Vacxin dại cho chó có tác dụng bao lâu

Ngày nay, các loại thú cưng và đặc biệt là chó đang ngày càng được yêu quý như những người bạn thực thụ của con người. Chính vì vậy sức khỏe của chúng cũng dần được quan tâm nhiều hơn.

Bạn đã biết gì về tiêm vắc xin cho chó, phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho cún cưng? Nên tiêm những mũi nào, ở độ tuổi nào, giá tiêm vắc xin là bao nhiêu? Cùng duypets tìm hiểu ngay dưới đây.

Vacxin cho chó là gì?

Vacxin là một loại dược phẩm hay chế phẩm có chứa tính kháng nguyên để tác động lên hệ thần kinh nhằm tạo ra sự miễn dịch một cách chủ động đặc hiệu. Vacxin làm tăng sức đề kháng với một hoặc một số virus bệnh nhất định.

Từ vacxin có nguồn gốc từ vaccinia, một loại virus. Virus này gây ra bệnh đậu bò, giết chết rất nhiều gia súc. Từ đó, vaccine hay vacxin là từ để chỉ những loại kháng thể để phòng bệnh.

Vacxin hoạt động theo cách như sau: chúng được đưa vào cơ thể. Hệ miễn dịch (bạch cầu, tế bào T độc, tế bào Lympho nhớ, đại thực bào, tế bào B) sẽ nhận diện vacxin là vật thể lạ.

Chúng sẽ hủy diệt và ghi nhớ lại loại bệnh này. Sau đó, nếu virus thực sự xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ hoạt động nhanh hơn. Chúng sẽ tiêu diệt mầm bệnh ngay lập tức và không nằm trong quá trình ủ bệnh.

Đó là đặc điểm chính của miễn dịch đặc hiệu. Tiêm phòng cho chó giúp chó của bạn có kháng thể sẵn với những loại bệnh phổ biến như Care hay Parvo.

Tuy nhiên, một số loại chó bị dị ứng nặng sau khi tiêm thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ và phòng bệnh kĩ càng hơn. Đó là dấu hiệu của việc bị dị ứng với vacxin.

Tại sao nên tiêm phòng vắc xin cho chó?

Cũng như con người, cún cưng có những bệnh thường gặp nhất định trong suốt cuộc đời của chúng. Có những căn bệnh hết sức nguy hiểm, đe dọa tính mạng cún mà cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Do đó, các loại vắc xin được nghiên cứu chế tạo ra nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh, tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe cún.

Hơn nữa, việc ngừa bệnh bao giờ cũng dễ hơn chữa bệnh. Nếu bạn chủ động tiêm phòng cho chó ngay từ đầu sẽ giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm bệnh của chúng.

Bên cạnh đó, xét về chi phí thì giá tiêm phòng tương đối mềm, trong khi đó để chữa một căn bệnh nguy hiểm thì bạn sẽ phải tốn kém rất nhiều, và cún cũng sẽ phải trải qua giai đoạn khó khăn chưa kể đến những hậu quả xấu hơn.

Tiêm phòng cho chó như thế nào?

Các mũi vắc xin phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có một số gói vắc xin phổ biến được áp dụng để phòng ngừa nhóm bệnh nhất định, áp dụng với từng độ tuổi cún để bạn lựa chọn:

  • Vắc xin phòng 5 bệnh: gói cơ bản để phòng 5 bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó: Care virus, Parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phổi cúm.
  • Vắc xin phòng 6 bệnh: phòng 5 bệnh trên, thêm Leptospria
  • Vắc xin phòng 7 bệnh: 6 bệnh trên, thêm Coronavirus
  • Vắc xin phòng dại: không liên quan tới các mũi tiêm trên, phòng bệnh dại ở chó.

Hai loại vắc xin 5 bệnh và 7 bệnh hiện đang được sử dụng phổ biến hơn loại 6 bệnh.

Lịch tiêm phòng cho chó con, trưởng thành, chó poodle

Thời điểm tiêm vắc xin cho chó phù hợp nhất là lúc chó con được 3 tuần tuổi. Các chuyên gia cho rằng lúc này lúc này lượng kháng thể mẹ truyền thấp, hơn nữa các bé đang bắt đầu tập ăn, tiếp xúc với thức ăn ngoài sữa mẹ nên có khả năng nhiễm bệnh cao hơn. Lịch tiêm vắc xin cho chó trong suốt vòng đời diễn ra như sau:

  • Chó con 3 tuần tuổi: tiêm vắc xin cho chó con lần đầu tiên bẳng mũi 5 bệnh
  • Chó con 6 tuần tuổi: tiêm lần thứ hai, chọn mũi 5 hoặc 7 bệnh
  • Chó con 9 tuần tuổi: tiêm một mũi 5 hoặc 7 bệnh
  • Chó con 7 – 8 tháng tuổi: tiêm một mũi vắc xin phòng dại
  • Chó con 1 tuổi: tiêm nhắc lại 1 mũi 5 hoặc 7 bệnh
  • Chó trên 1 tuổi: nhắc lại mũi tiêm 5 hoặc 7 bệnh và tiêm phòng dại định kỳ hằng năm hoặc 2 năm một lần.

Đối với chó sơ sinh thì theo dõi lịch trên để tiêm phòng vào đúng thời điểm. Còn trong trường hợp chó mua về, nên mua chó con từ 2 – 3 tháng và có sổ khám sức khỏe, tiêm vắc xin đầy đủ để tiện theo dõi sức khỏe. Nếu trước đó cún chưa được tiêm thì nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Tiêm phòng dại cho chó có tác dụng bao lâu

Bệnh dại là một bệnh lý nguy hiểm ở chó, do virus Rhabdo gây ra. Chó mắc bệnh dại không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, nguy cơ tử vong cao mà còn có thể tấn công, lây nhiễm bệnh cho con người hoặc những loài động vật khác trong môi trường sống.

Do đó, tiêm phòng dại cho chó là việc cần phải làm để bảo vệ sức khoẻ của thú cưng cũng như bản thân các thành viên trong gia đình.

Nên tiến hành chích ngừa dại cho chó từ khi còn nhỏ, cụ thể là 3 tháng đầu tiên, 9 tháng sau đó tiêm lần thứ 2 và tiêm nhắc lại hằng năm.

Nếu mang chó từ nơi khác về nhà nuôi, cần tiến hành tiêm phòng dại cho nó càng sớm càng tốt. bên cạnh đó, người nuôi cũng cần tẩy giun sán trước khi tiêm phòng cho chó.

Tiêm ngừa cho chó bao nhiêu tiền

Giá tiêm vắc xin cho chó là vấn đề mà hiện nhiều người nuôi quan tâm. Hiện nay giá vắc xin đang bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như thời điểm tiêm, loại mũi tiêm, thương hiệu vắc xin (Zoetis, Merial, Fizer, Virbac) dịch vụ của từng cơ sở khám chữa bệnh,… Tuy nhiên nhìn chung giá vắc xin cho chó không quá cao và dao động trong một khoảng nhất định:

  • Vắc xin 5 bệnh: giá từ 150.000 – 170.000 đồng
  • Vắc xin 7 bệnh: giá từ 160.000 – 180.000 đồng
  • Vắc xin phòng dại: 200.000 – 220.000 đồng

Tiêm vắc xin cho chó ở đâu

Có một số cơ sở ở Hà Nội như Vietpet, hay bệnh viện Pet Health đều được mọi người tín nhiệm.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh có bệnh viện thú y Đại học Nông Lâm. Ở đây các bác sĩ rất nhiều nên hầu như không tốn thời gian chờ. Rất thích hợp với những chủ chó có thời gian eo hẹp.

Ngoài ra, có thể tiêm chủng cho chúng ở nhà. Bạn cần có kinh nghiệm tiêm và loại vacxin đúng.

  • Đưa thú cưng đến cơ sở thú y để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách. Ngoài ra, nếu cún có dấu hiệu sốt phản vệ thì sẽ dễ dàng xử lý. Tiêm phòng ở cơ sở uy tín cũng tránh được việc thú cưng bị tiêm quá liều.
  • Không đưa chúng đi tiêm nếu đang sốt, đau. Nếu có dấu hiệu bệnh lý nên tránh tiêm. Kiểm tra thân nhiệt và các số liệu kĩ càng trước tiêm chủng.
  • Lựa chọn chỗ tiêm uy tín, chất lượng. Vacxin có nguồn gốc, an toàn và còn hạn sử dụng. Ưu tiên những cơ sở thú y cho xem nhãn hiệu thuốc. Nếu mua thuốc về cần kiểm tra kĩ ngày hết hạn, nguồn gốc, thành phần…
  • Tiêm đúng loại vacxin. Nếu tiêm sai có thể làm chó bị mắc bệnh.
  • Kiêng tắm, đồ tanh và sữa sau khi tiêm trong khoảng 1 tuần.
  • 1 tuần sau khi tiêm hãy tẩy giun cho chó.

Lưu ý khi tiêm phòng cho chó tại nhà

Trên thực tế việc tiêm vắc xin có thể tự thực hiện ở nhà. Nhưng nếu bạn không chắc mình có đủ kiến thức và kỹ năng thì tốt nhất nên đưa cún đến cơ sở thú y uy tín để được các bác sĩ có kinh nghiệm tư vấn và thực hiện.

Hơn nữa, đề phòng trường hợp cún phản ứng với thuốc hay sốt phản vệ thì cũng được xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Tuyệt đối không thực hiện tiêm vắc xin khi chó đang bị ốm, suy giảm miễn dịch, nôn mửa, tiêu chảy hay bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào khác. Cẩn thận kiểm tra thân nhiệt và tình trạng sức khỏe của chó trước khi quyết định tiêm.
  • Nếu tự tiêm cho cún ở nhà cần đảm bảo mua vắc xin của cơ sở được cấp phép để chắc chắn mua được loại vắc xin tốt, được bảo quản đúng cách. Khử trùng tất cả các dụng cụ, thực hiện tiêm đúng quy trình.
  • Không tiêm vắc xin vào tĩnh mạch;
  • Sau khi tiêm cần theo dõi, chăm sóc kỹ hơn trong vòng 1 tuần. Kiêng tắm cho chó, kiêng các loại thức ăn có nhiều mỡ, sữa, đồ sống.

Một số thắc mắc liên qua về tiềm phòng cho chó

Tiêm phòng 5 bệnh cho chó gồm bệnh gì?

Dùng để phòng ngừa 5 bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó: Care virus, Parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phổi cúm.

Tiêm phòng 7 bệnh cho chó gồm bệnh gì?

Dùng để phòng ngừa 7 bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó: Care virus, Parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phổi cúm, Leptospria, Coronavirus

Kết luận

Tiêm vắc xin cho chó là một việc làm rất cần thiết trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc để đảm bảo cún cưng của bạn luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

Tiêm vắc xin nếu thực hiện không đúng cách sẽ không mang lại tác dụng như mong muốn, hơn nữa còn có thể tác động xấu đến sức khỏe của cún.

Chính vì vậy hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để trở thành những người nuôi chó có trách nhiệm bạn nhé. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ hữu ích với bạn!

Video liên quan

Chủ đề