Từ năm 1986 1989 những mặt hàng xuất khẩu nào có giá trị lớn ở việt Nam

3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày đến ngày 15-18/12/1986. Nhằm mục tiêu dảm bảo nhu cầu lương thực, hàng thiết yếu của xã hội, tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, Đảng ta đã đề ra ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chư­ơng trình về lư­ơng thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, nhằm đạt mục tiêu dưới đây khi kết thúc chặng đư­ờng đầu tiên:

- Bảo đảm nhu cầu l­ương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng l­ương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động.

- Đáp ứng đư­ợc nhu cầu của nhân dân về những hàng tiêu dùng thiết yếu.

- Tạo đ­ược một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng đ­ợc phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật t­ư, máy móc, phụ tùng và những hàng hoá cần thiết.

Ba ch­ương trình mục tiêu là nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải đ­ược tập trung cao độ sức ngư­ời, sức của để thực hiện. Phải kết hợp việc xây dựng các ngành kinh tế - kỹ thuật với việc phát huy thế mạnh của từng vùng, từng tỉnh, thành phố theo h­ớng mở rộng sản xuất và l­u thông hàng hoá, chú trọng xây dựng kinh tế trên địa bàn huyện; sử dụng đúng đắn và liên kết các thành phần kinh tế, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh.

Các chư­ơng trình này phải đ­ược cân đối giữa mục tiêu, phư­ơng tiện và biện pháp; giải quyết đồng bộ cả về tổ chức sản xuất, khoa học - kỹ thuật và chính sách kinh tế.

Ba chư­ơng trình này định hư­ớng cho việc sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trư­ớc hết là bố trí lại cơ cấu sản xuất và điều chỉnh lớn cơ cấu đầu t­ư nhằm khai thác có hiệu quả khả năng lao động, đất đai và cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có.

Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ng­ nghiệp thật sự là mặt trận hàng đầu, đ­ược ư­u tiên đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư­, về năng lượng, vật t­ư và lao động kỹ thuật; tập trung tr­ước hết cho những vùng trọng điểm nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, đáp ứng cho đư­ợc nhu cầu về hàng tiêu dùng thông th­ường, về chế biến nông, lâm, thuỷ sản, tăng nhanh hàng gia công xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu khác. Tiếp tục xây dựng một số cơ sở công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng, tr­ước hết là năng lư­ợng và giao thông vận tải, phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm phục vụ thiết thực các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đư­ờng đầu tiên, và chuẩn bị tiền đề cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá trong chặng đư­ờng tiếp theo. Mở rộng các loại hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, lư­u thông, đời sống và du lịch.

Tăng cường và kết hợp chặt chẽ hoạt động của các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Tăng mức đầu tư­, đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức lại lực l­ượng khoa học kỹ thuật, làm cho khoa học, kỹ thuật gắn chặt với sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả thiết thực, trở thành một bộ phận của lực l­ượng sản xuất xã hội. Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật nhằm tr­ước hết phục vụ ba chư­ơng trình mục tiêu.

Khẩn tr­ương sửa đổi, bổ sung các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách về cung ứng vật tư­, l­ưu thông hàng hoá, giá, thuế, tín dụng, tiền lương... nhằm khuyến khích các cơ sở và công nhân, nông dân, thợ thủ công hăng hái phát triển sản xuất.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Tham gia ngày càng rộng rãi vào sự phân công lao động quốc tế, trư­ớc hết và chủ yếu là phát triển quan hệ phân công, hợp tác toàn diện với Liên Xô, với Lào và Campuchia, với các n­ước khác trong Hội đồng t­ương trợ kinh tế. Chủ động cùng các nư­ớc anh em xây dựng và thực hiện chư­ơng trình của Hội đồng tư­ơng trợ kinh tế giúp đỡ Việt Nam, chư­ơng trình tổng hợp tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến năm 2000 của Hội đồng t­ương trợ kinh tế. Tích cực phát triển quan hệ kinh tế và khoa học, kỹ thuật với các n­ước khác, với các tổ chức quốc tế và tư­ nhân n­ước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Thực hiện nghiêm túc các cam kết của nư­ớc ta trong quan hệ kinh tế với n­ước ngoài.

Ðổi mới sản xuất lúa - khởi động quá trình đổi mới nông nghiệp

Nghị quyết số 10 NQ/T.Ư về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là quyết sách có tác dụng trực tiếp, tạo ra những chuyển biến căn bản và sâu rộng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Nghị quyết 10 là bước phát triển tất yếu của quá trình đổi mới, chủ trương giao cho nông dân quyền quản lý đối với đất đai và các tư liệu sản xuất chính, quyền chủ động lớn hơn trong tổ chức sản xuất, cơ hội lớn hơn để hưởng các sản phẩm làm ra. Về thực chất, đây là bước chuyển chủ thể quản lý từ hợp tác xã sang hộ gia đình. Nhìn lại giai đoạn khó khăn này, để thấy rằng, nhờ Ðảng và Nhà nước tháo gỡ các cơ chế trói buộc, cho nên đã giải quyết một bước quan trọng về lương thực. Năm 1988, nước ta tiếp tục phải nhập khẩu 199,5 nghìn tấn lương thực. Ðột nhiên năm 1989, nước ta xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu trong các năm tiếp theo. Mười năm sau, năm 1999, nước ta xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 12%/năm. Và năm 2005, nước ta xuất khẩu đạt kỷ lục 5,2 triệu tấn, vượt hơn nhiều so với kế hoạch.

Có thể phân định quá trình đổi mới sản xuất lúa gạo ở nước ta trong thời kỳ đổi mới thành các giai đoạn tiêu biểu: Thời kỳ đầu đổi mới là những năm 1985-1990 sản xuất lúa nước ta tăng chủ yếu là nhờ tăng năng suất và tăng vụ. Chính sách đổi mới đã tạo động lực mạnh mẽ để nông dân đầu tư công sức, chăm bón. Cho đến năm 1990-2000 diện tích canh tác trồng lúa được mở rộng nhờ phát triển thủy lợi và khai hoang. Trong mười năm 1991-2000, diện tích sản xuất lúa gạo tăng liên tục từ 6,3 triệu ha lên 7,67 triệu ha. Trước nay, lúa gạo được tiến hành sản xuất rộng lớn trên khắp 64 tỉnh, thành phố, đều được gieo trồng ở cả ba vụ sản xuất. Trong quá trình hình thành và xây dựng đất nước, nước ta có hai vùng đồng bằng châu thổ lớn chủ yếu trồng lúa là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Có thể cho rằng, trong những năm đổi mới hai vùng châu thổ này đã được xây dựng ngày một hoàn thiện, tạo sức bật cho sản xuất lúa gạo và cả ngành nông nghiệp. Ngoài những tác động to lớn nhờ đổi mới cơ chế, thúc đẩy sự tự chủ trong sản xuất của nông dân, thành tựu xuất khẩu gạo trong những năm đổi mới có được còn là nhờ chủ trương đúng đắn của Ðảng và Nhà nước về phát triển thủy lợi tại các đồng bằng châu thổ này. Hàng nghìn tỷ đồng đã được tập trung đầu tư thủy lợi ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cho đến nay vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả. Sản lượng lúa năm 2002 đạt 34 triệu tấn tăng so với năm 1991 là 14,4 triệu tấn (tăng 74,8%), bình quân mỗi năm tăng 1,225 triệu tấn. Ðây chính là thành tựu vượt bậc của hơn 10 triệu hộ nông dân cả nước cùng với các cấp, các ngành trung ương và địa phương. Một đất nước với mức dân số tăng gần 1,5 triệu người/năm và đã từng phải nhập khẩu lương thực đến một triệu tấn/năm, trong thời kỳ đổi mới bỗng vượt lên thành một nước mạnh về sản xuất lương thực và xuất khẩu gạo. Ðó là một minh chứng cho sự đổi thay kỳ diệu của đất nước trong những năm đổi mới.

Bức tranh nông nghiệp đã thay đổi

Cho đến nay, hiện trạng sản xuất lúa gạo của nước ta đã đổi thay rất nhiều. Mặc dù lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của nông nghiệp Việt Nam, có vị trí hết sức quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu nông sản (chiếm khoảng 25%) nhưng diện tích trồng lúa lại đang thu hẹp dần. Tính riêng về diện tích trồng lúa so với tổng diện tích gieo trồng chung cả nước năm 1991 chiếm tới 70%, đến năm 2001 còn 60%. Tuy nhiên, nhờ các tiến bộ khoa học được áp dụng, khả năng thâm canh của nông dân được nâng cao, cho nên năng suất, sản lượng lúa vẫn tăng. Năm 2001, diện tích lúa giảm 182 nghìn ha. Nhiều vùng đã chuyển đất một vụ lúa mùa, năng suất thấp, bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Từ năm 2002 đến nay, diện tích trồng lúa liên tục giảm, nhường diện tích đất gieo trồng các loại cây khác hiệu quả hơn. Ðiển hình là năm 2005, diện tích lúa giảm 340 nghìn ha. Tuy nhiên, trong năm năm gần đây, mỗi năm sản lượng lúa vẫn tăng trung bình 700 nghìn tấn. Công cuộc chuyển dịch cơ cấu, trong đó việc quan trọng là giảm diện tích lúa chuyển sang các cây trồng khác cho lợi nhuận cao đang làm bức tranh nông nghiệp nước ta đổi thay từng ngày. Có thể nhận định công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đi từ chiều rộng đến chiều sâu. Giá trị trên một ha đất canh tác tăng từ 17 triệu đồng/ha lên 24 triệu đồng/ha, bình quân cả nước sau năm năm (2000-2005). Riêng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đạt gần 40 triệu đồng/ha. Các sản phẩm nông nghiệp phong phú, đa dạng, thể hiện sự phát triển toàn diện của ngành nông nghiệp. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm sản năm 2005 đạt 5,8 tỷ USD, tăng 29% so với năm trước, gấp hai lần kim ngạch năm 2001. Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, gạo vẫn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Khi thị trường xuất khẩu nông-lâm sản mở rộng sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thì hạt gạo Việt Nam cũng đã có mặt hơn 40 nước. Hạt gạo Việt Nam cũng đã góp phần đưa vị thế nước ta ngày càng cao trên thế giới.

Ổn định thị trường lúa gạo, giữ vững an ninh lương thực quốc gia

Có được các thành tựu trong xuất khẩu gạo cũng phải ghi nhận thành tích của các đơn vị thu mua, xuất khẩu lương thực. Trong những năm qua, việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho nông dân đã huy động  được nhiều thành phần kinh tế tham gia. Ở miền bắc và miền trung việc mua trực tiếp lúa gạo của nông dân được phần lớn các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhỏ thực hiện. Tuy nhiên, khi có hiện tượng "sốt giá" thì có sự can thiệp mạnh mẽ của doanh nghiệp nhà nước, trực tiếp là Tổng công ty lương thực miền bắc tham gia điều tiết thị trường. Hàng chục năm qua, thị trường lúa gạo miền bắc khá ổn định. Ngoài việc đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu tới các thị trường truyền thống, Tổng công ty lương thực miền bắc đã tham gia xuất khẩu gạo vào các thị trường khó tính trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia... Bên cạnh đó, tổng công ty còn có nhiệm vụ quan trọng là đáp ứng nhu cầu lương thực cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc miền núi. Ở vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, việc tiêu thụ lúa cho nông dân, ngoài các doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò chủ đạo còn có lực lượng đông đảo là các chủ vựa có phương tiện vận tải và kho chứa... Do có sự điều tiết của Nhà nước, việc nhanh chóng ban hành các chính sách hợp lý về tiêu thụ lúa gạo cho nông dân gắn với lợi ích doanh nghiệp... đã tạo nên một thị trường lúa gạo ổn định. Có thể nói, cả nước là một thị trường thống nhất, xóa bỏ mọi hình thức ngăn sông cấm chợ, chính sách cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh, chính sách đầu tư thủy lợi, công nghiệp chế biến, tiêu thụ lúa gạo... đã góp phần quan trọng vào phát triển ngành lúa gạo nước ta.

Trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước hôm nay, cần tiếp tục xác định vai trò quan trọng của việc sản xuất lúa gạo. Ðây là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Ðể giải quyết nhu cầu ăn của đất nước ta trong tương lai sẽ là 100 triệu người, giải quyết thức ăn cho chăn nuôi với nhu cầu ngày càng lớn về thịt, trứng, sữa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nhất là đối phó với khả năng xuất hiện khủng hoảng lương thực toàn cầu thì an toàn lương thực quốc gia vẫn là "chìa khóa" bảo đảm cho sự ổn định về chính trị, xã hội của đất nước. Với nhận thức đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng chiến lược phát triển lúa gạo của Việt Nam trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là: Phát triển sản xuất lúa gạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia theo hướng sản xuất hàng hóa, điều  chỉnh cơ cấu lúa gạo, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, gắn chế biến và tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước về lương thực với dân số lên tới 90 triệu người vào năm 2010 và ổn định xuất khẩu về số lượng nhưng chất lượng và giá trị ngày một tăng. Từ nhận thức đó, mục tiêu cụ thể trong việc sản xuất lúa gạo nước ta là duy trì bốn triệu ha đất canh tác lúa; giữ ổn định sản lượng lúa đến năm 2010 là 36 triệu tấn. Duy trì xuất khẩu khoảng bốn triệu tấn gạo/năm. Xây dựng vùng sản xuất lúa xuất khẩu một triệu ha ở đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao năng lực chế biến và kỹ năng kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Có một tín hiệu vui ngay trong quý I năm nay, các doanh nghiệp nước ta đã xuất khẩu được 1,5 triệu tấn gạo. Các hợp đồng đã ký là hai triệu tấn. Tổng giám đốc Tổng công ty lương thực miền bắc, Trần Bá Hoàn, khi trao đổi với chúng tôi còn khẳng định: "Việt Nam đã là một nước mạnh về xuất khẩu gạo. Lượng gạo chúng ta xuất khẩu chiếm gần một phần tư lượng gạo bán trên thị trường thế giới. Vì thế, không lẽ gì chúng ta lại không thể tiếp tục nâng cao vị thế hạt gạo Việt Nam trên trường quốc tế".

       NGÔ HỒNG GIANG
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Video liên quan

Chủ đề