Văn phòng đại diện của ngân hàng Nhà nước có tư cách pháp nhân

Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
  • Thông tư 17/2017/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Ngân hàng nước ngoài chỉ được cấp Giấy chứng nhận hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

  1. Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước ngoài;
  2. Quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
  3. Trưởng văn phòng đại diện có đủ năng lực trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không đồng thời là Tổng Giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng ký.
  2. Bản sao Giấy phép hoạt động hoặc văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp cho tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
  3. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
  4. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam; trường hợp quy định của nước nguyên xứ không yêu cầu phải có văn bản cho phép thì phải có bằng chứng chứng minh nội dung này.
  5. Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và định hướng phát triển của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
  6. Báo cáo tài chính năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đã được kiểm toán của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
  7. Sơ yếu lý lịch của Trưởng Văn phòng đại diện dự kiến theo quy định có xác nhận của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, lý lịch tư pháp (hoặc văn bản tương đương) theo quy định của pháp luật; các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của Trưởng Văn phòng đại diện dự kiến tại Việt Nam.
  8. Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp trụ sở của văn phòng đại diện.

Lưu ý: Các Giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp bằng Tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự  và dịch sang Tiếng Việt, công chứng  theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Công bố thông tin về văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin sau đây:

  1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
  2. Số, ngày cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện;
  3. Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
  4. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
  5. Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của tổ chức tín dụng;
  6. Ngày dự kiến khai trương hoạt động.

Bài viết liên quan

Chi nhánh có tư cách pháp nhân không? Là câu hỏi gây nhiều thắc mắc của chủ doanh nghiệp khi muốn thành lập chi nhánh để mở rộng KINH DOANH và phát triển thương hiệu. Để một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập được pháp luật quy định ra sao và hoạt động thế nào được coi là hợp pháp? Phạm vi bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho quý bạn đọc.

Chi nhánh của doanh nghiệp

Chi nhánh của doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Chi nhánh là gì?

Theo khoản 1, Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh của doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Quyền của chi nhánh

Căn cứ theo Điều 19 Luật Thương mại 2005, Chi nhánh của doanh nghiệp có các quyền sau:

  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh;
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật Thương mại;
  • Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;
  • Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của chi nhánh

Song song với các quyền, thì chi nhánh cũng phải tuân thủ những nghĩa vụ mà pháp luật đặt ra. Cụ thể tại Điều 20 Luật Thương mại 2005, nghĩa vụ của chi nhánh gồm:

  • Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận;
  • Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Quy định về tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân là gì?

Tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân là tư cách của cá nhân, tổ chức được Nhà nước công nhận cho một tổ chức hoặc một nhóm người có khả năng tồn tại và hoạt động độc lập trước pháp luật mà đáp ứng được các điều kiện về pháp nhân tại Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015.

>> Xem thêm: Thủ Tục Thành Lập Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Như Thế Nào?

Điều kiện để tổ chức có tư cách pháp nhân

Để một tổ chức được công nhận là pháp nhân, pháp luật Dân sự yêu cầu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Phải được thành lập theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;
  • Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ quan lãnh đạo đảm bảo cho tổ chức có khả năng để hoạt động trên thực tế và đảm bảo điều hành nhất quán trong hoạt động pháp nhân;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Nghĩa là tài sản của pháp nhân phải độc lập với tài sản của người thành lập, thành viên của tổ chức, pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và trong giới hạn vốn góp;
  • Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Xét thấy, chi nhánh chỉ là đơn vị phụ thuộc trụ sở chính của doanh nghiệp. Mặc dù được thành lập hợp pháp và có con dấu riêng, tài khoản riêng nhưng chưa độc lập về tài sản, phải nhân danh trụ sở chính tham gia quan hệ pháp luật nên chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Tương tự, văn phòng đại diện cũng không có tư cách pháp nhân.

Tại Điều 84, BLDS 2015 quy định rõ ràng rằng chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

Vì sao chi nhánh không có tư cách pháp nhân?

Tư cách pháp nhân của chi nhánh

Quay lại quy định tại Điều 84 BLDS 2015, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không có tư cách pháp nhân và chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

Hiển nhiên chi nhánh thực hiện các công việc theo ủy quyền của công ty mẹ, chỉ đáp ứng được điều kiện được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức đầy đủ. Còn về điều kiện có tài sản độc lập thì chi nhánh chưa đáp ứng được, bởi nguồn vốn chi nhánh có được là từ công ty mẹ cung cấp và chịu trách nhiệm về nguồn vốn đó.

Lưu ý thực hiện chức năng ủy quyền, chi nhánh được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp nhưng chỉ trong phạm vi cho phép. Nếu trường hợp không được ủy quyền mà chi nhánh tự ý thực hiện công việc trái pháp luật thì người đứng đầu chi nhánh phải chịu toàn bộ trách nhiệm.

>> Xem thêm: Cách Hạch Toán Của Chi Nhánh Phụ Thuộc Có Con Dấu Riêng

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp vấn đề vì sao chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Nếu quý bạn đọc có bất kì thắc mắc nào xoay quanh cần tư vấn pháp luật doanh nghiệp.Vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP giải đáp và hỗ trợ. Xin cảm ơn.