Vì sao bà bầu ăn dạ dày hấp tiêu

Hihi, mn vào google gõ ra hết,có hướng dẫn kèm theo hình ảnh mn đọc dễ hiểu hơn đấy,mình copy phần này k có ảnh minh hoạ Nên chắc khó đọc ý

Dạ dày lợn hấp hạt tiêu là món ăn được nhiều bà bầu truyền tai nhau trong thời gian gần đây. Nếu ăn 2 chiếc dạ dày hấp hạt tiêu vào tuần thứ 32 - 33 thai kỳ thì đứa trẻ sinh ra sẽ có đường tiêu hóa khỏe mạnh. CHI TIẾTĐộ khó: Cực dễNguyên liệuTrong thời gian gần đây, trên các diễn đàn làm cha mẹ, các bà bầu đang truyền tai nhau món dạ dày lợn hấp hạt tiêu cực tốt cho bà bầu và thai nhi. Nhiều bà bầu đã áp dụng và cho phản hổi rất tốt. Nếu trong quá trình mang thai, bà bầu ăn 2 chiếc dạ dày hấp hạt tiêu vào tuần thứ 32 và 33 của thai kỳ, em bé khi sinh ra sẽ có đường tiêu hóa rất tốt và không bị tướt khi mọc răng.Cách làm dạ dày lợn hấp hạt tiêu thì đơn giản, lại tốt cho sức khỏe cả mẹ và con, sao bạn không học cách làm món ăn này để đến khi cần là có ngay món ngon thưởng thức rồi.Hãy xem, để làm món dạ dày lợn hấp hạt tiêu, bạn cần có những gì nha:- Dạ dày lợn: 1 cái- Hạt tiêu sọ nguyên hạt: 15gr- Quế: 1 – 2 miếng nhỏ- Hồi: 1- 2 bông nhỏ- Rượu ngon, muối, dấm, chanh, ớt.Dạ dày lợn hấp hạt tiêu - món ăn cực tốt, mẹ ăn con khỏeNguyên liệu để làm món dạ dày lợn hấp hạt tiêu rất đơn giản. 1Bước đầu tiên, bạn lộn trái dạ dày, rắc muối vào bóp cho thật kĩ, rửa qua nước.Dạ dày lợn hấp hạt tiêu - món ăn cực tốt, mẹ ăn con khỏe1Đầu tiên là làm sạch dạ dày.2Tiếp đến là đổ dấm vào bóp kĩ một lần nữa, rồi cũng đem rửa qua nước.Dạ dày lợn hấp hạt tiêu - món ăn cực tốt, mẹ ăn con khỏe2Giờ thì bóp giấm.3Bước tiếp theo, đun sôi 1 nồi nước với vài hạt muối, cho dạ dày vào chần nhanh. Sau đó vớt ra, rửa qua nước lạnh cho đỡ nóng rồi dùng dao cạo qua 1 lượt quanh mặt trong của cái dạ dày.Sau đó, lại lặp lại bước bóp với muối và dấm như ở bước 1 một lần nữa, sau đó rửa sạch. Lộn phải dạ dày lại như cũ, rửa sạch và lạng bỏ những phần mỡ bám trên dạ dày.Dạ dày lợn hấp hạt tiêu - món ăn cực tốt, mẹ ăn con khỏe3Tiếp theo là chần qua dạ dày.4Gờ bạn hãy cho dạ dày vào thố (hoặc bát sứ có nắp) hoặc xửng hấp, rồi nhét hạt tiêu và quế, hồi vào bên trong dạ dày. Cho thêm khoảng 1 thìa con rượu vào cùng hạt tiêu.Dạ dày lợn hấp hạt tiêu - món ăn cực tốt, mẹ ăn con khỏe4Giờ hãy cho dạ dày vào thố, hoặc xửng hấp, cho thêm tiêu sọ và quế, hồi vào trong.5Gập các mép của chiếc dạ dày lại để che được hết hạt tiêu và quế, hồi bên trong. Rắc tiếp một ít hạt tiêu nữa lên trên cái dạ dày. Cuối cùng đậy vung thố lại, cho vào nồi đun cách thủy trong vòng 30 phút.Dạ dày lợn hấp hạt tiêu - món ăn cực tốt, mẹ ăn con khỏe5Giờ thì bạn chỉ việc cho vào đun cách thủy khoảng 30 là được rồi. Thành phẩmVậy là chỉ sau 30 phút, bạn đã hoàn thành món ăn ngon mà bổ dưỡng cho bà bầu và thai nhi rồi. Làm món dạ dày hấp tiêu này không khó, thậm chỉ còn rất đơn giản, chỉ hơi mất thời gian ở bước sơ chế và làm sạch dạ dày thôi. Nhưng phải làm cẩn thận mới đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bà bầu được. Khi làm xong món ăn này, bạn thái dạ dày ra bỏ tiêu và gia vị bên trong đi, rồi chấm với muối chanh thì ngon "tuyệt cú mèo" đấy. Nếu sức khỏe tốt, và tự trồng được rau sống, bạn có thể ăn kèm với các loại rau ưa thích cho ngon miệng nhé.Với món ăn này, bạn sẽ chẳng còn lo lắng về đường ruột, cũng như hệ tiêu hóa của bé khi sinh ra nữa. Bên cạnh đó, có hệ tiêu hóa tốt thì bé cũng sẽ hấp thụ thức ăn tốt hơn, chỉ với 2 chiếc dạ dày lợn hấp tiêu mà sau này bé khỏe mạnh thì bạn hãy thử ngay bây giờ khi đang mang thai nhé.

Nhiều mẹ được mách rằng ăn dạ dày lợn khi mang thai thì em bé sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đây cũng là món ăn được nhiều mẹ tin là phương thuốc bổ và cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi. Vậy bà bầu ăn dạ dày lợn có tốt không? MarryBaby sẽ chia sẻ một số thông tin đến mẹ nhé.

Những giá trị dinh dưỡng từ dạ dày lợn

Dạ dày là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của lợn, thực hiện hai chức năng chính là nghiền thức ăn, thấm dịch vị và phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

Dạ dày lợn (trong Nam gọi là bao tử heo) là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, ngon miệng. Trước khi giải đáp thắc mắc bà bầu có ăn được dạ dày lợn không thì mẹ cùng tìm hiểu một số giá trị dinh dưỡng mà dạ dày lợn đem lại nhé.

Theo y học cổ truyền, dạ dày lợn có vị ngọt, tính ấm, bổ trung, ích khí, kiện tỳ, ích vị, trừ thấp, có tác dụng chữa chứng tỳ vị hư nhược, thiếu máu, vàng da thấp nhiệt, đái tháo đường, rối loạn tiểu tiện, di tinh, sa tử cung, trẻ em suy dinh dưỡng, nhiều mồ hôi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dạ dày lợn cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như protit, lipit, gluxit, vitamin A, B1, B2 và một số men cần thiết cho hệ tiêu hóa. Một số món ăn kết hợp với dạ dày lợn được xem là phương thuốc bổ có lợi cho sức khỏe như:

– Dạ dày lợn hầm hạt sen: Món ăn này có tác dụng bổ sung khí huyết, trị chứng mất ngủ, đồng thời ngăn ngừa tiêu chảy và viêm dạ dày.

– Dạ dày kho dưa cải: Ăn vào giúp lợi tiêu hóa, chữa viêm đại tràng, chứng ra nhiều mồ hôi, thiếu máu.

– Dạ dày lợn xào nấm tỏi: Có tác dụng bổ tỳ, giúp trị chứng đầy bụng, vàng da, người lạnh, đau tức ngực.

– Dạ dày bát bảo: Món ăn được nhiều người ưa chuộng để tăng cường thể lực, chữa mệt mỏi, kén ăn.

>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn cháo lòng được không và những điều mẹ cần biết

Bà bầu ăn dạ dày lợn có tốt không?

Dạ dày lợn đem lại nhiều lợi ích nhưng bà bầu có nên ăn dạ dày? Nếu có thì bà bầu ăn dạ dày lợn tuần bao nhiêu lần là tốt nhất?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể ăn dạ dày lợn bình thường như các món ăn khác trong thai kỳ.

Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, mẹ bầu chỉ nên ăn dạ dày lợn ở mức độ vừa phải. Lý do là vì dạ dày là phủ tạng, nội tạng, là bộ phận dễ bị nhiễm khuẩn ở lợn. Mẹ chỉ nên ăn 1 lần 1 tuần hoặc có thể 2 lần nếu quá thèm. Mẹ nhớ phải làm sạch và nấu chín kỹ dạ dày trước khi ăn, tuyệt đối không ăn dạ dày còn tái, sống.

Có nhiều thông tin cho rằng bà bầu ăn dạ dày lợn hấp tiêu khi mang thai ở tuần thứ 32, 33 thì con sinh ra sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và không cần lo về những bệnh về đường ruột. Không những vậy, món ăn này được tin là sẽ giúp bé không bị chảy dãi hay bị tướt khi mọc răng. Chính vì những lời đồn đại này mà nhiều mẹ bổ sung món ăn này vào bữa cơm hằng ngày.

Theo như các bác sĩ phụ khoa, đây chỉ là kinh nghiệm truyền miệng dân gian và không có cơ sở khoa học. Ăn dạ dày lợn quá nhiều sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, chưa kể hạt tiêu có vị nóng, tính cay sẽ làm cho mẹ bầu có thể bị trĩ và táo bón vì nóng. Vì vậy, mẹ nào không ăn được nội tạng thì không cần cố ăn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Dạ dày hấp tiêu cho bà bầu là món ăn đang được “rỉ tai” nhau trong cộng đồng các thai phụ và được nhiều chị em mua về làm ăn. Liệu món này có thực sự tốt?

Vì sao đang có xu hướng nên ăn dạ dày hấp tiêu cho bà bầu?

Các mẹ bầu rủ nhau ăn món dạ dày hấp tiêu

Trên các diễn đàn thời gian gần đây nhiều thai phụ ở tuần thai thứ 32 hay 33 rủ nhau ăn món dạ dày hấp tiêu. Nguyên nhân các mẹ chia sẻ là nghe nói chỉ cần trong hai tuần 32 và 33 của thai kỳ, mỗi tuần mẹ ăn 1 lần món này thì khi con sinh ra sẽ "lành dạ", không lo bị bệnh về đường tiêu hóa.

Thế là rất nhiều thai phụ chưa cần biết ăn dạ dày hấp tiêu cho bà bầu có thật sự tốt hay không mà đã mua rất nhiều về để ăn lấy ăn để. Một số mẹ bầu nuốt không nổi vẫn ép mình ăn với hy vọng tốt cho con sau này.

Giá trị dinh dưỡng của dạ dày

Dạ dày lợn là một trong những bộ phận tiêu hóa và thực hiện 2 chức năng chính: nghiền thức ăn, thấm dịch vị và phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Trong 100g dạ dày lợn thì có khoảng:

  • 82,3% là nước
  • 14,6% đạm
  • 2,9% chất béo
  • Và nhiều khoáng chất khác như canxi, photpho, sắt, vitamin B1…

Theo dân gian, dạ dày lợn có công dụng trong việc trị chứng đau bao tử (Đông y gọi là tỳ vị hư hàn), chứng bệnh về tiêu hóa như ăn uống khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi, tức ở vùng chấn thủy, đi tiêu phân lỏng trong nhiều ngày… Có lẽ vì lý do này mà quan niệm ăn dạ dày hấp cho bà bầu cực tốt.

Bác sĩ chuyên môn nói gì về hiện tượng rủ nhau ăn dạ dày hấp tiêu cho bà bầu

Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội. Bác sĩ khẳng định quan niệm ăn dạ dày hầm tiêu khi mang thai tuần 32, 33 để con sinh ra có hệ tiêu hóa khỏe mạnh là sai lầm, không có cơ sở khoa học.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Thậm chí, bác sĩ còn cho biết món ăn này nếu ăn nhiều cùng một lúc sẽ không tốt cho mẹ bầu. Lý do là vì dạ dày là phủ tạng, nội tạng, bộ phận dễ bị nhiễm vi khuẩn ở lợn còn hạt tiêu có vị nóng, tính cay nên món ăn này chắc chắn không có tác dụng như nhiều mẹ bầu truyền tai nhau. Thậm chí, ăn bao tử hầm tiêu còn có nguy cơ khiến mẹ bị trĩ và táo bón vì nóng.

Vì thế, nếu mẹ thích và muốn thì hãy ăn. Còn nếu không, đừng hành hạ và ép mình phải ăn, mẹ không vui và chắc chắn thai nhi trong bụng cũng sẽ không thích.

Hướng dẫn cách chế biến dạ dày hấp tiêu

Nguyên liệu

  • Dạ dày lợn: 1 cái - lưu ý mua tại cửa hàng bán với nguồn gốc rõ ràng
  • Hạt tiêu sọ: 15g
  • Quế: 2 – 3 miếng nhỏ
  • Hoa hồi: 1 – 2 bông
  • Rượu, gia vị, muối, chanh, giấm ăn, ớt

Cách thực hiện

  • Dạ dày lợn sau khi mua về lộn trái, rửa trực tiếp dưới vòi nước sạch, dùng dao cạo bỏ phần màng nhầy. Để dạ dày lợn sạch hơn, nên dùng bột mì bóp cùng dạ dày và tiếp tục rửa sạch. Lưu ý: vì đây là nội tạng động vật nên việc làm sạch kỹ càng là cực kỳ cần thiết.
  • Bước tiếp theo, xát muối vào dạ dày, tiếp tục bóp sạch, rửa lại bằng nước. Cho giấm vào tiếp tục bóp kỹ và rửa với nước thêm lần nữa.
  • Sau đó đun sôi nước, thêm vài hạt muối, cho dạ dày vào chần nhanh. Tiếp tục vớt ra, rửa qua nước lạnh rồi dùng dao cạo mặt bên trong dạ dày, loại bỏ phần mỡ thừa bám trên da.
  • Cho dạ dày vào thố hoặc chén sứ có nắp đậy, thêm hạt tiêu, vỏ quế, hoa hồi vào trong dạ dày cùng một muỗng rượu trắng.
  • lưu ý gập các mép dạ dày nhằm che phủ toàn bộ hạt tiêu và vỏ quế, hoa hồi bên trong. Tiếp tục rắc tiêu bên ngoài nồi, đậy nắp vung và bắt đầu hấp cách thủy trong khoảng thời gian 30 phút.
  • Sau đó thái nhỏ và bày ra dĩa trang trí đẹp để kích thích ngon miệng hơn. Thế là đã có món dạ dày hấp tiêu cho bà bầu thơm ngon.

Dân gian có rất nhiều món ăn cho mẹ bầu và mẹ sau sinh với quan niệm tốt cho con và bổ cho mẹ. Tuy nhiên, một vài món không có cơ sở khoa học. Do đó, chị em nên có cái đầu tĩnh táo, tìm hiểu kỹ càng trước khi áp dụng và ăn một cách vô tội vạ nhé.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Video liên quan

Chủ đề