Vì sao ăn mặn làm tăng huyết áp

      Một số công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối (natri chlorua) thì tần suất mắc bệnh Tăng huyết áp tăng cao rõ rệt. Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn bằng nhiều cách khác nhau, hậu quả dẫn đến suy tim, tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ đột qụy, ngoài ra còn có thể làm tổn thương thận, mắt.
           Thành phần chính của muối ăn là natri. Natri trong chế độ ăn có từ 2 nguồn: nguồn có sẵn trong thực phẩm và nguồn cho thêm vào thức ăn trong quá trình chế biến (phần này phụ thuộc vào người chế biến). Theo một số tác giả, một chế độ ăn không cho thêm muối cũng đã cung cấp 1,6 g natri, tương đương với 4,1 g muối ăn.

            Các nhà khoa học nhận thấy: Những quần thể dân cư có tập quán ăn mặn luôn có tỷ lệ người cao huyết áp lớn hơn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt. Thực tế  trong  công tác khám chữa bệnh của các thầy thuốc cũng cho thấy: một chế độ ăn nhạt, nhiều rau và quả chín có tác dụng hạ huyết áp. Những người bị cao huyết áp dùng thuốc lợi tiểu thải muối sẽ hạ được huyết áp. Nhiều bệnh nhân Tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể điều trị được bệnh. Chế  độ ăn giảm muối là một biện pháp quan trọng để điều trị  cũng như phòng bệnh Tăng huyết áp.

          Theo một số chuyên gia, để kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh Tăng huyết áp cần lưu ý việc sử dụng muối trong các bữa ăn của mình, như:

          - Ở người bình thường không nên ăn quá 6g muối /ngày. Có thể định lượng muối ăn tương đối như:

          + Một muỗng cà phê muối tương đương với 5g muối

          + Một muỗng canh nước tương, nước mắm tương đương 2g muối

          + Một gói mì ăn liền chứa gần 2 g muối

          - Đối với bệnh nhân tăng huyết áp: Không nên ăn quá 4g muối /ngày

          - Đối với những bệnh nhân bị suy tim: Không nên ăn quá 3g muối/ngày .

          + Không nên dùng các loại nước chấm mặn trong bữa ăn: nước mắm nguyên chất, muối tiêu, mắm nêm, mắm tôm,…

          + Không dùng các loại thực phẩm có nhiều muối như cà muối, dưa muối, mắm, thực phẩm đóng hộp, giò chả, …

          + Hạn chế các loại nước sốt pha sẵn (sốt tương cà, sốt tương ớt, sốt mayonnaise…)

          - Ăn nhạt hơn bình thường lúc chưa có bệnh. Cho ít muối và bột nêm khi chế biến món ăn (giảm ít nhất 50% so với lúc bình thường).

          Chế độ ăn giảm muối góp phần quan trọng trong việc dự phòng và điều trị tăng huyết áp. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mỗi người hàng ngày không ăn quá 5g muối natri để phòng ngừa bệnh huyết áp cao; Bên cạnh đó, bạn nên tránh dùng các thực phẩm chế biến sẵn cũng như các thức ăn nhanh vì chúng chứa hàm lượng muối cao./.

Nguyễn Quốc Hoàn

(Phòng Kế hoạch Tài Chính - Sở Y tế)

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Người dân Bắc Nhật Bản từng dùng 25-30 g muối/ngày, và 40% dân số ở đây bị cao huyết áp. Trong khi đó, dân miền Nam chỉ ăn mỗi ngày 10 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 20%. Người Eskimô và vài bộ lạc châu Phi rất ít bị cao huyết áp do thói quen ăn nhạt.

Muối ăn là một loại gia vị không thể thiếu. Nếu ai chẳng may mắc một số bệnh phải ăn nhạt hoàn toàn thì thật là khổ sở vì sẽ mất đi cảm giác ngon miệng. Thế nhưng nếu ăn nhiều muối thì lại không tốt cho sức khỏe (muối ở đây bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa muối ăn và bệnh cao huyết áp. Những quần thể dân cư có tập quán ăn mặn luôn có tỷ lệ người cao huyết áp lớn hơn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt.

Ở Việt Nam, Viện dinh dưỡng từng điều tra về lượng muối mà một người tiêu thụ mỗi ngày, kết quả: người Nghệ An 14 g, người Thừa Thiên Huế 13 g; tỷ lệ cao huyết áp ở 2 địa phương này là 18%. Ở Hà Nội, người dân ăn mỗi ngày 9 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 11%.

Thực tế lâm sàng cũng cho thấy: một chế độ ăn nhạt, nhiều rau và quả chín có tác dụng hạ huyết áp. Những người bị cao huyết áp dùng thuốc lợi tiểu thải muối sẽ hạ được huyết áp.

Tại sao ăn nhiều muối lại bị tăng huyết áp? Vì nó làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin - angiotensin, dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion natri vào nhiều trong tế bào của cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

Thành phần chính của muối ăn là natri. Natri trong chế độ ăn có từ 2 nguồn: nguồn có sẵn trong thực phẩm và nguồn cho thêm vào thức ăn trong quá trình chế biến (phần này phụ thuộc vào từng người). Theo một số tác giả, một chế độ ăn không cho thêm muối cũng đã cung cấp 1,6 g natri, tương đương với 4,1 g muối ăn.

Một ngày nên ăn lượng muối bao nhiêu là đủ? Đối với người bình thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 6-8 g muối một ngày, mì chính không nên ăn quá 5 g/ngày. Những người từ 45 tuổi trở lên cũng nên ăn hạn chế muối.

Ngay cả đối với trẻ em từ khi bắt đầu ăn bổ sung cũng nên tập thói quen ăn nhạt, khi nấu bột có thể không cần cho thêm muối, nhất là trong những trường hợp trộn thêm sữa bột, pho mát vào bột, cháo; vì bản thân muối trong thức ăn cũng đã đủ cho nhu cầu của trẻ. Trong những trường hợp trẻ đã quen ăn muối thì cũng nên nấu nhạt hơn so với khẩu vị của người lớn. Vì chức năng thận của trẻ còn yếu nên khả năng thải muối kém, natri bị tích tụ nhiều trong cơ thể không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Trong bữa ăn hằng ngày, không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, các loại rau quả đóng hộp...

Những người bị tăng huyết áp nên ăn nhạt, chỉ dùng 2-3 g muối/ngày và ăn hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối. Nên bỏ thói quen dùng thêm bát nước mắm trong bữa ăn, kể cả chấm rau luộc. Những người bệnh suy thận, suy tim phải thực hiện chế độ ăn nhạt tùy theo từng giai đoạn của bệnh; ở giai đoạn nặng phải ăn nhạt hoàn toàn, tức không được sử dụng muối và mì chính trong chế biến cũng như tại bàn ăn, không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối.

ThS LÊ THỊ HẢI, Sức Khỏe & Đời Sống

Chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của bạn. Nếu ăn uống hợp lý, khoa học cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Ngược lại, tiêu thụ thực phẩm không đúng cách cũng giống như việc bạn đang “nuôi dưỡng mầm bệnh” trong cơ thể. Trong đó, thói quen ăn mặn chính là một thói quen nên loại bỏ vì nó có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là những vấn đề về huyết áp. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn rõ hơn, vì sao ăn mặn lại tăng huyết áp.

1. Vì sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

1.1. Muối có vai trò như thế nào đối với cơ thể chúng ta?

Muối ăn là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Nhờ có muối mà các món ăn thêm đậm đà. Những người vì một lý do nào đó mà buộc phải ăn nhạt thì sẽ có cảm giác nhạt miệng, ăn không ngon. Nhưng ngược lại, những người có thói quen ăn mặn, ăn quá nhiều muối lại có thể gặp phải những nguy cơ về sức khỏe.

Muối có vai trò quan trọng đối với cơ thể

Trong muối có Natri và Clorua - đây là hai loại khoáng chất rất tốt và quan trọng đối với cơ thể. Trong đó, Natri giúp điều chỉnh huyết áp, lượng máu, co cơ và điều chỉnh chức năng thần kinh. Clorua là chất điện giải, rất cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể. Nếu nồng độ Clorua thấp sẽ có thể gây ra toan hô hấp, rất nguy hiểm cho cơ thể.

Ăn mặn gây suy giảm chức năng thận và tăng huyết áp

Như vậy có thể nói rằng, muối rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều muối. Trên thực tế, những trường hợp ăn quá nhiều muối có nguy cơ gặp phải một số vấn đề như cao huyết áp hay đầy hơi, khó chịu.

1.2. Thói quen ăn mặn có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp

Trong cơ thể của chúng ta, thận sẽ đảm nhiệm lọc các chất lỏng dư thừa, sau đó đưa chất lỏng ngày vào bàng quang và cuối chúng chúng sẽ được thải ra ngoài thông qua đường tiểu. Để đảm bảo cho thận được hoạt động trơn tru thì thận phải thẩm thấu để lọc nước ra khỏi máu.

Vấn đề xảy ra đối với các trường hợp ăn quá nhiều muối là lượng natri tăng cao trong máu, đồng thời làm mất cân bằng giữa natri và kali, vì thế dẫn đến thận lọc nước kém hơn. Do đó, những chất lỏng không được lọc sẽ dẫn tới nguy cơ tăng huyết áp, gây áp lực cho các mạch máu, thậm chí làm tắc nghẽn động mạch. Thói quen ăn mặn cũng chính là nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận.

Thói quen ăn mặn gây hại cho sức khỏe

Những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch lại càng cần loại bỏ thói quen ăn quá nhiều muối. Vì khi ăn quá nhiều muối, huyết áp tăng cao có thể khiến cho bệnh thêm nghiêm trọng, làm tổn thương các động mạch dẫn tới tim và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thời gian đầu, thói quen ăn mặn sẽ có tác động nhất định khiến cho lưu lượng máu đến tim bị suy giảm, kèm theo một số biểu hiện như đau thắt ngực,… đặc biệt là khi bạn hoạt động mạnh. Thói quen này kéo dài, nghĩa là muối liên tục được nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, thậm chí khiến vỡ động mạch, tắc hoàn toàn động mạch.

Ăn quá nhiều muối dẫn đến tăng huyết áp và cũng là nguyên nhân xảy ra những cơn đau tim tiềm ẩn. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần thực hiện chế độ ăn nhạt hơn.

2. Làm thế nào để biết bạn đang ăn quá nhiều muối?

Rất khó để đo được chính xác lượng muối mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày từ các loại thực phẩm. Nhưng bạn có thể nhận biết rằng mình có đang ăn nhiều muối hay không qua một số biểu hiện của cơ thể như sau:

  • Luôn cảm thấy khát nước.

  • Có biểu hiện tăng huyết áp.

  • Cảm giác sưng phù chân, tay.

  • Mắc sỏi thận do thận vì khi ăn quá mặn thận sẽ phải làm việc nhiều hơn, thậm chí làm việc quá sức.

  • Luôn có cảm giác thức ăn bị nhạt, không vừa miệng.

Trên đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều muối và đang có những nguy cơ rủi ro về sức khỏe. Vì thế, để bảo vệ cơ thể, hay điều chỉnh thói quen ăn uống của mình càng sớm càng tốt.

3. Hướng dẫn loại bỏ thói quen ăn nhiều muối

Hàng ngày, mỗi chúng ta chỉ cần ăn khoảng 6g muối. Những người có vấn đề về tim mạch thì lại cần ăn ít muối hơn và những người trên 45 tuổi cũng là nhóm đối tượng cũng cần điều chỉnh khẩu vị ăn của mình, nên ăn nhạt hơn sẽ tốt cho cơ thể.

Bệnh nhân tim mạch nên loại bỏ thói quen chấm mắm khi ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng, bạn không nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều muối trong mỗi bữa ăn hàng ngày, chẳng hạn như như mắm tôm, dưa muối, cà muối, các loại thịt hun khói, thịt hộp, các thực phẩm chế biến sẵn,…

Những bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp lại càng cần phải ăn ít muối.

Các đối tượng mắc suy thận, suy tim đã bước sang giai đoạn muộn thì cần phải ăn nhạt, loại bỏ thói quen chấm nước mắm trong khi ăn.

Đối với trẻ nhỏ, các bà mẹ cũng nên hết sức lưu ý về chế độ ăn của con. Tốt nhất, mẹ nên tập cho con thói quen ăn uống ít muối ngay từ những năm tháng đầu đời, đặc biệt phù hợp khi thận của bé còn chưa phát triển toàn diện nên hoạt động thải muối của thận sẽ kém hơn so với người lớn.

Nếu mẹ cho trẻ ăn quá mặn thì sẽ dẫn tới tình trạng natri bị tích tụ trong cơ thể và gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ lưu ý không nên cho thêm muối khi quấy bột cho con vì trong bột đã có đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể của bé.

Các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn cảm thấy việc ăn nhạt là rất khó khăn, khiến cho mỗi bữa ăn đều không ngon miệng. Bạn có thể thay đổi từ từ, giảm dần lượng muối và có thể tăng khẩu vị của món ăn bằng một số loại gia vị khác như rau thơm,…

Như vậy, bạn đã có thể hiểu rõ vì sao ăn mặn lại tăng huyết áp. Ngay hôm nay, hãy bắt đầu từ bỏ thói quen ăn mặn để bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ và đặt lịch khám sớm nhất cho bạn.

Video liên quan

Chủ đề