Trước khi tiêm vaccine astrazeneca cần làm gì

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

lại để được theo dõi. Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn trong khoảng 15 phút sau khi tiêm vắc-xin để đảm bảo không có bất kỳ phản ứng tức thời nào. Tuy nhiên, các phản ứng nghiêm trọng đến sức khỏe rất hiếm khi xảy ra.

Lường trước một số phản ứng phụ. Vắc-xin được thiết kế để cung cấp khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy phản ứng phụ thường không phát sinh trong quá trình hình thành hệ miễn dịch nhưng trong nhiều trường hợp, một số phản ứng phụ ở mức nhẹ đến trung bình vẫn có thể xuất hiện và tự biến mất trong vòng vài ngày.

Một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm chủng bao gồm:

  • Đau nhức cánh tay ở vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Đau cơ hoặc khớp 
  • Ớn lạnh
  • Tiêu chảy

Nếu bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn một vài ngày, hoặc xuất hiện bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào khác, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Hãy kiên nhẫn. Hệ miễn dịch cần thời gian để hình thành. Bạn sẽ được xác nhận là đã tiêm chủng đầy đủ sau hai tuần kể từ khi tiêm mũi vắc-xin Pfizer-BioNtech hoặc Moderna COVID-19 thứ hai, sau 15 ngày kể từ khi tiêm vắc-xin AstraZeneca, hoặc sau hai tuần kể từ khi tiêm vắc-xin đơn liều J&J/Janssen COVID-19.

Giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Mặc dù các loại vắc-xin này đang cho thấy hiệu quả cao trong việc bảo vệ con người khỏi bệnh tật nghiêm trọng do COVID-19 gây ra, nhưng chúng tôi vẫn đang tìm hiểu liệu một người đã tiêm vắc-xin vẫn có thể lây lan vi-rút ngay cả khi không có triệu chứng hay không. Do đó, cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân và cộng đồng, bao gồm tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách, rửa tay và đeo khẩu trang.

Tham gia cùng chúng tôi ngay hôm nay!

Để cùng lan tỏa thông điệp vắc xin an toàn và hiệu quả.

Tiêm phòng vắc xin là phương pháp bảo vệ sức khỏe chủ động tốt nhất với các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh do virus SARS - CoV-2 đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch có thể nhận biết virus và có sẵn kháng thể tiêu diệt virus nhanh chóng hơn, từ đó bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa ảnh hưởng do virus. Vậy trước khi tiêm vaccine cần làm gì, kiêng gì để đạt hiệu quả tạo miễn dịch tốt nhất?

1. Tìm hiểu về các loại vắc xin phòng Covid-19

Trước khi tiêm chủng, để tránh lo lắng cũng như có sự chuẩn bị tinh thần, sức khỏe tốt nhất, bạn nên tìm hiểu về các loại vắc xin. Hiện nay tại Việt Nam đang cấp phép sử dụng 8 loại vắc xin do các công ty Dược phẩm khác nhau trên toàn thế giới, song đều đã được chứng nhận an toàn và đạt hiệu quả miễn dịch tốt.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Vắc xin Covid-19 sẽ ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch bệnh bằng cách giúp cơ thể tự sản sinh kháng thể chống lại virus. Với quy trình thử nghiệm lâm sàng gắt gao, phê duyệt bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA phê duyệt, vắc xin được sử dụng đểu đạt tính an toàn cao.

Một số loại vắc xin phòng Covid-19 đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam gồm:

  • Vắc xin AstraZeneca.

  • Vắc xin Moderna.

  • Vắc xin pfizer.

  • Vắc xin Sputnik.

  • Vero Cell.

Việc phân bổ và tiêm phòng vắc xin sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và điều kiện vắc xin tại cơ sở y tế, thông tin tiêm chủng sẽ được lưu lại để phục vụ cho kiểm tra dịch tễ cũng như các lần tiêm tiếp theo.

Cần ăn no trước khi tiêm vắc xin để tránh phản ứng sốc

2. Trước khi tiêm vaccine cần làm gì, ăn gì?

Không có loại thực phẩm hay chất dinh dưỡng nào có thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ virus Corona xâm nhập vào hệ hô hấp, tuy nhiên thực phẩm phù hợp sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Khi sức đề kháng tốt, cơ thể cũng tạo kháng thể tốt hơn khi tiêm phòng vắc xin, giúp giảm tác dụng phụ và tăng miễn dịch chống Covid-19.

Dưới đây là những loại thực phẩm được khuyến khích nên bổ sung vào thực đơn trước khi tiêm phòng vắc xin Covid-19:

2.1. Rau có lá màu xanh đậm

Các loại rau này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, cũng có tác dụng kháng viêm tốt, tốt cho hoạt động của hệ miễn dịch. Trước khi tiêm phòng, nên bổ sung thêm nhiều các loại rau lá xanh đậm như: cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, rau ngót, rau bina, rau muống,...

2.2. Hành, tỏi

Hành và tỏi là hai gia vị quen thuộc trong nhà bếp của chúng ta, trong chúng chứa nhiều hoạt chất tự nhiên tốt, có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Khi đó, cơ thể tạo kháng thể nhanh chóng sau tiêm vắc xin, giảm phản ứng phụ. Ngoài ra, lợi khuẩn probiotic có trong hành cũng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Nên ăn hành, tỏi để bổ sung kháng sinh tự nhiên tốt cho tiêu hóa và miễn dịch

2.3. Canh hầm hoặc súp

Hoạt động của hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể, bao gồm cả hoạt động của hệ miễn dịch. Như vậy, muốn hệ miễn dịch hoạt động tốt, vắc xin Covid-19 đạt hiệu quả tạo kháng thể tốt nhất thì bạn cần nuôi dưỡng một đường ruột khỏe mạnh.

Các loại canh hầm, súp từ các loại rau củ quả giàu chất xơ cùng với các gia vị, dược liệu tự nhiên là loại thức ăn đặc biệt tốt cho đường ruột. Hãy bổ sung nhiều hơn các món canh hầm và súp trước cũng như sau khi tiêm vắc xin.

2.4. Nghệ

Trong nghệ chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: curcuminoid, protein, các chất vi cơ và hợp chất vi lượng, tinh dầu nghệ,... Tác dụng của các chất này là có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin.

2.5. Việt quất

Việt quất là loại quả rất giàu chất chống oxy hóa cùng các loại Vitamin như: Vitamin C, E, K, B2, B6,... có tác dụng tăng cường nồng độ serotonin, thúc đẩy nhiều quá trình sinh học của cơ thể.

Ngoài những thực phẩm trên, các chuyên gia khuyên những người chuẩn bị tiêm vắc xin nên uống nhiều nước, nhất là 4 thời điểm trong ngày bao gồm: buổi sáng sau khi thức dậy, thời điểm giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều và giữa buổi chiều – tối.

Nên uống nhiều nước trước khi tiêm vắc xin Covid-19

Để hạn chế tác dụng phụ, nên ăn no, nghỉ ngơi đầy đủ trước khi tiêm vắc xin, không nên thức quá khuya hoặc làm việc mệt nhọc. Nên chủ động sắp xếp công việc để có thể nghỉ ngơi phù hợp.

3. Lưu ý khác trước khi tiêm chủng Covid-19

Ngoài chuẩn bị về sức khỏe và tinh thần, để quá trình tiêm chủng và cập nhật thông tin nhanh chóng, cần lưu ý chuẩn bị một số điều sau:

3.1. Giấy tờ cá nhân

Giấy tờ cá nhân nên chuẩn bị khi đi tiêm chủng gồm: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, phiếu tiêm vắc xin, đơn thuốc,...

3.2. Chuẩn bị dụng cụ bảo vệ

Khi đi tiêm chủng, cần lưu ý đeo khẩu trang, vệ sinh sát khuẩn tay thường xuyên, tuân thủ thông điệp 5K để ngăn ngừa Covid-19 lây lan.

3.3. Tải ứng dụng PC-Covid-19 trên điện thoại để khai báo thông tin nhanh chóng

Cần thông tin cho cán bộ y tế nếu bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc tiêm chủng hoặc có tiền sử dị ứng thuốc, phản vệ sau tiêm vắc xin. Các đối tượng đặc biệt sẽ có thể phải dời lịch tiêm chủng như: phụ nữ mang thai dưới 13 tuần, người mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính nghiêm trọng,...

Người mắc bệnh mạn tính nặng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên tiêm vắc xin Covid -19 không

Việc chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận trước khi tiêm chủng không những giúp bạn có tình trạng sức khỏe tốt nhất sau tiêm mà còn đạt được miễn dịch cao nhất. Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc nắm được trước khi tiêm vaccine cần làm gì. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ đề