Vấn phòng một cửa Đại học Kiến trúc Hà Nội

Giới thiệu về cuốn sách này

Thực hiện quy chế dân chủ trong Nhà trường và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác sinh viên, tạo kênh thông tin trực tiếp giúp lãnh đạo trường hiểu được tâm tư và nguyện vọng của sinh viên, sáng 09/07/2020 tại hội trường U401 - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã diễn ra buổi đối thoại giữa lãnh đạo Nhà trường với sinh viên hệ chính quy năm học 2019 - 2020. PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Nhà trường chủ trì buổi đối thoại.

Vấn phòng một cửa Đại học Kiến trúc Hà Nội

Dự buổi đối thoại còn có TS.KTS. Ngô Thị Kim Dung - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật - Chủ tịch Hội đồng Trường, Trưởng Phòng Đào tạo; các thầy cô là lãnh đạo các khoa, phòng ban chức năng, trung tâm; các cố vấn học tập; Ban chấp hành Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên cùng hơn 500 sinh viên là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn - Hội đại diện cho hơn 9000 Đoàn viên, sinh viên hệ chính quy.

Đây là hoạt động thường niên nhằm phát huy tinh thần dân chủ trong cán bộ, giảng viên, sinh viên và cũng là dịp để lãnh đạo Nhà trường lắng nghe những ý kiến đề xuất, những vấn đề mà sinh viên quan tâm về xây dựng, phát triển trường. Qua đó, đề ra những chủ trương, chính sách cũng như có những giải pháp điều chỉnh tốt nhất trong quá trình tổ chức quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

Mở đầu buổi đối thoại, TS. Phạm Đình Khuê - Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên đã lên báo cáo tình hình học tập của sinh viên trong trường năm học 2019 - 2020 và trình bày báo cáo quá trình tổng hợp các câu hỏi và ý kiến đóng góp của sinh viên.

Đã có rất nhiều câu hỏi mà sinh viên đặt ra cũng như các câu hỏi gửi về Nhà trường qua các kênh thông tin tập trung vào một số vấn đề như: Đào tạo, nghiên cứu khoa học; vấn đề thi cử; vấn đề học phí; vấn đề cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập; tài liệu học tập; điều kiện sinh hoạt ở ký túc xá; vấn đề thực hành, thực tập tại xưởng; công tác thông tin thư viện… Tất cả những vấn đề sinh viên quan tâm, thắc mắc đều được lãnh đạo Nhà trường cùng đại diện Đoàn Thanh niên, đại diện lãnh đạo các phòng ban chức năng, trung tâm, các khoa giải đáp tận tình, thẳng thắn.

Phát biểu tại buổi đối thoại, PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết về tình hình thực tế về điều kiện cơ sở vật chất, số lượng sinh viên đang đào tạo, thực trạng của việc đào tạo và thực trạng của Nhà trường sau đợt dịch bệnh Covid vừa qua...  Thầy Hiệu trưởng cũng đánh giá cao và biểu dương tinh thần trách nhiệm về những ý kiến trao đổi của sinh viên. Các ý kiến, đề xuất của sinh viên là cơ sở quan trọng để Nhà trường tiếp tục xem xét, điều chỉnh, tìm ra những giải pháp phù hợp nhất trong bối cảnh phát triển mới, nhằm tiếp tục xây dựng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội ngày càng phát triển.

Buổi đối thoại diễn ra trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn. Các thầy cô cũng đã có sự chia sẻ rất thân thiện, thiết thực và chân thành với các em sinh viên. Đây cũng là cơ hội để các em sinh viên được đối thoại trực tiếp với các thầy cô, bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Qua buổi đối thoại này, các thầy cô trong Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên, lãnh đạo các khoa, phòng ban, trung tâm có thêm những thông tin phản hồi một cách khách quan về quá trình đào tạo, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, các hoạt động ngoại khóa. Từ đó, mỗi cán bộ giáo viên trong Nhà trường có kế hoạch và biện pháp thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Vấn phòng một cửa Đại học Kiến trúc Hà Nội

PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Nhà trường tại buổi đối thoại

Vấn phòng một cửa Đại học Kiến trúc Hà Nội

Vấn phòng một cửa Đại học Kiến trúc Hà Nội

Theo: hau.edu.vn

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Hanoi Architectural University) là một trường đại học chuyên ngành, một trong những trường hàng đầu về đào tạo nhóm ngành xây dựng và thiết kế tại Việt Nam.[1] Bên cạnh đào tạo, trường còn là trung tâm nghiên cứu, cố vấn, thực hiện các dự án cho doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam.

Đại học Kiến trúc Hà Nội

Hanoi Architectural University

Địa chỉ

Km 10, Đường Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Thông tin
LoạiĐại học kỹ thuật hệ công lập
Khẩu hiệuChất lượng cao - Sáng tạo - Tiên phong - Tích hợp - Trách nhiệm - Phát triển bền vững
Thành lập17 tháng 9 năm 1969
Hiệu trưởng[[Phó giáo sư|PGS. TS. KTS. Lê Quân
Giảng viên520 người
Linh vậtCon kiến
Kinh phí132,758 tỷ đồng (2018)
Websitehttp://hau.edu.vn/
Thống kê
Sinh viên đại học9920 người (2017)
Sinh viên sau đại học1407 người (2017)
Nghiên cứu sinh160 người

Đại học Kiến trúc Hà Nội, tiền thân là Ban Kiến trúc Trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc thời kỳ Pháp thuộc, được hình thành vào năm 1926 tại Hà Nội. Qua các giai đoạn lịch sử thăng trầm, trường được đổi tên và vị trí nhiều lần trước khi được chính thức thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 17/09/1969 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.[2] Trường trực thuộc Bộ Xây dựng Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Cơ cấu tổ chức
    • 2.1 Khoa đào tạo
    • 2.2 Viện và trung tâm
  • 3 Định hướng phát triển
  • 4 Tuyển sinh
    • 4.1 Đại học
      • 4.1.1 Nhóm ngành Mỹ thuật công nghiệp:
      • 4.1.2 Nhóm ngành Xây dựng:
      • 4.1.3 Nhóm ngành Quản lý:
    • 4.2 Thạc sĩ
    • 4.3 Tiến sĩ
  • 5 Chất lượng đào tạo
    • 5.1 Đội ngũ giảng viên
    • 5.2 Tuyển dụng
  • 6 Khuyến khích học tập và vinh danh
    • 6.1 Học bổng
    • 6.2 Vinh danh
  • 7 Cựu sinh viên
  • 8 Hợp tác quốc tế
  • 9 Thành tích
  • 10 Tham khảo
  • 11 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Ghi chú: Thời Pháp thuộc tại Bán đảo Đông Dương chỉ có Ban Kiến trúc thuộc trường Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux-Arts) tại Hà Nội đào tạo ngành kiến trúc, lập ra năm 1926.

Ngày 27/10/1924, Trường Mỹ thuật Đông Dương (École Supérieure des Beaux-Arts de l'Indochine) được thành lập tại Hà Nội theo sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin, Hiệu trưởng lúc này là họa sĩ Victor Tardieu. Sau quá trình phát triển, nay trường trở thành trường đại học Mỹ thuật Việt Nam.[3]

Ngày 01/10/1926: Ban Kiến trúc trực thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương được hình thành.

Ngày 22/10/1942: Trường Mỹ thuật Đông Dương phân ra thành Trường Mỹ nghệ thực hành Hà Nội và Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương. Theo nghị định ngày 02/02/1942: Ban Kiến Trúc được nâng lên thành trường Kiến Trúc vẫn trực thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Ngày 22/02/1944: Trường Cao đẳng Kiến trúc được hợp nhất vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris. Do hoàn cảnh chiến tranh nên dời về Đà Lạt với tên gọi trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt.

Ngày 06/09/1948: Trường Kiến trúc Đà Lạt được tách ra khỏi trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris và hợp nhất vào Viện đại học Đông Dương (sau đó là Viện đại học Hà Nội) với tên gọi mới là trường Cao đẳng Kiến trúc.

Ngày 8/6/1961: Chính phủ đã có văn bản số 1927 cho phép Bộ Kiến trúc với sự phối hợp của Bộ Giáo dục mở Lớp đào tạo Kiến trúc sư tại đại học Bách khoa, số lượng tuyển sinh mỗi khóa 100 người. Các lớp sinh viên Kiến trúc khoá 1961, 1962, 1963 được biên chế thành ngành Kiến trúc khoá VI, VII, VIII thuộc Khoa Xây dựng Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

Tháng 10/1963: sau khi đã chuẩn bị đủ cơ sở Trường lớp, và đội ngũ kỹ sư giảng dạy, có sự thoả thuận với Bộ Giáo dục, Lớp Đào tạo Kiến trúc sư được chuyển khỏi Bách khoa, hoạt động độc lập, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Kiến trúc.

Năm 1966: Chính phủ quyết định sáp nhập Lớp Đào tạo KIến trúc sư vào Trường đại học Xây dựng, trở thành Khoa Kiến trúc Đô thị Trường đại học Xây dựng.

Ngày 17/9/1969: Trường Đại học Kiến trúc được thành lập theo Quyết định 181/CP, trên cơ sở của ngành Kiến trúc Đô thị tách ra từ Trường đại học Xây dựng, địa điểm tại Hà Đông. Ngày mới thành lập, trường đào tạo bậc đại học 4 ngành: Kiến trúc sư, Kỹ sư Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, Kỹ sư Xây dựng công trình kỹ thuật Thành phố, Kỹ sư Kinh tế Xây dựng. Trường có 2 khoa: Khoa Kiến trúc và Khoa Kỹ thuật Xây dựng. Quy mô tuyển sinh là 200 sinh viên mỗi khóa. 2 năm sau, Trường phát triển thành 4 Khoa: Khoa Kiến trúc, Khoa Đô thị, Khoa Xây dựng, Khoa Cơ bản. Quy mô tuyển sinh tăng dần đến 400 sinh viên mỗi khóa.

Những năm tiếp theo, Trường được mở thêm các ngành mới: Kỹ sư Xây dựng công trình ngầm, Kỹ sư Quản lý Đô thị, Mỹ thuật Công nghiệp. Từ năm 1990, trường được giao đào tạo sau đại học các ngành đang được đào tạo tại Trường.

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Hội đồng Trường

  • Chủ tịch Hội đồng Trường: PGS. TS. KTS. Phạm Trọng Thuật.

Ban Giám hiệu

  • Hiệu trưởng: PGS.TS. KTS. Lê Quân
  • Phó Hiệu trưởng:
  1. PGS. TS. KTS. Nguyễn Tuấn Anh;
  2. TS. KTS. Ngô Thị Kim Dung;
  3. PGS. TS. Lê Anh Dũng.

Khoa đào tạoSửa đổi

Các khoa và bộ môn trực thuộc trường:[4]

  • Khoa Kiến trúc
  • Khoa Xây dựng
  • Khoa Quy hoạch đô thị - nông thôn
  • Khoa Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường đô thị
  • Khoa Quản lý đô thị
  • Khoa Thiết kế Mỹ thuật
  • Khoa Nội thất
  • Khoa Công nghệ thông tin
  • Khoa Sau đại học
  • Khoa Lý luận chính trị

Viện và trung tâmSửa đổi

  • Viện Đào Tạo và Hợp tác Quốc tế ( IITC)
  • Viện kiến trúc nhiệt đới;
  • Viện Đào tạo Mở
  • Viện Ứng dụng khoa học và công nghệ kiến trúc xây dựng
  • Trung tâm Thông tin thư viện;
  • Trung tâm kỹ thuật hạ tầng kỹ thuật đô thị;
  • Trung tâm nâng cao năng lực về nghiên cứu đô thị;
  • Trung tâm thí nghiệm;
  • Các phòng thí nghiệm hợp chuẩn quốc gia
    • Phòng thí nghiệm xây dựng công trình
    • Phòng thí nghiệm nước
    • Phòng thí nghiệm lưu động về môi trường
  • Văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng
  • Công ty xây dựng và phát triển đô thị.

Định hướng phát triểnSửa đổi

Theo báo cáo gửi cho Bộ Xây dựng số 510/BC-ĐHKT-TH của đại diện nhóm Trường Đại học Kiến trúc và báo cáo của Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 40 thành lập trường báo cáo về định hướng phát triển từ nay đến năm 2025, tầm nhìn 2030 của trường, theo đó về đào tạo sẽ nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tăng cường khả năng liên kết giữa các khối kiến thức để sinh viên có khả năng vận dụng linh hoạt vào thực tiễn, không tăng quy mô tuyển sinh, đồng thời mời các doanh nhân thành đạt tham gia giảng dạy hoặc thuyết giảng tại trường, đồng thời tăng tỉ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ cũng như học hàm phó giáo sư và giáo sư đồng thời giảm số lượng sinh viên/1 giảng viên nhằm đạt được mục tiêu chinh phục bảng xếp hạng đại học chuyên ngành đứng đầu của Châu Á. Hướng đến năm 2030, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chính nhóm ngành xây dựng và thiết kế cho khu vực Đông Nam Á.

Tuyển sinhSửa đổi

Thời gian đào tạo trung bình là 5 năm,[5] với các ngành có bắt buộc đầu vào xét tuyển thêm môn năng khiếu, trường hiện chỉ nhận thí sinh dự thi tại trường; 4,5 năm với cách ngành thuộc khối kỹ thuật, công nghệ và quản lý.

Đại họcSửa đổi

Nhóm ngành Kiến trúc:

  • Ngành Kiến trúc

Nhóm ngành Quy hoạch:

  • Ngành Quy hoạch vùng và đô thị.
  • Ngành Kiến trúc cảnh quan.
  • Ngành Thiết kế đô thị.

Nhóm ngành Mỹ thuật công nghiệp:Sửa đổi

  • Ngành Thiết kế nội thất
  • Ngành Thiết kế đồ họa.
  • Ngành Thiết kế thời trang.
  • Ngành Điêu khắc.

Nhóm ngành Xây dựng:Sửa đổi

  • Ngành Xây dựng (Kỹ thuật xây dựng dân dụng).
  • Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm.
  • Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
  • Ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị.
  • Ngành Kỹ thuật môi trường đô thị.
  • Ngành Cấp thoát nước - môi trường nước.
  • Ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng.

Nhóm ngành Quản lý:Sửa đổi

- NgànhQuản lý công trình và đô thị (Quản lý xây dựng).

- Ngành Kinh tế xây dựng.

  • Chương trình đại trà.
  • Chương trình song bằng.
  • Chương trình liên thông.
  • Chương trình chất lượng cao.
  • Chương trình tiên tiến và chương trình liên kết: Chương trình giảng dạy đa phần bằng tiếng Anh, có yêu cầu tiếng Anh đầu vào, người học sẽ có một khoảng thời gian được học tại trường đại học đối tác.

Thạc sĩSửa đổi

  • Kiến trúc.
  • Quy hoạch vùng và đô thị.
  • Quản lý đô thị và công trình.
  • Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
  • Kỹ thuật cơ sở hạ tầng.

Tiến sĩSửa đổi

  • Kiến trúc.
  • Quy hoạch vùng và đô thị.
  • Quản lý đô thị và công trình.
  • Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
  • Kỹ thuật cơ sở hạ tầng.

Chất lượng đào tạoSửa đổi

Đội ngũ giảng viênSửa đổi

Tính đến năm 2018, trường có 520 cán bộ giảng dạy. Trong đó có 1 giáo sư 29 phó giáo sư, 99 tiến sĩ, 402 thạc sĩ và 47 giảng viên có trình độ đại học.

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có sứ mệnh đảm nhận việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc ngành Xây dựng ở trình độ đại học và trên đại học, đặc biệt là các chuyên ngành Kiến trúc, Quy hoạch, Xây dựng, Nội thất và Mỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị, Quản lý đô thị, Công nghệ thông tin. Trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ quản lý đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước theo hướng hội nhập và chuẩn Quốc tế.

Cơ sở đào tạo chính của Trường Đại học Kiến trúc tại Hà Nội và Xuân Hòa, Vĩnh Phúc cùng các cơ sở liên kết như Nam Định, Hải Dương, Uông Bí, Điện Biên, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh.[6]

Tuyển dụngSửa đổi

Tại yêu cầu tuyển dụng của nhiều công ty, hiện họ chỉ nhận hồ sơ ứng tuyển của cựu sinh viên Trường Kiến Trúc.[7]

Khuyến khích học tập và vinh danhSửa đổi

Học bổngSửa đổi

Trường có hai loại học bổng đó là học bổng đến từ các nhà tài trợ, quỹ đầu tư cũng như các doanh nghiệp có liên kết với trường và học bổng đến từ nguồn thu hợp pháp của trường. Với học bổng đến từ các nhà tài trợ, quỹ đầu tư cũng như các doanh nghiệp, ở mỗi học kỳ, các tổ chức này sẽ đến trường tổ chức cuộc thi và trao tặng học bổng cho sinh viên đạt yêu cầu của họ. Với học bổng đến từ nguồn thu hợp pháp của trường, trường sẽ trao tặng học bổng cho các sinh viên đạt học lực loại giỏi và xuất sắc.[8]

Vinh danhSửa đổi

Mỗi học kỳ, trường sẽ trao tặng giấy khen có chữ ký của Hiệu trưởng cho sinh viên đạt thành tích trong nghiên cứu khoa học và 18 sinh viên là thủ khoa của các ngành và được xướng tên ở buổi tổng kết năm học. Thủ khoa toàn trường sẽ được phát biểu trong buổi lễ này.

Các đồ án đạt loại xuất sắc và các bài thi tự luận điểm cao sẽ được trưng bày tại sảnh trường, trong thời gian trưng bày trường sẽ mở cửa tự do để người dân và các doanh nghiệp có thể vào tham quan.[9]

Cựu sinh viênSửa đổi

Những nhân vật từng học tập tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội:

  • Nguyễn Hạnh Phúc, nguyên Tổng thư kí Quốc hội.
  • Phạm Hồng Hà, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
  • Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng
  • Nguyễn Đình Toàn, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
  • Đặng Quốc Khánh, Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang.
  • Đỗ Đức Duy, Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái.
  • Võ Trọng Nghĩa, CEO Vo Trong Nghia Architects.
  • Hoàng Thùy, Quán quân Người mẫu Việt Nam: Vietnam's Next Top Model 2011, á hậu 1 Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, top 20 Hoa hậu Hoàn vũ 2019.
  • Vũ Đức Thiện (Rhymastic), rapper, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc.

Hợp tác quốc tếSửa đổi

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thiết lập quan hệ hợp tác với các trường đại học sau:

  • Đại học Adelaide (Australia)
  • Đại học Nottingham (Anh Quốc)
  • Đại học Kiến trúc Toulouse (Pháp)
  • Đại học Kitakyushu (Nhật Bản)
  • Viện Công nghệ Muroran (Nhật Bản)
  • Đại học Catholic University of America (Hoa Kỳ)

Thành tíchSửa đổi

  • Huân chương Lao động: Hạng Ba (1986); Hạng Hai (2013); Hạng Nhất (1983)(2019);
  • Huân chương Độc lập: Hạng Ba (2001); Hạng Hai (1995); Hạng Nhất (1991);
  • Chủ tịch Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Nhà trường Huân chương Hồ Chí Minh (2006);
  • Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào tặng Huân chương Lao động Hạng Ba (2000);
  • Cờ thi đua Bộ Xây dựng (2014, 2016);
  • Cờ thi đua Chính phủ (2015).
  • Đạt tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018)

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Tân kiến trúc sư ngành Thiết kế đô thị khóa 2014 nhận bằng tốt nghiệp”.
  2. ^ “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC TÁCH KHOA KIẾN TRÚC-ĐÔ THỊ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỂ THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC”. Thư viện Pháp luật. line feed character trong |tựa đề= tại ký tự số 11 (trợ giúp)
  3. ^ Noppe, Catherine và Hubert, Jean-François. Art of Vietnam. New York: Parkstone Press, 2003. tr 189-197
  4. ^ “Khoa”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2014.
  5. ^ “THÔNG BÁO VỀ VIỆC NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI CÁC MÔN NĂNG KHIẾU TRONG KỲ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2018”.
  6. ^ “Báo cáo công khai năm học 2016 - 2017”.
  7. ^ “Công ty kiến trúc AFA tuyển dụng nhiều vị trí”.
  8. ^ “Học bổng”.
  9. ^ “TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI KHAI MẠC TRIỂN LÃM MỸ THUẬT 2017 CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11”Đồ án tốt nghiệp xuất sắc của ngành Kiến trúc, xây dựng năm 2018 được trưng bày tại sảnh trường UAHQuản lý CS1: postscript (liên kết)

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang web chính thức của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Diễn đàn thảo luận của sinh viên Trường ĐH Kiến trúc - Kho tài liệu chuyên ngành kiến trúc và xây dựng Lưu trữ 2016-10-05 tại Wayback Machine