Trường hợp xảy ra phản ứng với dung dịch Na2CO3 là

CHUYÊN ĐỀGIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG, VIẾT PHTHHGV: Đinh Thị Ngọc YếnSĐT: 0366252825Email: ngocyen3389gmail.com*Yêu cầu:- HS đọc và nắm vững các kiến thức cơ bản- Đọc hiều và vận dụng kiến thức lí thuyết làm bài tập- HS đọc các ví dụ, các bài tập có hướng dẫn .- HS làm bài tập ở phần bài tập áp dụng [ có thể sử dụng kiến thức đã nêu ở trên]- HS làm bài vào giấy và gửi bài bằng đường bưu điệnĐịa chỉ: Đinh Thị Ngọc Yến - Trường TH&THCS Kim Tiến - Kim Bơi - Hịa BìnhA. Lý thuyết- Cần lưu ý các trường hợp kim loại phản ứng với nước trong dung dịch, sự thay đổimàu sắc, tạo ra kết tủa, tạo ra chất khí, phản ứng của kim loại lưỡng tính và hợp chất củachúng, các hợp chất không tồn tại, . . .- Phải nêu đầy đủ các hiện tượng xảy ra [ chất rắn bị tan, xuất hiện kết tủa, sủi bọt khí,sự đổi màu, mùi , toả nhiệt, cháy , nổ ]. Viết đầy đủ các phương trình hóa học để minh họa.- Các hiện tượng và các PTHH phải được sắp xếp theo trình tự của thí nghiệm.- Cần lưu ý :*] Một số trường hợp chất sản phẩm bị phản ứng với chất tham gia cịn dư .Ví dụ: Cho NaOH dư vào dung dịch AlCl3AlCl3 + 3NaOH → Al[OH]3 ↓ + 3NaCl [1]Al[OH]3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O [1’]Tổng hợp [1] và [2] ta có :AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O [2 ]Vì vậy kết tủa tồn tại hoặc không tồn tại là phụ thuộc vào lượng NaOH.*] Một số trường hợp có phản ứng với nước : như kim loại kiềm, oxit bazơ kiềm, oxitaxit.B. Bài tậpI. Bài tập minh hoạVD 1: Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng khi cho mẫu Na vàodung dịch AlCl31 Đáp án: Các hiện tượng thấy được là: Na tan ra, có khí thốt ra [H 2], trong dung dịchxuất hiện kết tủa keo trắng [Al[OH]3], kết tủa có thể tan ra.+ Các phản ứng minh họa:2Na + 2 H2O2NaOH + H2→3NaOH + AlCl3→Al[OH]3 + NaOHAl[OH]3 + 3NaCl→NaAlO2 + 2H2OVD 2: Dự đốn hiện tượng và giải thích bằng các phản ứng hóa học khi:Trường hợp 1: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch AlCl3Trường hợp 2: Nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 cho đến dư vào dung dịch NaOHĐáp án:Trường hợp 1: lúc đầu AlCl3 dư nên xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó đến lượt NaOHdư nên kết tủa tan dần.3NaOH + AlCl3[dư]Al[OH]3 + NaOH→→Al[OH]3 + 3NaClNaAlO2 + 2H2OTrường hợp 2: lúc đầu NaOH dư nên bao nhiêu kết tủa vừa sinh ra bị hịa tan ngay, sauđó đến lượt AlCl3 dư và phản ứng dừng lại. Do đó trong trường hợp này không xuất hiện kếttủa.4NaOH[dư] + AlCl3→NaAlO2 + 3NaCl + 2 H2OVD3: Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hố học [nếu có] trong các trường hợpsau:a.Cho dung dịch natri hiđroxit vào dung dịch sắt [II] clorua.b.Thả mẩu natri vào dung dịch đồng [II] sunfat.Đáp án:a. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, sau đó kết tủa chuyển dần sang màu nâu đỏ.2NaOH + FeCl2  Fe[OH]2 + 2NaCl4Fe[OH]2 + 2H2O + O2  4Fe[OH]3b. Có khí khơng màu bay lên.Xuất hiện kết tủa màu xanh lơ.2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2CuSO4 + 2NaOH -> Cu[OH]2 + Na2SO4VD4: Một hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu được chia làm 3 phần A, B, C đều nhau- Phần A tác dụng với dung dịch NaOH dư- Phần B tác dụng với dung dịch HCl dư- Phần C tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội dưTrình bày hiện tượng hoá học xảy ra và viết PTHH minh họa2 Đáp án:Khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thì có bọt khí H 2 thốt ra khỏi dung dịchliên tục, kim loại bị hoà tan hết là Al, cịn Fe, Cu khơng tan.2Al +2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑- Khi cho B tác dụng với dung dịch HCl dư , có bọt khí H 2 thốt ra khỏi dung dịch liêntục. Kim loại bị tan hết là Fe, Al cịn Cu khơng tan2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑- Khi cho C tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thì có khí màu nâu thốt rakhỏi dung dịch. Kim loại bị hồ tan hết đó là Cu, cịn Al, Fe khơng hồ tan.VD5. Hãy nêu và giải thích bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trongtừng thí nghiệm sau:a. Cho NaOH dư tác dụng với dung dịch FeCl 2. Sau đó lấy kết tủa thu được để lâu trongkhơng khí.b. Cho viên Na vào cốc đựng dung dịch AlCl3.Đáp án:+ Ban đầu viên Na tan dần đến hết, xuất hiện khí khơng màu thốt ra, có kết tủa keo:2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑3NaOH + AlCl3Al[OH]3 + 3NaCl→↓+ Sau đó kết tủa keo tan dần tạo thành dung dịch:Al[OH]3 + NaOHNaAlO2 + 2H2O→II.Bài tậpBài 1. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh hoạ khi cho.a. Từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3b. Từ từ dòng khí CO2 đến dư vào cốc đựng dung dịch Ca[OH]2c. Từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2d. Từ từ đến dư dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm đựng bột Fee. Sau khi làm thí nghiệm, có các khí thải độc hại là: HCl, H 2S, CO2, SO2. Em có thểdùng chất nào để loại bỏ các khí độc trên tốt nhấtBài 2. Dự đốn hiện tượng xảy ra và viết phương trình hố học minh hoạ.a. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.b. Cho Cu vào dung dịch FeCl3.c. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.d. Sục khí CO2 vào nước vơi trong đến dư.Bài 3. Nêu các hiện tượng xảy ra và viết phương trình hố học minh hoạ khi.a. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.b. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.3 c. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.d. Cho từ từ khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.Bài 4. Hãy nêu và giải thích bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trongtừng thí nghiệm sau:a. Cho NaOH dư tác dụng với dung dịch FeCl 2. Sau đó lấy kết tủa thu được để lâutrong khơng khí.b. Cho viên Na vào cốc đựng dung dịch AlCl3.Bài 5. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết PTHH minh hoạ khi:1. Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch nước vôi trong; dung dịch NaAlO2.2. Cho từ từ dung dịch axit HCl vào dung dịch Na2CO3.3. Cho Na vào dung dịch MgCl2, NH4Cl.4. Cho Na vào dung dịch CuSO4, Cu[NO3]2.5. Cho Ba vào dung dịch Na2CO3, [NH4]2CO3, Na2SO4.6. Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư7.Sau khi làm thí nghiệm, có các khí thải độc hại là: HCl, H 2S, CO2, SO2. Em có thểdùng chất nào để loại bỏ các khí độc trên tốt nhất?Bài 6.1. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, Al2[SO4]3.2. Cho Cu [ hoặc Fe ] vào dung dịch FeCl3.3. Cho từ từ đến dư bột Fe vào hỗn hợp dung dịch gồm AgNO3 và Cu[NO3]2.4. Sục từ từ NH3 vào dung dịch AlCl35. Cho Na vào dung dịch Al2[SO4]36 Cho K vào dung dịch FeSO47. Hồ tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 lỗng.Bài 7. Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có thể xảy ra khi tiến hành cácthí nghiệm sau:a] Đốt dây sắt trong trong bình đựng khí clo, để nguội, sau đó đổ nước vào bình lắc nhẹ,rồi nhỏ từ từ dung dịch natri hidroxit vào bình.b] Cho mẩu đá vôi vào dung dịch axit axetic.c] Sục lượng dư khí axetilen vào bình đựng dung dịch nước brom.d] Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào cốc đựng dung dịch Ca[OH] 2 lỗng, sauđó nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric tới dư vào cốc.4 5

Câu 156596: [2,0 điểm]


1. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng hóa học trong mỗi trường hợp sau:


- Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào cốc đựng dung dịch NaOH loãng có pha vài giọt quì tím.


- Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch đựng nước vôi trong.


- Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3


- Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm đã chứa sẵn một lượng đường kính trắng.


2. Có 6 lọ dung dịch được đánh số ngẫu nhiên từ 1 đến 6. Mỗi dung dịch chứa một chất tan trong số các chất: BaCl2; H2SO4; NaOH; MgCl2; Na2CO3; HCl. Người ta tiến hành các thí nghiệm và thu được kết quả như sau:


- Thí nghiệm 1: Dung dịch 2 cho kết tủa khi tác dụng với các dung dịch 3 và 4.


- Thí nghiệm 2: Dung dịch 6 cho kết tủa khi tác dụng với các dung dịch 1 và 4.


- Thí nghiệm 3: Dung dịch 4 cho khí bay lên khi tác dụng với các dung dịch 3 và 5.


Hãy xác định số thứ tự của các lọ dung dịch trên và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.


3. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa M và dung dịch N. Cho Al dư vào dung dịch N thu được khí P và dung dịch Q. Lấy dung dịch Q cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa T. Xác định M, N, P, Q, T.

Xác định kim loại M [Hóa học - Lớp 10]

1 trả lời

Số oxi hóa của clo trong các chất sau là [Hóa học - Lớp 10]

1 trả lời

GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM.

I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ

: - Phải nêu đầy đủ các hiện tượng xảy ra [ chất rắn bị tan, xuất hiện kết tủa, sủi bọt khí, sự đổi màu, mùi , toả nhiệt, cháy , nổ … ]. Viết đầy đủ các phương trình hóa học để minh họa. - Các hiện tượng và các PTHH phải được sắp xếp theo trình tự của thí nghiệm.

Cần lưu ý :


1. Thứ tự xảy ra phản ứng: VD 1: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3. Hiện tượng ? - Khi cho từ từ HCl vào Na2CO3 thì sau một thời gian thấy có bọt khí không màu thoát ra. PTHH: Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O. VD 2: Cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl. Hiện tương? - Khi cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl thì thấy có bọt khí không màu thoát ra ngay. PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O.

2. Một số trường hợp chất sản phẩm bị phản ứng với chất tham gia còn dư.

- Khi cho CO2/ SO2 tác dụng với Ca[OH]2/Ba[OH]2: - Khi cho dung dịch kiềm như NaOH/KOH tác dụng với dung dịch muối Al hoặc Zn [như ZnCl2, AlCl3, Al2[SO4]3,…]

VD 1: Cho NaOH từ từ đến dư vào dung dịch AlCl3 [hoặc ZnCl2]

AlCl3 + 3NaOH → Al[OH]3 + 3NaCl Al[OH]3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Vì vậy kết tủa tồn tại hoặc không tồn tại là phụ thuộc vào lượng NaOH.

=> Hiện tương : Ban đầu có kết tủa trắng keo, sau đó khi cho tiếp NaOH thì kết tủa tăng đến cực đại sau đó tan dần tạo dung dịch trong suốt, không màu.

3. Một số trường hợp có phản ứng với nước : như kim loại kiềm, oxit bazơ kiềm, oxit axit.


VD: Cho Na + dd CuCl2 thì: dung dịch sủi bọt và có xuất hiện kết tủa màu xanh lơ. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 [ sủi bọt khí] 2NaOH + CuCl2 → Cu[OH]2 ¯ + 2NaCl [ dd xanh lam ] [ kết tủa xanh lơ ] VD2: Khi cho kim loại kiềm, hoặc oxit của nó vào dd axit thì axit tham gia phản ứng trước nước.

Ví dụ: Cho Na + dd HCl thì: pư mạnh [ nổ ] và có sủi bọ khí.

Đầu tiên : 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

Sau đó : 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 [ khi axit HCl hết thì mới xảy ra phản ứng này]


* ] Khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 axit, hoặc một muối [ và ngược lại] thì phản ứng nào có khoảng cách 2 kim loại xa hơn sẽ xảy ra trước. [ theo dãy hoạt động của kim loại ]. Ví dụ : Cho hỗn hợp Fe,Zn + dung dịch CuCl2 thì thứ tự phản ứng như sau: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp: AgNO3 và Cu[NO3]2 thì thứ tự phản ứng như sau: Fe + 2AgNO3 → Fe[NO3]2 + 2Ag Fe + Cu[NO3]2 → Fe[NO3]2 + Cu

II- BÀI TẬP ÁP DỤNG VÀ NÂNG CAO:
1]
Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi cho Na lần lượt vào các dung dịch sau đây:

a] dung dịch CuSO4 ; b] dung dịch Al2[SO4]3 ; c] dung dịch Ca[OH]2 d] dung dịch Ca[HCO3]2 ; e] dung dịch NaHSO4 ; g] dung dịch NH4Cl

Hướng dẫn:

a] có sủi bọt khí và xuất hiện kết tủa xanh lơ. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 CuSO4 + 2NaOH → Cu[OH]2 + Na2SO4 b] đầu tiên có sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan ra [ nếu NaOH có dư ]. Ba + 2H2O → Ba[OH]2 + H2 6NaOH + Al2[SO4]3 → 2Al[OH]3 + 3Na2SO4 Al[OH]3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O c] Natri tan ra, dung dịch sủi bọt: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 d] Natri tan ra, dung dịch sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa. 2NaOH + Ca[HCO3]2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O e] Natri tan ra, dung dịch sủi bọt khí , nổ vì pư rất mãnh liệt. NaHSO4 + Na → Na2SO4 + ½ H2 g] ban đầu xuất hiện khí không mùi, sau đó có khí mùi khai. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O [ do NH4OH không bền ]

2] Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH cho các thí nghiệm sau:

a] Cho từ từ Na2CO3 vào dung dịch HCl. b] Cho từ từ dd HCl vào Na2CO3 . c] Cho AlCl3 vào dung dịch NaOH dư. d] Cho dung dịch NaOH vào dd AlCl3 dư. e] Cho Zn vào dung dịch Fe2[SO4]3 dư. g] Sục từ từ CO2 vào dung dịch Ca[OH]2 đến khi kết thúc rồi đun nóng dung dịch thu được.

Hướng dẫn :


* Câu a,b: kết quả ở 2 TN là khác nhau: - Nếu cho Na2CO3 vào HCl thì ban đầu HCl dư ® có khí thoát ra ngay: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 [ HCl không hấp thụ được CO2] Khi Na2CO3 có dư thì trong dung dịch không có chất nào pư với nó. - Nếu cho HCl vào Na2CO3 thì ban đầu Na2CO3 dư nên không có khí thoát ra: Na2CO3 + HCl → NaCl + NaHCO3 [ Na2CO3 hấp thụ được CO2 ® NaHCO3] Khi HCl cớ dư thì mới có CO2 thoát ra : NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

* Câu c,d: kết quả ở 2 TN là khác nhau:

- Nếu cho AlCl3 vào NaOH : đầu tiên NaOH dư, nên kết tủa tạo ra bị tan ngay [ dư AlCl3 sẽ có KT] AlCl3 + NaOH → NaCl + NaAlO2 + H2O [ Al[OH]3 chuyển thành NaAlO2 + H2O ] - Nếu cho NaOH vào AlCl3 thì đầu tiên AlCl3 dư nên kết tủa tạo ra liên tục đến cực đại. AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al[OH]3 [ Al[OH]3 không tan trong AlCl3 dư ]. Khi NaOH dư thì kết tủa bắt đầu tan đến hết: Al[OH]3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

3] Cho a [mol] Mg vào dung dịch chứa đồng thời b [mol] CuCl2 và c [mol] FeCl2.

a] Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra theo trình tự. b] Hãy thiết lập mối liên hệ giữa a,b,c để sau khi kết thúc thí nghiệm thu được một dung dịch có chứa: ba muối, hai muối ; một muối .

Hướng dẫn: Vì độ hoạt động của các kim loại là : Mg > Fe > Cu nên thứ tự các phản ứng xảy ra:

Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu [1] b b [mol] Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe [2] c c [mol] -Nếu sau pư thu được 3 muối : MgCl2, CuCl2, FeCl2 => sau pư [1] còn dư CuCl2 : a < b. -Nếu sau pư thu được 2 muối: MgCl2, FeCl2 => sau pư [2] còn dư FeCl2 : b [tex]\leq[/tex] a < b + c . -Nếu sau pư thu được 1 muối : MgCl2 CuCl2 và FeCl2 pư hết: a [tex]\geq[/tex] b + c.

4] Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho KHSO4 lần lượt vào các cốc đựng sẵn : dd Na2CO3 , dd [NH4]2CO3, dd BaCl2, dd Ba[HCO3]2, Al, Fe2O3.


5] TN1: Khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 thấy có kết tủa nâu đỏ và bay ra một khí làm đục nước vôi. Nhiệt phân kết tủa này thì tạo ra một chất rắn màu đỏ nâu và không sinh ra khí nói trên. TN2: Cho Ba[HCO3]2 vào dung dịch ZnCl2 thì thu được kết tủa, khí thoát ra cũng làm đục nước vôi trong. Hãy giải thích các thí nghiệm bằng các phương trình phản ứng.

Hướng dẫn :

* TN1: Fe2[CO3]3 bị nước phân tích [ coi như phân hủy ra axit và bazơ ] nên ta có pư: 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 6NaCl + 2Fe[OH]3 + 3CO2 2Fe[OH]3 → [to] Fe2O3 + 3H2O * TN2: trong dung dịch thì Ba[HCO3]2 có tính kiềm [Coi như Ba[HCO3]2 = Ba[OH]2 . 2CO2

Ba[HCO3]2 + ZnCl2 → Zn[OH]2 + BaCl2 + 2CO2 [ pư khó ]


6] Nêu hiện tượng xảy ra cho mỗi thì nghiệm và giải thích: a] Cho SO2 lội chậm qua dd Ba[OH]2 , sau đó thêm nước vôi trong vào dung dịch thu được. b] Hòa tan Fe bằng dd HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH vào dung dịch, để lâu ngoài không khí. c] Cho AgNO3 vào dung dịch AlCl3 , nhỏ tiếp vài giọt quì tím và để ngoài ánh sáng. d] Cho HCl đặc tác dụng với KMnO4, sau đó cho AgNO3 vào dung dịch thu được. e] Sục khí CO2 đi chậm vào dung dịch NaAlO2.

7] Khi trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch H3PO4 thì không thấy kết tủa xuất hiện. Nếu thêm dung dịch NaOH thì có kết tủa màu vàng, nếu thêm tiếp dung dịch HCl thì kết tủa màu vàng chuyển thành kết tủa màu trắng. Giải thích các hiện tượng bằng phản ứng hóa học.


8] Tìm muối X vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH thỏa mãn điều kiện sau đây: a] Cả 2 phản ứng đều thoát khí. b] Phản ứng với HCl → khí, phản ứng với NaOH → tạo tủa. c] Cả 2 phản ứng đều tạo kết tủa.

Hướng dẫn :


a] X phải là muối amoni vì tác dụng với kiềm có thoát khí. X tác dụng HCl sinh khí, nên phải mang gốc axit dễ phân hủy. Chọn [NH4]2CO3 b] X là muối cacbonat và tạo kết tủa với NaOH nên phải là muối axit : Ca[HCO3]2

c] X tạo kết tủa với HCl X có Ag. Chọn AgNO3.


9] Hỗn hợp A gồm : Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong dd NaOH dư => rắn A1, dung dịch B1 và khí C1. Cho khí C1 dư tác dụng với A nung nóng thì được rắn A2. Cho A2 tác dụng với H2SO4 đặc, nguội được dd B2. Cho B2 tác dụng với dd BaCl2 → kết tủa B3. Viết các PTHH xảy ra.
10] Có những thay đổi gì khi để lâu ngày những bình hở miệng chứa các dung dịch sau đây: nước clo, nước brom, nước H2S, nước vôi trong, nước Javen [ NaCl, NaClO]. Hướng dẫn: các chất Cl2, Br2 tác dụng với H2O. H2S tác dụng O2 → S [ đục] + H2O. Còn dung dịch NaClO tác dụng với CO2 → NaHCO3 + HClO.

Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo ở nhiều nguồn. Xin chân thành cảm ơn !!!

Reactions: thuyduongne113, Nh A nè các bạn, Nguyễn Linh_2006 and 2 others