Ủy ban lâm thời khu giải phóng thông qua bao nhiêu chính sách của Việt Minh

Ngày 03 tháng 02 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập và lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; lãnh đạo và tổ chức các cao trào cách mạng, tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước năm 1945.

Ngày 09 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3 năm 1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Từ tháng 4 năm 1945, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào đã thông qua “10 chính sách lớn của Đồng Minh”, “Lệnh tổng khởi nghĩa”, quy định Quốc kỳ, Quốc ca và thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ lâm thời. Ngay trong đêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa trong đó nhấn mạnh: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước nhất tề nổi dậy tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Từ ngày 14 tháng 8 đến ngày 18 tháng 8 năm 1945, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam. Ngày 19 tháng 8 năm 1945 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tại Hà Nội. Ngày 23 tháng 8 năm 1945 khởi nghĩa giành thắng lợi tại Huế.

Tại Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, chấp hành lệnh Tổng khởi nghĩa của Ủy ban kháng chiến toàn quốc, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ đã nhanh chóng thành lập Ủy ban khởi nghĩa do Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu làm Chủ tịch.

Ủy ban lâm thời khu giải phóng thông qua bao nhiêu chính sách của Việt Minh

Nhà ông Chung Văn Năm - Ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, nơi đồng chí Trần Văn Giàu cùng các đồng chí vượt ngục Tà Lài về bàn kế hoạch chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Sáng ngày 18 tháng 8 năm 1945, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Tổng Thư ký Thanh niên Tiền phong treo cờ búa liềm công khai trước cửa nhà. Chiều cùng ngày, tại sân bóng Vườn Ông Thượng (nay là công viên Tao Đàn), trong lễ tuyên thệ lần thứ hai của Thanh niên Tiền phong, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đọc diễn văn khích lệ lòng yêu nước, cổ vũ quần chúng đứng lên giành độc lập, dân chủ. Ngày 20 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh ra mắt công khai tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, thông qua Chương trình hành động của Mặt trận, được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Ủy ban lâm thời khu giải phóng thông qua bao nhiêu chính sách của Việt Minh

Nhà số 202 đường Chasseloup Laubat (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai). Nơi đây là phòng khám của Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, thủ lĩnh Thanh niên Tiền Phong,               là nơi cờ búa liềm treo công khai ngày 25/8/1945.

Ủy ban lâm thời khu giải phóng thông qua bao nhiêu chính sách của Việt Minh

Rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là Nhà hát Kịch Thành phố Hồ Chí Minh, đường Trần Hưng Đạo, Quận 1), nơi Mặt trận Việt Minh ra mắt công khai ngày 20/8/1945.

Ngày 21 tháng 8 năm 1945, Hội nghị Xứ ủy Tiền phong mở rộng đã quyết định thành lập Ủy ban Hành chánh lâm thời Nam Bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm Chủ tịch và thống nhất giao cho Tỉnh ủy Tân An giành chính quyền ở thị xã, làm chủ một số vùng và vị trí then chốt. Trước tình hình quân Nhật đã án binh bất động, Hội nghị nhanh chóng quyết định về kế hoạch khởi nghĩa tại Sài Gòn vào đêm ngày 24 tháng 8 và rạng sáng ngày 25 tháng 8, tổ chức biểu tình vũ trang ra mắt Ủy ban Hành chánh lâm thời Nam Bộ trước quốc dân đồng bào.

Thực hiện kế hoạch, ngay trong đêm ngày 24 tháng 8, quần chúng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và các tỉnh lân cận mang theo giáo mác, tầm vông,... hừng hực khí thế cách mạng kéo về nội thành, nhanh chóng chiếm giữ các cơ quan quan trọng như: Sở Công an, Sở Cảnh sát, Nhà ga, Bưu điện... Đến 22 giờ, tráng đoàn Lê Lai thuộc Thanh niên Tiền phong chiếm Dinh Khâm Sai (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh) bắt giữ Khâm sai Nguyễn Văn Sâm của Chính phủ Trần Trọng Kim, hạ cờ quẻ ly, giương cao cờ đỏ sao vàng báo hiệu sự toàn thắng.

Ủy ban lâm thời khu giải phóng thông qua bao nhiêu chính sách của Việt Minh

Dinh Khâm Sai (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, số 65 Lý Tự Trọng, Quận 1), là nơi cờ đỏ sao vàng được cắm lên vào đêm ngày 24/8/1945.

Sáng ngày 25 tháng 8 năm 1945, hàng triệu quần chúng nhân dân ở nội, ngoại thành và các tỉnh lân cận đổ về trung tâm thành phố dự mittinh chào mừng Ủy ban Hành chánh lâm thời Nam Bộ với các băng rôn, khẩu hiệu, biểu ngữ: “Việt Nam hoàn toàn độc lập”, “Tất cả về tay Việt Minh”, “Mặt trận Việt Minh muôn năm”,... Cờ đỏ sao vàng ngập tràn trên đường phố, bay hiên ngang trên các công sở đánh dấu thắng lợi cuộc khởi nghĩa tại Sài Gòn.

Ủy ban lâm thời khu giải phóng thông qua bao nhiêu chính sách của Việt Minh
 

Nhân dân với tầm vông vạt nhọn kéo vào nội thành tham gia Tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn, ngày 25/8/1945.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc   Việt Nam, kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới, Việt Nam đã trở thành nước tự do, độc lập.

Bước sang năm 1945, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng trước thời cơ lớn. Trên thế giới, Hồng quân Liên Xô liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Trong nước, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi cách thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ. Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra 3 nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi Nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Ngày 19/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế, Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu… Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn – Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre,… Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) vào ngày 02/9/1945 (Ảnh tư liệu)

Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2 tháng 9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể ở nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đảng có phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2022) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022) trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cơ bản đẩy lùi được đại dịch Covid-19; chúng ta càng hiểu rõ giá trị lịch sử, thực tiễn sâu sắc mà Cách mạng Tháng Tám đã mang lại; đề cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám luôn hiện hữu trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Chính vì vậy, cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc phát huy những giá trị, tinh thần của Cách mạng Tháng Tám vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thanh Sang