Vì sao em thích truyện thánh gióng

Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng

  • Ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng mẫu 1
  • Ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng mẫu 2
  • Ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng mẫu 3

Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng trong chương trình Ngữ văn lớp 6 giúp các em hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Soạn bài lớp 6: Thánh Gióng

Văn mẫu lớp 6: Cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh gióng

Ngữ văn lớp 6: Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng

Ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng mẫu 1

Thánh Gióng hình tượng người anh hùng đánh giặc ngoại xâm tiêu biểu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Thánh Gióng được sinh ra rất kỳ lạ từ một người mẹ nghèo được mẹ và nhân dân nuôi dưỡng. Gióng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm bằng tất cả lòng yêu nước và mong muốn bảo vệ làng quê, đất nước.

Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ, sức mạnh đó như dung hòa và kết tinh lại tạo thành sức mạnh to lớn đủ sức quật ngã mọi kẻ thù to lớn.

Từ thực tế trong công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước của cha ông ta, hình tượng Thánh Gióng được thần thánh hóa và trở thành nhân vật anh hùng, với tinh thần ý chí quật khởi trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang xâm lược. Bên cạnh đó hình tượng Thánh Gióng cũng nói lên một thời đại lịch sử của đất nước – Vua Hùng với nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, người dân luôn phải chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.

Ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng mẫu 2

Đứa nhỏ hôm qua chưa biết nói, hôm nay nghe tiếng rao cầu hiền đánh giặc của sứ giả vua Hùng Vương thứ tư, nó liền biết nói và tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, là lời xin tình nguyện đánh giặc ngoại xâm. Cái độc đáo của trí tưởng tượng và lòng yêu nước cũng là mới hôm qua trong thời bình, đứa trẻ còn nhỏ mà hôm nay, khi đất nước lâm nguy, nó vươn vai một cái tức thì nó cao lớn mười trượng. Dường như hễ nhiệm vụ nặng nề bao nhiêu thì nó cao lớn bấy nhiêu để thừa sức giết giặc. Giết giặc xong, vị thần làng Phù Đổng cưỡi ngựa lên trời chứ không về triều: ý chí phục vụ vô tư thật là gương mẫu.

Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước - tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truyện cố tích nào so sánh kịp. Chúng ta hãy chú ý một chi tiết: Thánh Gióng xuất hiện dưới đời Hùng Vương thứ 18. Thế là trong tâm trí của tổ tiên chúng ta, tư tưởng thương nòi yêu nước bắt nguồn từ rất xa trong lịch sử. Hai truyện, một trị thủy vì dân, hai đánh giặc vì nước bổ sung với nhau và làm cho truyện họ Hồng Bàng phát triển được hoàn chỉnh nội dung tư tưởng của nó.

Hàng ngàn năm đã qua rồi mà truyện Phù Đổng, truyện Thánh Gióng vẫn giữ nguyên giá trị giáo dục và động viên lớn.

Ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng mẫu 3

Từng ý nghĩa, những giá trị riêng ẩn chứa trong mỗi câu chuyện luôn là điều tác giả muốn truyền đến cho độc giả. Và truyện Thánh gióng cũng thế, nó sẽ là sự tái hiện về một thời chiến, con người cùng thiên nhiên đồng lòng chiến đấu vì nước nhà, một hình tượng Thánh Gióng hùng vĩ bất tử.

Thánh gióng là một câu chuyện truyền thuyết đã có từ rất lâu đời, một điều thiêng liêng, ý nghĩa của đất nước ta đến tận ngày nay có thể thấy điều đó trong nội dung cùng những hình ảnh trong truyện. Truyện kể về thời vua hùng thứ sáu, một cặp vợ chồng nông dân chăm chỉ làm ăn, sống hiền lành trong ngôi làng nọ mà mãi chẳng có được một đứa con. Một hôm người vợ ra đồng thì thấy lạ thay có những vết chân lớn, sự tò mò đã khiến chị ướm thử chân của mình vào. Người phụ nữ này đã thụ thai và sinh ra một cậu bé rất khôi ngô, bụ bẫm với khuôn mặt sáng rực với cái tên được đặt là Gióng không bao lâu sau lần ra đồng hôm đó. Niềm vui chưa bao lâu thì lo lắng lại đến khi cậu con trai này tuy đã lên ba mà không biết nói cũng chẳng cười chỉ nằm một chỗ. Nước ta luôn nằm trong kế hoạch tham lam muốn xâm chiếm của bọn giặc Ân độc ác, tàn nhẫn trong khoảng thời gian lúc đó. Người dân chết một nhiều hơn, đất nước lâm vào tình cảnh khốn cùng khiến nhà vua lo lắng bèn sai sứ giả đi tìm người tài về giúp nước nhà. Và Gióng đã đứng lên, lớn nhanh như thổi xông pha đánh giặc bảo vệ nước nhà với ngựa sắt, gươm sắt, áo giáp sắt, nón sắt cùng thiên nhiên bên vệ đường đem về chiến thắng, bình yên cho nhân dân, đã cùng Thánh Gióng ngoài mặt trận chiến trường oanh liệt,

Có thể thấy truyện Thánh Gióng đơn giản kể về Gióng từ một cậu bé không nói không cười bỗng chốc lớn nhanh, ăn không bao nhiêu cho đủ, quần áo mặc đều chật và ngắn đi đã xông pha đánh giặc. Những chi tiết rất đắt giá mang nhiều tầng nghĩa sâu xa được ẩn sâu trong câu chuyện . Gióng vốn được sinh ra từ người nông dân nghèo, hiền từ mà lại chăm lo làm ăn, chàng được nuôi dưỡng từ nhân dân. Trước tình cảnh nước nhà bị xâm chiếm bằng tất cả niềm tin, tình cảm yêu nước sâu đậm, lòng căm phẫn, thù giặc thương dân thì Gióng đã chiến đấu hết mình. Sức mạnh lớn nhanh, khỏe mạnh của gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của toàn nhân dân, đó là sự đồng lòng, hợp sức, đoàn kết của người dân trong cùng một nước. Bên cạnh đó nó còn là sức mạnh kết hợp sâu sắc của con người và thiên nhiên, từ vũ khí hiện đại đến những vũ khí thô sơ. Cụ thể là đánh giặc không chỉ có con người mà chính vạn vật, cây cỏ đều đồng lòng hòa chung vào trận chiến, những cây tre bên vệ đường cũng dũng cảm trở thành vũ khí cùng Gióng tiêu diệt quân thù.

Ở Gióng mang một nét đẹp của thời đại, của nhân dân với nhiều nguồn sức mạnh. Thứ nhất là vết chân khổng lồ mà người mẹ nhìn thấy và ướm thử khi ra đồng, sau đó người phụ nữ đã có thai và sinh ra cậu bé khôi ngô chính là Gióng. Vết chân này nó là biểu tượng của thần linh, của những điều thần bí mà kì diệu, con người sống tốt, sống thật thì luôn có sự giúp đỡ, phù trợ của những vị thánh, tiên linh thiêng. Thứ hai, khi mọi người dân trong làng nghe tin Gióng xung phong đánh giặc, thức ăn, gạo thổi ra bao nhiêu cũng không đủ cho cậu bé. Người dân khắp nơi trong làng sẵn sàng đem gạo, rượu, trâu bò, rau củ và cả vải lụa sang để cho Gióng. Chính nét đẹp cộng đồng nuôi cơm, đồng lòng giúp đỡ nhau vì đại cuộc, vì nước nhà thể hiện nên một nét đẹp đoàn kết, vị tha, tử tế của người dân. Thứ ba, Gióng đã yêu cầu sứ giả chuẩn bị cho chàng những vũ khí bằng sắt, từ áo giáp sắt, ngựa sắt, nón sắt cho tới gươm sắt để chàng có thể đánh giặc. Điều đó cho thấy được những thành tựu kỹ thuật ngày đó đã được nhân dân sáng tạo, phát mình đã rất tân tiến, hữu ích. Thiên nhiên, đất nước, con người sau cùng luôn gắn kết, hòa nhập lại là một không bao giờ tách biệt. Nước nhà bị xâm lăng con người dù là ai, già trẻ lớn bé đều sẵn sàng xông pha chiến đấu, ngay cả những khóm tre cũng vươn mình làm vũ khí đánh giặc.

Một hình ảnh diệu kì với nhiều sắc màu, nhiều ý nghĩa sâu xa được xây dựng đó là hình tượng Thánh Gióng. Đó là hiện thân của một vị thần ra tay giúp nước nhà, bảo vệ người dân. Hay là tinh thần yêu nước, đoàn kết, một lòng sẵn sàng đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm của nhân dân ta bao đời nay. Bên cạnh đó Gióng còn là niềm ước mơ của người dân về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng nước nhà chống giặc. Câu chuyện còn ẩn sâu bên trong đó là nét đẹp thần bí, tiềm tàng của những con người thần kì.

Văn mẫu tả cảnh lớp 6: Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng bao gồm 3 bài văn mẫu chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố làm bài văn tả cảnh lớp 6, ôn tập phần tập làm văn lớp 6. Ngoài ra, các em học sinh nên tham khảo các tài liệu văn mẫu, đọc thêm các bài soạn văn mẫu lớp 6 để soạn bài tốt hơn. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị sớm cho kì thi học kì 2 cũng rất quan trọng. Làm trước các đề thi học kì 2 lớp 6 sẽ giúp các em có thêm kiến thức, kinh nghiệm làm các dạng đề bài khác nhau. Chúc các em học tốt.

Đua top nhận quà tháng 4/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Trong truyện truyền thuyết Thánh Gióng có rất nhiều chi tiết hay và đặc sắc nhưng với em chi tiết :"Roi sắt gãy Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh giặc " là chi tiết hay nhất bởi vì chi tiết cho ta thấy người anh hùng làng Gióng đã thông minh , nhanh trí , chủ động và linh hoạt trên chiến trường biết nhổ bụi tre đằng ngà bên đường thay cho vũ khí là roi sắt của vua ban đã bị gãy , trong tay Gióng bụi tre ngà tung hoàng ngang dọc diệt giặc Ân , dưới sức mạnh vũ khí của tre ngà lũ giặc đứa thì sứt mũi , kẻ sứt tai , đứa thì chết chóc bởi gay tre ngà . Như vậy , Gióng ra trận không chỉ bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cây cỏ quê hương , cây cỏ của quê hương cũng theo người anh hùng ra trận bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc . 

Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânTiếng anh thí điểmĐạo đứcTự nhiên và xã hộiKhoa họcLịch sử và Địa lýTiếng việtKhoa học tự nhiênÂm nhạcMỹ thuật

Vì sao em thích truyện thánh gióng


Trong truyện Thánh Gióng em thích nhất chi tiết nào vì sao trình bày một đoạn văn ngắn

mình cần gấp nha!!!


Vì sao em thích truyện thánh gióng


Em thích chi tiết

Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.

Bạn đang xem: Trong truyện thánh gióng em thích nhất chi tiết nào vì sao

Vì Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta.


Vì sao em thích truyện thánh gióng


Trong văn bản Thánh Gióng, e thích nhất chi tiết cậu bé 3 tuổi mà không biết nói cũng chẳng biết cười bỗng chốc trở thành 1 tráng sĩ mình đồng da sắt sau khi nghe tin nhà vua tìm người tài đánh giặc. Đây là hình ảnh tưởng tượng kì ảo, làm cho câu chuyện thêm phần sinh động đồng thời như đưa đọc giả lạc vào thế giới cổ tích đầy hứng thú. không những thế hình ảnh này còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Một con người nhỏ bé phút chốc trở nên to lớn và vĩ đại tượng trưng cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. Khi đất nước bình yên họ là những người vui vẻ, chất phác, khi đất nước có giặc xâm lăng, họ vùng lên với tất cả sức mạnh vốn có, không màng đến hiểm nguy.


Đúng 1 Bình luận (0)

Vì sao em thích truyện thánh gióng


Cái ***** chứ, không lẽ mày ngu à


Đúng 0 Bình luận (0) Các câu hỏi tương tự

C2. Neunội dung và ý nghĩa của các văn bản : Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh, Em bé thông minh.

C3. Giải thích ý nghĩa của chi tiết trong văn bản Thánh Gióng:

- Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc.

C4. Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, em thích nhất là nhân vật nào? Vì sao?

C6. Trong truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi binh sĩ 18 nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của từng chi tiết đó.

C8. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh hoặc Em bé thông minh.

Lớp 6 Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I 4 0

Chỉ ra chi tiết mà em thích trong bài " Thánh gióng " về giải thích vì sao em thích chi tiết đó

Lớp 6 Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I 4 0

2.1. Văn bản “Thánh Gióng”.

1. Truyện “Thánh Gióng” được kể theo ngôi thứ mấy? Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính trong truyện?

2. Hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của truyện “Thánh Gióng”

3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”?

4. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật chính của truyện “Thánh Gióng”.

5. Từ truyện “Thánh Gióng”, theo em lí do tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”?

2.2. Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

1. Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” được viết theo phương thức biểu đạt nào? Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là gì?

3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”?

4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh bằng một đoạn văn.

5. Từ văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” hãy trình bày suy nghĩ của em về tác hại khôn lường của thiên tai lũ lụt trong đời sống?

2.3. Văn bản “Thạch Sanh”.

Xem thêm: Ta Là Gì Của Nhau (Part 2)

1. Văn bản “Thạch Sanh” thuộc phương thức biểu đạt nào và được kể theo ngôi kể thứ mấy?

2. Trong văn bản “Thạch Sanh”, sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?

3. Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần vượt qua thử thách trong truyện “Thạch Sanh”.

4. Hãy chỉ ra sự đối lập trong truyện “Thạch Sanh” giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông.

5. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: chi tiết tiếng đàn và chi tiết niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu trong truyện “Thạch Sanh”.

6. Từ văn bản “Thạch Sanh”, hãy trình bày suy nghĩ của em về quan điểm cái thiện luôn chiến thắng cái ác, sự công bằng luôn chiến thắng sự bất công? 2.4. Văn bản “Em bé thông minh”.

1. Văn bản “Treo biển” thuộc thể loại nào và được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Trong truyện “Em bé thông minh”, mỗi lần thử thách em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố?

3. Theo em, cách giải đố trong truyện “Em bé thông minh” cho thấy điều gì về nhân vật em bé?

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh”.

5. Qua văn bản “Em bé thông minh” Hãy chỉ ra tầm quan trọng của các yếu tố kinh nghiệm dân gian trong đời sống?

2.5. Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.

1. Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?

3. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học gì? (Hay bài học rút ra từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”).

4. Nêu ý nghĩa bài học rút ra từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

5. Từ văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, em hãy tìm một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”

2.6. Văn bản “Thầy bói xem voi”.

1. Văn bản “Thầy bói xem voi” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và cách phán về voi trong truyện “Thầy bói xem voi”?

3. Trong truyện “Thầy bói xem voi”, thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?

4. Truyện “Thầy bói xem voi” cho ta bài học gì trong cuộc sống?

5. Từ truyện “Thầy bói xem voi”, em hãy chỉ ra những hậu quả của cách đánh giá “Thầy bói xem voi” trong cuộc sống.

2.7. Văn bản “Treo biển”.

1. Văn bản “Treo biển” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Nội dung tấm biển trong truyện “Treo biển” có mấy yếu tố? Nêu vai trò của từng yếu tố?

3. Trong truyện “Treo biển”, có những ai đã góp ý về cái biển của cửa hàng bán cá? Những góp ý của người khác đã khiến nhà hàng có hành động gì?

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Treo biển”?

5. Qua văn bản “Treo biển” em rút ra được bài học nào cho bản thân?

2.8. Văn bản “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”.

1. Văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Trong truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, vị Thái y lệnh là người như thế nào?

3. Ở truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất trong những hành động của nhân vật Thái y lệnh họ Phạm?

4. Bài học được rút ra cho những người làm nghề y học hôm nay và mai sau là gì qua truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”?

5. Nhan đề “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” gợi cho em những suy nghĩ gì?