Vì sao ấn Độ đƣợc mệnh danh là xứ sở của thần linh

3. 2. Phong cách Hinđu và dấu ấn của nó trong nghệ thuật điêu khắc Champa


Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Những chi phái Ấn Độ giáo quan trọng nhất
    • 2.1 Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ
    • 2.2 Ấn giáo vệ-đà
      • 2.2.1 Nguồn gốc và thánh điển
      • 2.2.2 Bà-la-môn giáo
    • 2.3 Ấn giáo Tì-thấp-nô
    • 2.4 Ấn giáo Thấp-bà
    • 2.5 Ấn giáo Tính lực
    • 2.6 Ấn giáo Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên
    • 2.7 Tân Ấn Độ giáo
    • 2.8 Ảnh hưởng đến các tôn giáo khác
  • 3 Cơ sở chung của các nhánh Ấn Độ giáo
    • 3.1 Luân hồi
    • 3.2 Chế độ đẳng cấp
    • 3.3 Tôn thờ Thánh tượng
  • 4 Số lượng tín đồ
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
    • 6.1 Ghi chú
    • 6.2 Web
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Từ nguyênSửa đổi

Kể từ thế kỉ 16 các nhà truyền giáo và du khách phương Tây thường nhắc đến tôn giáo và phong tục Ấn Độ và thường gọi những người bản xứ này là "ngoại đạo" (en. pagan, de. Heiden) nếu họ không tự nhận mình theo một trong các tôn giáo lớn (Ki-tô giáo, Do Thái giáo hoặc Hồi giáo). Họ được gọi theo tiếng Latin là gentiles, tiếng Bồ Đào Nha là gentio và từ đó ra tiếng Anh là gentoo và tiếng Hà Lan/tiếng Đức là Heyden (Heiden). Đến thế kỉ 18 thì từ "Hindoo" (tiếng Ba Tư Hindu) bắt đầu được dùng và cuối cùng, trong thế kỉ 19, danh từ "Hinduism" trở nên rất thông dụng. Như vậy thì từ "Hinduism" - được dịch là Ấn Độ giáo ở đây - không phải là một danh hiệu tự xưng của một tôn giáo Ấn Độ. Nhưng tên này lại ảnh hưởng đến quan điểm tự nhận của phong trào Tân Ấn Độ giáo (Neo-Hinduism) trong thế kỉ 19 và thế kỉ 20 vì nó gợi ý một sự thống nhất tôn giáo trong cuộc chiến giành độc lập Ấn Độ, và được dùng để phản ứng các khuynh hướng phân chia ngày nay.

Tuy vậy, từ Hinduism có thể gây hiểu lầm. Khi người ta bắt đầu dùng nó thì đã dựa trên hai điều kiện tiên quyết không đúng. Thứ nhất là người ta tin là từ phái sinh từ gốc Ba Tư Hindoo (Hindu) chỉ tín đồ của một tôn giáo nhất định. Thứ hai là người ta cho tất cả những người Ấn đều là tín đồ của tôn giáo này nếu họ không theo các tôn giáo lớn còn lại, ví như Hồi giáo, Công giáo, Do Thái giáo, Phật giáo, Kì-na giáo. Cả hai điều kiện tiên quyết bên trên đều bị nhìn nhận sai. Danh từ Ba Tư "Hindu" chỉ có nghĩa tương đương với từ có gốc Hy Lạp là "Indian", và cả hai đều có gốc từ tên con sông lớn Ấn Độ (tiếng Phạn: sindhu, tiếng Ba Tư: hindu, tiếng Hy Lạp: Indós), đã mang đến đất nước nó chảy qua tên này: Hindus là những người xuất xứ từ nước Ấn Độ (india). Ngay khi người Hồi giáo nói tiếng Ba Tư đến xâm chiếm, phân biệt giữa tín đồ Hồi giáo và Hindus thì sự việc này cũng không có nghĩa là tất cả những người Hindu đều là tín đồ của một tôn giáo.

Ngày nay, người ta biết được hàng loạt tôn giáo của người Ấn Độ và các thông tin nghiên cứu ngày càng phong phú. Thế nên, từ "Hinduism", "Ấn Độ giáo", không thể mang nghĩa là một tôn giáo nhất định của người Ấn mà chỉ là cách gọi mang ý nghĩa bao quát, chỉ một nhóm tôn giáo có sự tương quan với nhau, nhưng khác biệt nhau, xuất phát từ Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh). Các tôn giáo này dù có quan hệ với nhau nhưng cũng khác nhau như sự khác biệt giữa Do Thái, Phật, Thiên chúa và Hồi giáo. Chúng có những khái niệm thượng đế khác nhau, có những pho thánh điển khác nhau cũng như những phương pháp tu tập, hình thức thực hiện nghi lễ khác nhau. Chúng có những hệ thần học khác nhau, lập cơ sở trên những nhà thần học, những bậc đạo sư khác nhau, và tôn xưng các thần thể khác nhau như vị Thần tối cao.

Một cách gọi thường gặp nhưng không chính thức và cũng không chính xác của tín đồ Ấn giáo là Sanātana-dharma (सनातनधर्म), nghĩa là "Pháp trường tồn". Các tên khác như vaidikadharma (Ấn giáo Phệ-đà) hoặc brāhmaṇa, brāhmaṇya (Bà-la-môn giáo) chỉ nêu được những nhánh của Ấn Độ giáo mà thôi.

1. Ấn Độ giáo thờ gì?

Ấn Độ giáo chứa đựng nhiều triết lý tôn giáo. Vì lý do này, đôi khi tôn giáo còn được biết đến như một cách sống hay một gia đình tôn giáo, không giống như các tôn giáo hợp nhất khác.

Tập tục chính của Ấn Độ giáo là tôn thờ một vị thần tối cao Brahman, cùng với các vị thần và nữ thần khác. Các tín đồ Ấn giáo tin rằng có nhiều con đường tu tập để có thể một ngày về với vị thần họ tôn thờ.

Người Ấn giáo tin vào các thuyết về luân hồi (vòng luân hồi liên tục của sự sống, cái chết và tái sinh) và nghiệp lực (luật nhân quả).

Một trong những triết lý quan trọng của Ấn Độ giáo là “atman”, niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn. Triết lý này cho rằng mỗi một sinh vật sống trên đời đều có linh hồn, và tất cả đều là một phần của linh hồn tối thượng. Niềm tin hướng đến sự cứu rỗi, kết thúc vòng luân hồi để đạt đến linh hồn độc nhất, tự tại.

Một nguyên tắc cơ bản khác trong Ấn Độ giáo hindu là ý niệm cho rằng tất cả hành vi và suy nghĩ sẽ trực tiếp quyết định cuộc sống hiện tại và tương lai của con người..

Người Ấn giáo noi theo “dharma”, một quy tắc sống coi trọng nhân phẩm và đạo đức tốt.

Người Ấn giáo tôn kính tất cả các sinh vật sống và coi bò là loài vật linh thiêng.

Tập quán ăn uống cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống của người Hindu. Hầu hết họ không ăn thịt bò hoặc thịt lợn, và nhiều người ăn chay.

Ấn Độ giáo có mối liên hệ chặt chẽ với các tôn giáo khác ở Ấn Độ, như Phật giáo, đạo Sikh và Kỳ Na giáo. Có thể thấy nhiều giáo lý trong các đạo giáo khác bị ảnh hưởng khá nhiều từ Ấn Độ giáo.

Video liên quan

Chủ đề