ngà vì sao cây lược

Viết đoạn văn về tình chị em (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

Tả lễ hội Chùa Tây Phương (Ngữ văn - Lớp 3)

2 trả lời

22/08/2020 13,810

A. Vì nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con trong xa cách.

Đáp án chính xác

B. Vì nó chứng tỏ ông là người biết giữ đúng lời hứa với đứa con gái bé bỏng.

C. Vì ông đã mất bao nhiêu công sức và thời gian để làm ra chiếc lược.

D. Vì lúc bấy giờ việc có được một cây lược làm bằng ngà voi là vô cùng hiếm hoi.

Câu hỏi trong đề:   Trắc nghiệm: Chiếc lược ngà !!

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Giải thích nhan đề Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà gồm 9 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc lược ngà mà nhà văn Nguyễn Quang sáng muốn gửi gắm qua đó.

Với 9 bài văn mẫu, hy vọng sẽ giúp các em dễ dàng viết bài phân tích, giải thích, bình giảng ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà thật hay. Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã cho chúng ta thấy được tình cảm cha con sâu nặng thời chiến tranh khốc liệt. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc lược ngà hay nhất

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà siêu ngắn

Chiếc lược ngà là biểu tượng của tình phụ tử, là tình cảm mà ông Sáu dành cho con tình cảm ấy cao cả hơn cả cái chết, bất tử với thời gian. Chiếc lược ngà còn là niềm thương nhớ dạt dào, tấm lòng yêu con vô bờ bến đều được gửi vào chiếc lược ấy. Nó là lời hứa, là niềm tin mà ông Sáu đặt vào.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà ngắn gọn

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 1

Hình ảnh chiếc lược ngà xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, nó là cầu nối tình cảm của cha con ông Sáu. Chiếc lược ngà là vật kỷ niệm của người cha yêu thương vô cùng để lại cho con trước lúc hy sinh. Với ông Sáu, chiếc lược ngà như phần nào gỡ mối tâm trạng của ông trong những ngày ở chiến khu. Chiếc lược ngà còn là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu => chiếc lược của hi vọng và niềm tin, là quà tặng của người đã khuất...

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 2

“Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa. Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình. Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá thiêng liêng bởi nó chứa đựng bao yêu thương, mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận vì đã đánh con… Với nhan đề ấy, nhà văn không chỉ nói tình cha con thắm thiết sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 3

Chiếc lược ngà trong tác phẩm là kỷ vật cuối cùng người cha gửi tặng cho con trước lúc hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Chiếc lược ngà đã chứng minh tình cha con bất diệt trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh. Nó còn là cầu nối cho những tình cảm mới mẻ, cao đẹp ở con người. Đây là một hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cha con, tình cảm gia đình trong chiến tranh.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà chi tiết

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 1

Chiếc lược ngà là một nhan đề hay, thể hiện được nội dung tư tưởng cốt lõi của tác phẩm.

Chiếc lược ngà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh chiếc lược ngà - kỷ vật của người bạn trao cho con làm nhan đề tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm trong một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa.

Với bé Thu “chiếc lược ngà” là kỷ vật của người cha, là nỗi nhớ thương mong nhớ của người cha nơi chiến khu dành cho mình. Cầm chiếc lược trong tay, bé Thu được sưởi ấm bởi tình cha, như có người cha ở bên.

Với ông Sáu, Chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận đã đánh con của ông. Trao cây lược cho con, ông Sáu như đã nói với được với con gái yêu tình cảm của mình.

Chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những mất mát, éo le đau thương do chiến tranh gây ra cho bao gia đình.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 2

- “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay, thể hiện sâu sắc nội dung của tác phẩm.

- Đó là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.

- Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa:

+ Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ.

+ Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá, thiêng liêng bởi nó chứa đựng tình yêu, nỗi nhớ thương của ông đối với đứa con gái và làm dịu đi nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con khi nóng giận…

=> Với nhan đề này, nhà văn không chỉ nói tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 3

Chiếc lược ngà là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Đây là một đồ dùng thân thuộc, giản dị với mỗi người con gái nhưng ở đây, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng.

Với bé Thu: chiếc lược ngà là kỷ vật, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ. Ban đầu là ước mơ của một cô bé 8 tuổi, một ước ao rất giản dị, trong sáng, rất con gái. Có lẽ đó cũng là món quà đầu tiên nhưng cũng lại là món quà cuối cùng người cha tặng cho cô con gái bé bỏng. Nó là tất cả tình yêu thương, kỉ niệm của ba dành cho Thu khi ba hi sinh. Với bé Thu, chiếc lược ấy chính là hình ảnh người cha (trong tâm khảm).

Với ông Sáu: Chiếc lược ngà là bao tâm tư tình cảm, yêu thương ông dành cho cô con gái bé bỏng. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, day dứt, ân hận và cả cái niềm khát khao được gặp con, ông dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận (giũa từng chiếc răng lược chau chuốt). Dường như khi giũa từng chiếc răng như vậy, ông cũng bớt áy náy vì đã đánh con, đã không phải với con. Cây lược làm xong, mỗi khi thương nhớ con, ông lại ngắm nhìn cây lược. Phải chăng với người cha, chiếc lược nhỏ xinh xắn ấy cũng là hình ảnh cô con gái bé bỏng. Và trước khi anh Sáu hi sinh, chiếc lược ngà chính là lời trăn trối ông gửi lại, là tất cả tình cảm của người cha dành cho con, cho gia đình.

Giải thích nhan đề truyện ngắn Chiếc lược ngà

Truyện ngắn ” Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ra đời năm 1966 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt ở chiến trường Nam bộ, truyện ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, qua nhân vật chính anh Sáu và bé Thu, trong đó chi tiết hình ảnh ” chiếc lược ngà” rất quan trọng, là hình ảnh trở đi trở lại trong tác phẩm, chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng mà anh Sáu dành cho con, là chứng minh cho tình cảm hai cha con, không chỉ vậy, chiếc lược ngà còn là biểu tượng cho sự hi vọng, niềm tin, là quà tặng của người đã khuất, là kỉ vật thiêng liêng. Hơn cả nó là biểu tượng độc đáo cho tình phụ tử. Vì vậy mà nhan đề ” chiếc lược ngà” vô cùng ý nghĩa, Giải thích nhan đề truyện ngắn “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Bình giảng ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà

Chiếc lược ngà không phải là nội dung của câu chuyện. Truyện kể về tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con người chiến sỹ trong chiến tranh vừa xót xa vừa ngọt ngào xúc động của cô giao liên trẻ- tên Thu. Chiếc lược ngà chỉ là chi tiết nhỏ, nó là món quà của người cha gửi tặng cô và cũng là nhan đề của câu chuyện. Thế nhưng nó lại hàm chứa trong đó tất cả chủ đề của câu chuyện.

Chiếc lược ngà là bao công sức tỉ mỉ gọt giũa, bao nhiêu tình thương tha thiết, sâu nặng, bao nhiêu nỗi nhớ dày vò của người cha ở chiến trường mới chỉ được gặp con đúng một lần.

Chiếc lược ngà là kỷ niệm, là di vật cuối cùng của người cha đã hi sinh, nó đã minh chứng cho tình phụ tử nặng sâu, minh chứng cho tấm lòng của người cha cách mạng đối với cô con gái yêu của mình.

Chiếc lược ngà được cô gái nâng niu đón nhận như nâng niu đón nhận tất cả tấm lòng của cha, tất cả tình yêu thương của cha với sự biết ơn sâu sắc. Và vì thế, chiếc lược ngà là biểu tượng của sức sống tình người trong chiến tranh là niềm tin, niềm hi vọng. Nó biểu hiện như để khẳng định rằng: bom đạn có thể huỷ diệt chia cắt tất cả nhưng không thể huỷ diệt được tình yêu, không thể chia cắt được tâm hồn trong trẻo của con người và hơn thế, nó còn làm cho cuộc đời này, con người của thời đại này ngày càng tươi đẹp hơn, cao thượng hơn.

Cập nhật: 04/12/2021