Vẽ Tradi là gì

Bạn đã từng nghe tới Digital Art, thậm chí cũng đã từng xem một số tác phẩm của thể loại này, nhưng vẫn chưa hiểu rõ Digital Art là gì? Hãy để bài viết dưới đây trả lời cho bạn nhé.

Bạn đã từng nghe tới Digital Art, thậm chí cũng đã từng xem một số tác phẩm của thể loại này, nhưng vẫn chưa hiểu rõ Digital Art là gì? Hãy để bài viết dưới đây trả lời cho bạn nhé.

Digital Art là gì?

Digital Art được hiểu là một tác phẩm nghệ thuật sử dụng công nghệ kĩ thuật số như một phần không thể thiếu trong quá trình sáng tác hoặc trình bày. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, bên cạnh việc vẽ tranh truyền thống (Traditional Art) thì Digital Art nhanh chóng nổi lên như một loại hình sáng tạo mới mẻ, có nhiều tính năng và công dụng "đáng gờm", nhưng vẫn giữ được chất "nghệ thuật" của riêng mình. 

Digital Art là gì?

Cùng nhau tìm hiểu về một vài điểm nổi bật của Digital Art ngay thôi nhé!

Vài nét nổi bật về Digital Art

1. Ưu điểm

  • Những ưu điểm nổi bật của Digital Art

  • Màu sắc với chất lượng tuyệt vời: Digital Art được nhìn thấy bởi phát xạ, không phải phản xạ. Màu sắc của Digital Art được tạo ra trực tiếp mà không cần thông qua sự phản chiếu của nguồn sáng lên các sắc tố. Chính vì thế, bạn có thể nhìn thấy tất cả màu sắc với chất lượng tuyệt hảo bất kể điều kiện ánh sáng và thời gian nào trong ngày. 

  • Thỏa sức sáng tạo: Nét vẽ Digital Art không thực sự được vẽ - chúng đang hiển thị và bạn có thể thay thế chúng bằng cách hiển thị những thứ khác. Ưu điểm của Digital Art so với Traditional Art là bạn có thể xóa đi bất cứ thứ gì mà không để lại dấu, di chuyển nét vẽ đến vị trí nào đó, thay đổi màu sắc, hình dạng, độ trong suốt…, từ đó kiểm soát toàn bộ quá trình sáng tạo. Thật kì diệu phải không nào!

  • Tiết kiệm thời gian, công sức: Khi đã có trong tay những công cụ cơ bản như máy tính và phần mềm đồ họa, bạn có thể sở hữu mọi màu sắc mà mình mong muốn, không sợ hết màu vẽ hay hết giấy, cũng không bao giờ cần mua lại bộ cọ vẽ đã "cũ mèm" hay những cây viết chì đã dùng gần hết. Hơn thế nữa, bạn hoàn toàn có thể thử những kĩ thuật mới, mà không cần tốn thời gian đi tìm họa cụ nữa.

  • Dễ dàng bảo vệ và chia sẻ: Vì là tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số nên những đứa con tinh thần của bạn không hề dễ dàng để hủy hoại. Một khi đã có bản sao dự phòng, bạn không cần lo lắng về việc nó bị hư hao bởi ánh sáng mặt trời hay độ ẩm. Màu sắc cũng không bao giờ bị phai, giấy sẽ không bao giờ bị rách,... Không những thế, tác phẩm dưới dạng kĩ thuật số rất dễ chia sẻ. Mọi người trên thế giới đều xem được miễn là họ có kết nối với internet. Bạn sẽ không cần sự chấp thuận của bất kì phòng tranh hay phòng triển lãm nào mà chỉ cần vài cú nhấp chuột đơn giản để tác phẩm của mình đến được với hàng triệu người. Quả là một ưu điểm nổi bật và vượt trội phải không nào?

  • Thuận tiện để sản xuất: Digital Art rất gọn gàng và thuận tiện để sản xuất. Máy tính và wacom đã có sẵn trên bàn làm việc. Bất cứ khi nào muốn bắt đầu sáng tạo, bạn chỉ cần mở máy tính lên, bật ứng dụng, và thỏa sức sáng tạo! Sau khi kết thúc quá trình làm việc, bạn chỉ cần đóng ứng dụng, tắt máy đi. Chẳng cần phải tốn nhiều thời gian và càng không cần dọn dẹp bất cứ thứ gì. Và điều tuyệt vời nhất là: Không cần phải chờ cho lớp màu thứ nhất khô đi rồi mới tiếp tục với lớp màu thứ hai!

2. Nhược điểm

Bên cạnh đó là một vài nhược điểm của Digital Art

  • Tốn "kha khá" tiền bạc: Nếu bạn đang theo đuổi con đường trở thành một Digital Art chân chính, sẽ có vô số khoản mà bạn cần đầu tư vào. Một con chuột máy tính là không đủ, vì nó không hỗ trợ lực nhấn, và cũng không cho phép việc di chuyển bản vẽ một cách tự nhiên. Bạn cần một máy tính phù hợp để vẽ mà không bị lag, cùng ít nhất là một wacom loại nhỏ. Đó có thể là trở ngại không hề nhỏ đối với những người có thu nhập cá nhân thấp.

  • Màu sắc "không chính xác": Màu sắc mà bạn nhìn thấy trên màn hình sẽ tùy thuộc vào chất lượng của màn hình đó. Một màn hình tốt được thiết kế cho những nhiếp ảnh gia có thể đắt hơn một máy tính chuyên dụng để chơi game, và thậm chí ngay cả khi có được nó, bạn cũng sẽ không bao giờ biết được tác phẩm của mình sẽ hiển thị như thế nào trên màn hình máy tính của những người khác.

  • Dễ bị sao chép, đánh cắp ý tưởng: Tác phẩm Digital Art cũng rất dễ bị sao chép nên nó dường như không có giá trị sở hữu. Bạn có thể sản xuất độc bản cũng như một ngàn bản, và tiếp tục bán ngay cả khi nó đã được bán hết. Bản sao trong ổ đĩa của bạn có giá trị giống như bản sao do người khác tải xuống. Chính vì vậy, Digital Art rất dễ bị đánh cắp ý tưởng. Mặc dù người sáng tạo không mất tác phẩm nghệ thuật, họ có thể mất các quyền khác để trở thành người sáng tạo. Nhiều người kiếm lợi nhuận từ việc in sản phẩm không phải do họ sáng tạo, và khách hàng thì sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm đáng giá mà không cần tính phí nghệ thuật. Bởi vậy, các nghệ sĩ sẽ không kiếm được bất kỳ lợi nhuận nào từ các công ty đã bán tác phẩm của họ. Hãy tưởng tượng cảm giác một ngày nào đó, bạn nhìn thấy tác phẩm của mình được kí dưới cái tên của người khác. Thật "bực bội" phải không nào!

  • Có thể gặp "sự cố": Tác phẩm nghệ thuật được sản xuất trên máy tính, bạn có thể dễ dàng mất nó do “tai nạn” - lỗi phần cứng, lỗi phần mềm, hoặc thậm chí là lưu dữ liệu chồng lên nhau có thể phá hủy mọi thứ mãi mãi. Hay như khi bạn đang say mê sáng tạo, thì máy tính bảng đồ họa di động của bạn hết pin… Những rủi ro này là điều không thể tránh khỏi khi làm một Digital Artist.

  • Thiếu "xúc cảm nghệ thuật":  Digital Art được định dạng bằng công nghệ kỹ thuật số nên không thể chạm được — chỉ có thể chạm vào màn hình. Ngoài ra, quá trình tạo nên tranh kỹ thuật số cũng khá “đơn điệu” khi không có mùi sơn, không có âm thanh của các công cụ khác nhau trên các bề mặt khác nhau. Bạn không quét sơn bằng cọ - mọi thứ đều được mô phỏng, bề mặt máy tính sẽ không bao giờ tạo nên xúc cảm như giấy thật.

Lời kết

Trên đây là một số kiến thức cơ bản mà ai ai cũng cần biết về Digital Art. Và nếu bạn đang theo đuổi giấc mơ trở thành một Digital Artist thành công, hãy tham khảo ngay KHÓA HỌC DIGITAL PAINTING của ColorME nhé!

Monika Zagrobelna là một họa sĩ minh họa đến từ Ba Lan. Trong bài viết này, Monika sẽ đưa ra góc nhìn trực quan về ưu-khuyết điểm của cách vẽ kĩ thuật số (digital art) và cách vẽ truyền thống (traditional art), từ đó tạo nên bức tranh tổng thể của ngành minh họa hiện nay.

A – Nghệ thuật truyền thống (Traditional Art)

1. Ưu điểm: Điểm độc đáo của nghệ thuật truyền thống

Trước tiên, nghệ thuật vẽ truyền thống mang tính vật lí; đó là thứ bạn có thể chạm, ngửi, cảm nhận bằng tất cả giác quan, cả trong quá trình sáng tạo và sau đó – khi tác phẩm được hoàn thành. Bạn không đơn thuần nhìn thấy “nghệ thuật” mà còn cảm nhận rõ rệt tính vật lí đặc thù. Điều này giúp tác phẩm trở nên thực tế hơn, trọn vẹn hơn để sáng tạo và quan sát.

Tác phẩm nghệ thuật truyền thống nằm trong những loại hình không thể bị sao chép một cách trọn vẹn. Nếu muốn, bạn cần một lần nữa trải qua cùng một quá trình để có thể tạo ra bản sao. Điều này giúp tác phẩm mang nhiều hàm nghĩa và giá trị nhất định, vì nó chỉ có thể được sở hữu – bởi một người – trong một lần – và có thể bị phá hủy mãi mãi.

“Không, nó quá đơn giản! Nếu bạn không phải chờ đợi đến khi sơn khô thì đó không phải là nghệ thuật.”

Nếu những bậc thầy vĩ đại còn sống đến ngày nay, bạn có nghĩ họ sẽ khinh miệt khả năng vẽ tranh bằng một phương tiện mà mọi màu sắc trên thế giới đều được pha sẵn, một khổ giấy lớn cho phép bạn phóng to và thu nhỏ, chia ra nhiều lớp, cắt thành nhiều mặt, những loại cọ vẽ mà bạn có thể tự tạo ra, dễ dàng tiết kiệm và nhìn rõ với ánh sáng hoàn hảo suốt cả ngày dài? Rất có thể họ sẽ nói: “Không, nó quá đơn giản! Nếu bạn không phải chờ đợi đến khi sơn khô thì đó không phải là nghệ thuật.”

Nghệ thuật truyền thống được nhìn thấy bằng sự phản chiếu, không phải sự phát xạ. Điều này có nghĩa là: Ánh sáng bị thay đổi bởi tác phẩm nghệ thuật trước khi nó được phản chiếu vào mắt bạn và tạo ra hình ảnh. Kết quả là, hình ảnh bạn nhìn thấy phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng cũng như vị trí của bạn đối với tác phẩm nghệ thuật. Hiện tượng này giúp mọi thứ trở nên sống động, bạn sẽ thấy sự dịch chuyển của ánh mắt đồng điệu với cách ánh sáng chiếu lên bề mặt tác phẩm, hằn lên những vệt sơn.

Tác phẩm vẽ theo cách truyền thống độc lập với điện và công nghệ hiện đại. Bạn có thể sống trong một túp lều, giữa rừng mưa nhiệt đới, và tạo ra nghệ thuật mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Điều này giúp quá trình sáng tạo tự nhiên và cá nhân hơn — chỉ có bạn và công cụ của mình, không có nhà cung cấp dịch vụ nào mà bạn phụ thuộc.

Vì bạn không cần ở gần màn hình để tạo ra tác phẩm nghệ thuật, đây trở thành sở thích tuyệt vời sau 8 tiếng làm việc văn phòng. Nếu bạn chọn sáng tác bên ngoài, en plein air* hay nghiên cứu động vật trong một sở thú, việc thay đổi điểm nhìn liên tục từ bản phác thảo đến vật thể/khung cảnh là cách tuyệt vời để đôi mắt của bạn được luyện tập, khoảng nghỉ ngơi cần thiết sau nhiều giờ liền nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính hay điện thoại.

(En plein air*: (tiếng Pháp) dùng để chỉ hoạt động vẽ tranh ngoài trời)

Những công cụ cơ bản dành cho cách vẽ truyền thống đều rất rẻ hoặc thậm chí không tốn kém. Bạn có thể vẽ mọi thứ, bằng mọi công cụ, trên bất kì bề mặt nào. Một cây viết chì vài nghìn đồng và một quyển tập học sinh cũng có thể tạo nên những tác phẩm tuyệt vời.

Nghệ thuật truyền thống không cho phép ta dễ dàng sửa chữa sai lầm, do đó, bạn phải làm việc thật chăm chỉ để có thể chấm dứt việc tạo ra lỗi sai.

Điều này giúp bạn tiến bộ nhanh hơn, trong trường hợp bạn không cảm thấy chán nản khi phải liên tục tìm kiếm những cách giải quyết. Với màu sắc cũng vậy, bạn cần học hỏi nghiêm túc để hiểu được cách mà các màu sắc phối hợp, tác động lẫn nhau, từ đó tạo ra bảng màu phù hợp cho chính mình dù chỉ từ những màu có sẵn giới hạn.

Vì tác phẩm nghệ thuật truyền thống mang yếu tố vật lí, bạn chỉ có thể cảm nhận nó một cách trọn vẹn khi tận mắt chiêm ngưỡng. Việc chụp ảnh sẽ không đưa ra cái nhìn đầy đủ vì nó chỉ có thể chụp được một khía cạnh của tác phẩm, đồng thời tước đi nhiều yếu tố phản xạ không thể hiển thị rõ ràng trên màn hình máy ảnh. Vì vậy bạn không thể thực sự chia sẻ tác phẩm của mình trừ khi bạn có một phòng trưng bày tranh. Và bạn cũng khộng thể thưởng thức hết tác phẩm của những người khác một cách trọn vẹn mà không phải ra khỏi nhà một cách thường xuyên ngay cả khi ở tại đất nước của mình.

Tác phẩm có thể dễ dàng bị hư hỏng, bị mất hoăc bị tàn phá. Thậm chí việc treo nó lên tường trong một thời gian dài cũng có thể gây hại, bởi các tác nhân ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và sự thay đổi nhiệt độ cũng tác động đến chất liệu tạo nên tác phẩm. Giữ tác phẩm an toàn tuyệt đối trong két sắt cũng chẳng giúp giải quyết vấn đề, vì lúc ấy, không một ai kể cả bạn, có thể thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của mình.

Bạn không-thể chỉnh sửa khi vẽ theo lối truyền thống. Một đường kẻ vẽ nên sẽ không tài nào xóa được. Gôm tẩy sẽ không loại bỏ hoàn toàn được nét chì, nó chỉ làm tróc giấy tại nơi mà nét chì được vẽ lên.

Điều này có thể làm nản chí những người mới bắt đầu. Tác phẩm đầu tiên của bạn có khiến người xem “hoang mang” không? Bạn thấy xấu hổ, nhưng nếu muốn thay đổi, bạn phải vẽ lại từ đầu. Bạn nhận ra phần cổ hơi dài sau 3 giờ đồng hồ tỉa tót những chiếc lông? Xin lỗi nhé, bạn không còn cách nào để sửa chữa đâu.

Nghệ thuật truyền thống dựa trên sự phản chiếu, nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ánh sáng. Bức tranh của bạn sẽ trông khác đi tùy theo điều kiện thời tiết, buổi sáng hay buổi tối, bên trong hay bên ngoài, trong ánh sáng tự nhiên hay trong ánh sáng nhân tạo.

Nếu bạn vẽ tác phẩm dưới ánh đèn, vào trời tối chẳng hạn, tác phẩm sẽ trông khác hẳn khi mặt trời lên và bạn ngắm nó dưới ánh sáng tự nhiên. Để điều này không xảy ra, bạn buộc phải phụ thuộc vào ánh sáng ban ngày, đặc biệt khó khăn trong những tháng mùa đông tối trời, trước cả khi bạn về đến nhà sau giờ làm.

Nghệ thuật truyền thống cần rất nhiều không gian và nhiều họa cụ chuyên ngành để thực hiện. Về lý thuyết, bạn có thể vẽ trên sổ phác thảo chỉ với viết chì, nhưng nếu bạn ngày càng tiến bộ, bạn sẽ cần nhiều dụng cụ hơn. Phải có nơi để lưu trữ họa cụ, giấy bút, khung tranh; và mỗi khi muốn sáng tác, việc đầu tiên cần làm là lôi mớ dụng cụ ra, chuẩn bị nước rửa cọ, bảng pha màu, vân vân. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn cần thêm nhiều thời gian để sửa sọan trước khi vẽ và dọn dẹp sau khi đã hoàn thành.

Mặc dù họa cụ cơ bản khá rẻ, nhưng những họa cụ chuyên nghiệp thì không hề rẻ tí nào. Thậm chí, những món họa cụ đắt nhất của nghệ thuật truyền thống cũng có khuyết điểm – chúng có tuổi thọ và sẽ hao mòn theo thời gian. Giấy vẽ tốt sẽ không làm hỏng nét vẽ của bạn và không bị nhăn nheo khi ẩm ướt, một bộ viết mực đi nét với nhiều kích cỡ khác nhau, màu có chất lượng tốt sẽ không bị bay màu bởi tác động của ánh sáng mặt trời và rất dễ dàng pha trộn… Nếu bạn muốn bán tác phẩm của mình, khách hàng sẽ yêu cầu không chỉ về tay nghề mà còn về các vật liệu được sử dụng. Và đó là chi phí phải trả cho chất lượng!

Vì màu sắc truyền thống dựa trên các sắc tố vật lý khác nhau, bạn cần mua dụng cụ riêng biệt cho mỗi loại màu, hoặc đơn giản chỉ để pha trộn chúng. Bạn sẽ tốn không chỉ về thời gian mà còn là tiền bạc. Khái niệm về màu sắc, độ bão hòa, độ sáng và sắc độ cũng khó hiểu hơn khi nó là màu mang tính vật lí.

Các loại màu vẽ truyền thống cũng mang nhiều tính chất khác nhau. Một số pha trộn tốt, nhưng cần rất nhiều thời gian để khô và rất độc hại khi hít phải, một số khác thì an toàn và khô nhanh hơn, nhưng độ hòa tan rất kém. Mỗi loại màu đòi hỏi kỹ thuật và cách xử lý khác nhau, ngoài ra chúng cũng cần được lưu trữ và bảo quản đúng cách.

(còn tiếp)

Tác giả: Monika Zagrobelna

Người dịch: Nhan Pham

Nguồn: Sketchbook

Video liên quan

Chủ đề