Ưu nhược điểm của tỷ giá hối đoái cố định

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Nhằm ổn định lại sự phát triển thương mại quốc tế và thiết lập một trật tự thế giới mới sau thế chiến thứ hai, Mỹ, Anh và 42 nước đồng minh đã họp hội nghị tại Bretton Woods (Mỹ) tháng 7/1944 để bàn bạc xây dựng hệ thống tiền tệ và thanh toán chung. Hội nghị được đánh giá là hội nghị thành công nhất thế kỷ. Tại đây 56 nước ký tên hiệp định chấp nhận thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và một chế độ tỷ giá hối đoái mới. Theo chế độ này, các nước cam kết duy trì giá trị đồng tiền của mình theo đồng USD hoặc theo nội dung vàng trong phạm vi biến động không quá ± 1% tỷ giá đăng ký chính thức tại quỹ. Nếu các nước tự thay đổi tỷ giá mà không được sự đồng ý của IMF thì sẽ bị phạt cấm vận. NHTW các nước phải can thiệp vào thị trường tiền tệ nước mình để giữ cho tỷ giá nước mình không thay đổi bằng cách mua bán đồng USD. Điều này cũng có nghĩa là các nước phải cùng nhau bảo vệ giá trị cho đồng USD. Đổi lại, Mỹ cam kết ổn định giá vàng ở mức 35USD/ounce vàng ( biến động giá cả không quá 24 cent/ounce). USD là đồng tiền chủ chốt số 1 với tiêu chuẩn giá cả 1USD = 0,88714 gram vàng.

Ví dụ: Trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng: 1USD = 5,55 FRF thì NHTW Pháp phải duy trì tỷ giá ở mức 1USD = 5,4945 FRF (5,55*99%) đến 1USD = 5,6055 FRF (5,5*101%).

Trong thời kỳ đầu cứ 1USD giấy phát hành ra đã có từ 4 đến 8 USD vàng bảo đảm. Lượng vàng đảm bảo đồ sộ như vậy nên cả thế giới tư bản chỉ lo có vàng để đổi lấy USD mà mua hàng Mỹ chứ không quan tâm đến việc USD có đổi lấy vàng được không. Chính vì vậy, các nước có xu hướng chuyển đổi từ dự trữ vàng sang dự trữ USD để tiết kiệm chi phí. USD đã trở thành tài sản dự trữ quốc tế của các nước vì Mỹ cam kết với các NHTW rằng sẽ chuyển đổi không hạn chế USD ra vàng. Các nước ngày càng mở rộng thương mại với Mỹ, gia tăng dự trữ USD của họ, khiến cho sức hút USD ra ngoài ngày càng tăng. Tổng khối lượng USD trên toàn thế giới vào cuối năm 1944là 28,5 tỷ USD, thì đến cuối năm 1968 đã lên đến gần 100 tỷ USD. Trong 25 năm độc quyền phát hành tiền tệ, Mỹ đã lợi dụng đồng USD để thu hút của cải các nơi trên thế giới về tay mình. Hàng trăm tỷ USD được thả lang thang đi khắp các nước mà không có gì bảo đảm, gây ra lạm phát USD. Chế độ Bretton Woods ngày càng bộc lộ những hạn chế mà bản thân nó không tự khắc phục được:

Dự trữ không tương xứng: Do quy mô thương mại quốc tế ngày càng tăng gắn liền với những dòng vận động tiền tệ lớn, đòi hỏi các NHTW phải mua và bán khối lượng lớn đồng USD để duy trì tỷ giá hối đoái đã thoả thuận. Về dài hạn, một số ngân hàng nhận thấy dự trữ USD và vàng của mình không đủ đáp ứng nhu cầu trên.

Các cuộc khủng hoảng có nguyên nhân đầu cơ: Khi có sự thay đổi về mức giá cả tương đối giữa các đổng tiền làm cho một số đồng tiền được đánh giá quá cao hoặc quá thấp. Vì tỷ giá là luôn cố định, việc các nhà đầu cơ mua, bán lượng tiền lớn khiến cho NHTW phải chi tiêu những lượng ngoại tệ lớn để cố gắng duy trì tỷ giá đã định theo thoả ước cho đến khi nó được thay đổi.

Sức ép từ tương quan thực tế giữa các đồng tiền: Sự tăng trưởng khác nhau về xuất nhập khẩu cũng như tỷ lệ lạm phát rất chênh lệch giữa các nước và hàng loạt các nhân tố tác động khác đã làm cho có sự thay đổi tương đối về giá trị tương đối giữa các đồng tiền xét về dài hạn. Vì vậy, một số nước đã xin thay đổi lại tỷ giá, gây sức ép cho tỷ giá cố định.

Vào những năm 60, bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, khoa học kỹ thuật phát triển làm cho các nước phục hồi kinh tế, thế giới chia làm 3 cực: Mỹ, Nhật và Tây Âu. Do đó, các nước đã xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ và Mỹ trở thành nước nhập siêu. Về phía mình, hàng hoá Mỹ không còn sức hấp dẫn như trước làm cho cán cân thương mại Mỹ thường xuyên thâm hụt, dự trữ vàng ngày càng giảm, nợ nước ngoài tăng, USD mất giá nghiêm trọng. Thêm vào đó Mỹ sa lầy vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam và một số nước khác khiến chính phủ Mỹ chi tiêu ngày càng nhiều tiền. Các nước khủng hoảng lòng tin với USD, đã chuyển đổi USD dự trữ ra vàng, làm cho dự trữ vàng của Mỹ giảm sút nhanh chóng. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, tổng thống Mỹ Nixon sau 2 lần tuyên bố phá giá: Lần 1(tháng8/1971) 1USD = 0,81gram vàng ròng và 42 USD = 1ounce vàng, lần 2 (tháng 3/1973) 1USD = 0,7369 gram vàng ròng và 45 USD = 1 ounce vàng. Đồng USD bị phá giá (-10%) thì chế độ tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods hoàn toàn sụp đổ.

Đây là chế độ tỷ giá hối đoái mà ở đó Nhà nước, cụ thể là NHTW tuyên bố sẽ duy trì tỷ giá giữa đồng tiền của quốc gia mình với một hoặc một số đồng tiền nào đó ở một mức độ nhất định. ở đây, NHTW đóng vai trò điều tiết lượng dư cầu hoặc dư cung về ngoại tệ để giữ tỷ giá hối đoái cố định bằng cách bán ra hoặc mua vào số dư đó.

Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế vì nó mang lại một môi trường ổn định, thuận lợi, ít rủi ro cho các hoạt động kinh doanh.

Buộc các chính phủ phải hoạch định và thực thi các chính sách vĩ mô.

Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tránh những xung đột về mục tiêu chính sách và những biến động về tỷ giá.

Thường chịu sức ép lớn mỗi khi xảy ra các cơn sốc từ bên ngoài hoặc từ thi trường hàng hoá trong nước, bởi khi đó mức chênh lệch thực tế quá lớn về giá trị giữa nội tệ và ngoại tệ sẽ dẫn đến phá vỡ mức cân bằng tỷ giá.

Chế độ tỷ giá cố định làm mất tính chủ động của chính sách tiền tệ, khiến cho NHTW gặp khó khăn trong việc thay đổi lượng tiền cung ứng.

Đặc biệt, nó làm cho các quốc gia dễ rơi vào tình trạng "nhập khẩu lạm phát" không mong muốn.

Với nền kinh tế ngày càng mở rộng , chuyển giao thương mại giữa các quốc gia được diễn ra mạnh mẽ và phổ biến. Việc thanh toán tiền tệ nhất thiết phải tiến hành hoạt động chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia thông qua tỷ giá hối đoái. Đây là một công cụ kinh tế vĩ mô vô cùng quan trọng đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội đặt ra. Tỷ giá hối đoái thả nổi được quyết định bởi hoạt động cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về dòng tỷ giá này, bài viết sau đây sẽ có câu trả lời thoả đáng cho bạn.

Tỷ giá hối đoái là công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng

Tỷ giá hối đoái thả nổi

Tỷ giá hối đoái thả nổi có thể được hiểu là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.

Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.

Theo lý thuyết, tỷ giá hối đoái thả nổi làm cho cán cân thanh toán luôn cân bằng và vì vậy, nước áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn có thể tự do theo đuổi các chính sách trong nước mà không phải chịu những ràng buộc đối ngoại. Nhưng trên thực tế, tính bất định gắn với sự thả nổi tỷ giá hối đoái có xu hướng tạo ra những biến động rất mạnh và mang tính ngẫu nhiên, gây trở ngại cho thương mại quốc tế và gây ra sự mất ổn định của nền kinh tế trong nước. Đây là lý do giải thích tại sao các nước muốn quản lý tỷ giá hối đoái của mình trước khi sử dụng giải pháp cực đoan hơn là chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

Ưu và nhược điểm các chế độ trong tỷ giá hối đoái thả nổi

Tỷ giá hối đoái thả nổi được chia thành hai chế độ là tỷ giá thả nổi hoàn toàn và tỷ giá thả nổi có quản lý. Để có cái nhìn khách quan về chế độ. Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ từng chế độ một cách khách quan:

Tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Còn được gọi là tỷ giá linh hoạt bị chi phối bởi cung cầu ngoại tệ và chính phủ không can thiệp vào điều tiết tỷ giá này. Giá trị đồng nội tệ đối với đồng ngoại tệ được xác định tại điểm mà cung cầu bằng nhau. Khi nhập khẩu tăng sẽ làm giảm cung ngoại tệ, đồng tiền ngoại tệ tăng giá theo và ngược lại.

Ưu điểm

  • Giá cả diễn biến theo tín hiệu thị trường giúp người đầu tư thay đổi nguồn lực từ nơi có hiệu quả thấp về nơi có hiệu quả cao.
  • Làm cán cân thanh toán cân bằng: Nếu cán cân vãng lai thâm hụt làm nội tệ giảm giá. Tỷ giá thả nổi sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu cao hơn nhập khẩu làm cho cán cân thanh toán trở nên cân bằng.
  • Quốc gia sẽ được bảo vệ trước các tình trạng lạm phát, thất nghiệp của quốc gia khác.

Nhược điểm

  • Tỷ giá biến động không ngừng khó khăn cho việc hoạch định chính sách kinh tế và các khoản đầu tư.
  • Tỷ giá bị ảnh hưởng bởi dự báo trong tương lai, nếu nhà nước dự báo không sát sẽ làm ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vĩ mô.

Theo đánh giá thì tỷ giá thả nổi thật sự là một chế độ vạn năng giúp phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thả nổi tỷ giá càng tăng thì kinh tế càng kém ổn định. Vì, biến động của tỷ giá chịu tác động của nhiều nhân tố như: xã hội , kinh tế, chính trị, tâm lý.

Tỷ giá thả nổi có quản lý

Đây là chế độ chính phủ tự do lựa chọn các cách kiểm soát ổn định tỷ giá mà không mất đi tính độc lập về tiền tệ. Dưới hình thức này tỷ giá được xét nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định.

Tỷ giá thả nổi có quản lý nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định

Ưu điểm

Giúp cho nền kinh tế quốc gia hòa nhập với sự vận động chung của nền kinh tế thế giới:

  • Là điều kiện giúp tiền tệ cạnh tranh bình đẳng.
  • Kiểm soát và điều chỉnh lỗi sau của thị trường khi cần thiết.
  • Tiết kiệm ngoại tệ.

Nhược điểm

  • Chính phủ chỉ can thiệp sửa lỗi sai thị trường nếu can thiệp tuỳ tiện rất khó để hội nhập với quốc gia khác.
  • Tỷ giá biến động cao ảnh hưởng đến quá trình đầu tư nước ngoài.
  • Mức biến động tỷ giá khó xác định trước trong chế độ tỷ giá này có thể gây ra những quy định vĩ mô sai lầm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế.

Trên đây là những ưu điểm cũng như những nhược điểm của từng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi đem lại. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và giúp bạn đầu tư hiệu quả nhất.

Xem thêm: Tỷ giá hối đoái là gì? Các phương pháp xác định tỷ giá hối đoái để có kiến thức căn bản nhất về chỉ số tài chính.

Video liên quan

Chủ đề