Trong xã hội thời nhà Trần có bao nhiều tầng lớp cư dân

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào ?

Các câu hỏi tương tự

Sau chiến tranh, xã hội thời Trần ngày càng phân hoá gồm nhiều tầng lớp :
- Vương hầu, quý tộc ngày càng có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp). Đây là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ờ triều đình và các địa phương.
- Tầng lớp địa chủ là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày thuê để thu tô, nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.
- Nông dân cày ruộng công của nhà nước ở các làng xã, một số cày ruộng thuê của địa chủ nộp rồi tô cho chủ, là tầng lớp bị trị, bị bóc lột, chiếm số lượng đông nhất trong xã hội.
- Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng ngày càng đông hơn do thủ công nghiệp và thương nghiệp ngày càng phát triển hơn. 
- Tầng lớp thấp kém nhất xã hội là nông nô, nô tì. Họ bị lệ thuộc vào chủ và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền.

Chúc bạn học tốt

Trong xã hội thời nhà Trần có bao nhiều tầng lớp cư dân

Triều đại nhà Trần là triều đại lẫy lừngtrong lịch sử phong kiến Việt Nam. Triều đại nhà Trần bắt đầu bắt đầu khi vua Trần Thái Tônglên ngôi năm1225sau khi giành được quyền lực từ taynhà Lý, trải qua 175 năm với 12 triều vua và thời hậu trần 7 năm có 2 đời vua.

Câu hỏi: Cho biết xã hội thời Trần có những tầng lớp nào?

A. Vương hầu, quý tộc, nông dân, nông nô

B. Vương hầu, quý tộc, nông dân, nô tì, thợ thủ công

C. Vương hầu, quý tộc, địa chủ, nông dân tự do, nông dân tá điền, thợ thủ công, thương nhân, nô tì

D. Quý tộc, địa chủ, nông dân, nông tô, nông dân tự do, nông dân tá điền

Lời giải:

Đáp án đúng: C. Vương hầu, quý tộc, địa chủ, nông dân tự do, nông dân tá điền, thợ thủ công, thương nhân, nô tì

Xã hội thời Trần có những tầng lớp: Vương hầu, quý tộc, địa chủ, nông dân tự do, nông dân tá điền, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.

Giải thích: Sau chiến tranh, xã hội thời Trần ngày càng phân hoá gồm nhiều tầng lớp:

- Vương hầu, quý tộc:ngày càng có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp). Đây là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương.

- Tầng lớp địa chủ:là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày thuê để thu tô, nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.

- Nông dân:cày ruộng công của nhà nước ở các làng xã, một số cày ruộng thuê của địa chủ nộp rồi tô cho chủ, là tầng lớp bị trị, bị bóc lột, chiếm số lượng đông nhất trong xã hội.

- Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân:chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng ngày càng đông hơn do thủ công nghiệp và thương nghiệp ngày càng phát triển hơn. 

- Nông nô, nô tì:là tầng lớp thấp kém nhất xã hội. Họ bị lệ thuộc vào chủ và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền.

Kiến thức vận dụng về thời nhà Trần

1. Khái quát về nhà Trần

Triều đại nhà Trần là triều đại lẫy lừngtrong lịch sử phong kiến Việt Nam. Triều đại nhà Trần bắt đầu bắt đầu khi vua Trần Thái Tônglên ngôi năm1225sau khi giành được quyền lực từ taynhà Lý, trải qua 175 năm với 12 triều vua và thời hậu trần 7 năm có 2 đời vua.

Có thể nói việc chuyển giao nhà Lý sang nhà Trần là một cuộc chuyển giao quyền lực nhẹ nhàng nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Bởi nhà Lý đã suy yếu, không thể tiếp tục sứ mệnh lãnh đạo đất nước của mình. Năm 1225, Trần Cảnh lên ngôi mở đầu cho vương triều nhà Trần. Nhà sử học Lê Văn Lan cho rằng Trần Thái Tông – vị vua đầu triều nhà Trần chính là người đã đặt nền móng cho một triều đại lừng lẫy trong lịch sử.

Có thể nói, sự ra đời của nhà Trần thực sự là một bước ngoặt lớn của nước Đại Việt thời phong kiến. Nhà Trần cũng chính là triều đại đã làm nên hào khí Đông A – Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức xây dựng nên một triều đại lẫy lừngtrong lịch sử dân tộc. Cũng có lúc lâm vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”, tưởng như đất nước bị giày xéo dưới vó ngựa quân Nguyên Mông, thế nhưng nhờ sự sáng suốt của vị vua đầu triều và sự quả cảm của quần thần mà vận nước vẫn vững vàng sau 3 lần đánh thắng xâm lăng.

2. Bộ máy quan lại thời Trần

- Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đứng đầu nhà nước là vua, thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng (lưỡng đầu chế). Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước.

- Ở trung ương:

+ Các chức quan đại thần như: quan văn, quan võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.

+ Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện (đảm nhiệm việc viết sử), Thái y viện (coi việc chữa bệnh trong cung), Tôn nhân phủ (nắm sự vụ của họ hàng tôn thất) và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ,…

- Ở địa phương:

+ Cả nước được chia thành 12 lộ. Đứng đầu lộ là các chức chánh, phó An phủ sứ.

+ Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản.

+ Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi.

+ Dưới cùng là xã, do xã quan đứng đầu.

3. Giáo dục dưới thời nhà Trần

Đời nhà Trần, văn học rất được mở mang, Nho học cũng phát triển hơn so với thời Lý.

Ngoài Quốc Tử Giám có tại kinh đô từ đời nhà Lý, nhà Trần cho lập thêm Quốc Học Viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở trường học để dạy cho dân chúng.

Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp nước chứ chưa có mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm 1247, nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn.

Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã tổ chức 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy 283 người đỗ. Có 2 khoa thi 1256 và 1266 lấy 2 trạng nguyên là Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên nên tổng số có 12 người đỗ đầu trong các kỳ thi.

4. Đời sống văn hóa thời nhà trần

- Tín ngưỡng: các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân như thờcúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, người có công với làng nước.

- Tôn giáo:

+ Đạo Phật phát triển, mặc dù không bằng thời Lý, nhưng chùa chiền mọc lên khắp nơi, và trong nước có nhiều người đi tu.

+ Nho giáo cũng phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị.

Toàn cảnh chùa Phổ Minh

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa, ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đua thuyền,... rấtphổ biến và phát triển.

Sau chiến tranh, xã hội thời Trần ngày càng phân hoá gồm nhiều tầng lớp:

- Vương hầu, quý tộc: ngày càng có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp). Đây là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương.

- Tầng lớp địa chủ: là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày thuê để thu tô, nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.

- Nông dân: cày ruộng công của nhà nước ở các làng xã, một số cày ruộng thuê của địa chủ nộp rồi tô cho chủ, là tầng lớp bị trị, bị bóc lột, chiếm số lượng đông nhất trong xã hội.

- Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân: chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng ngày càng đông hơn do thủ công nghiệp và thương nghiệp ngày càng phát triển hơn. 

- Nông nô, nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất xã hội. Họ bị lệ thuộc vào chủ và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền.

21/06/2020 10,743

A. Vương hầu, quý tộc, nông dân, nông nô.

B. Vương hầu, quý tộc, nông dân, nô tì, thợ thủ công.

C. Vương hầu, quý tộc địa chủ, nông dân tự do, nông dân tá điền, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.

Đáp án chính xác

D. Quý tộc, địa chủ, nông dân, nông nô, nông dân tự do, nông dân tá điền.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

A. Vương hầu, quý tộc.

B. Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ.

C. Vương hầu, quý tộc, địa chủ.

D. Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ, nông dân.

Xem đáp án » 21/06/2020 4,578