Vì sao gọi là hàng nội địa

Tương tự, vào siêu thị mua một xấp vải do một nhà máy Việt Nam sản xuất và có nhãn bằng tiếng Việt thì liệu hành động đó có phải là ủng hộ hàng Việt Nam hay không nếu biết rằng nhà máy này nhập toàn bộ từ sợi, thuốc nhuộm, hóa chất, thiết bị, thậm chí thuê luôn chuyên gia kỹ thuật và công nhân từ nước ngoài?

Theo tôi, để định nghĩa được “thế nào là hàng Việt Nam” thì cần phân biệt rõ ba khái niệm “hàng nhập khẩu”, “hàng nội địa hóa” và “hàng Việt Nam”.

- Hàng nhập khẩu: là hàng hóa được sản xuất từ một nước khác và nhập qua cửa khẩu Việt Nam, có xuất xứ từ nước ngoài. Như vậy, dù nhà máy này do người Việt Nam làm chủ, sử dụng nhân công Việt Nam, thậm chí có dùng một phần nguyên liệu từ Việt Nam cũng đều phải xem là hàng nhập khẩu. Điều này phù hợp với quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

- Hàng nội địa hóa: là hàng hóa được sản xuất từ nhà máy ở trong nước nhưng mang nhãn hiệu nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu đó là công dân nước ngoài hoặc đó là hàng sản xuất bởi nhà máy trong nước và sở hữu nhãn hiện là công dân Việt Nam nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng không đạt mức quy định của hàng Việt Nam. Như vậy, với ô tô lắp ráp tại Việt Nam mang nhãn hiệu Ford, Toyota hoặc xe gắn máy hiệu Honda, Yamaha... dù sử dụng nhân công Việt Nam và một số phụ tùng trong nước đều được xem là hàng nội địa hóa chứ chưa phải là hàng Việt Nam.

- Hàng Việt Nam: để được gọi là hàng Việt Nam, cần phải đạt ba tiêu chí sau: 1. Phải được sản xuất trong nước, nghĩa là có nhà máy trong nước; 2. Có phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đạt tỷ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam quy định tùy theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể. Thí dụ đối với các ngành hàng mà vật tư trong nước không đáp ứng đủ, sẽ chấp nhận mức giá trị gia tăng thấp hơn, như hàng điện tử, máy móc. Ngược lại, các sản phẩm như thực phẩm, hàng tiêu dùng thông thường, phải có giá trị gia tăng cao hơn; chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa phải là công dân Việt Nam.

Từ đó, ta có thể lý giải được các trường hợp mà bài viết “Cần một định nghĩa cho hàng Việt Nam” đặt ra. Trường hợp Pepsi, ta gọi đó là hàng nội địa hóa, nhưng chưa phải hàng Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp trong nước đặt mua toàn bộ công nghệ, nguyên liệu và thuê nhân công nước ngoài thì nếu người đăng ký nhãn hiệu là công dân Việt Nam và có tỷ lệ giá trị giá tăng phù hợp với quy định thì sẽ được xem là hàng Việt Nam. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì chỉ gọi là hàng nội địa hóa.Trường hợp sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam nhưng nhà máy do người nước ngoài thành lập và bán ra thị trường thế giới với tên nước ngoài thì sẽ được xem là hàng có “xuất xứ Việt Nam” và được cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) Việt Nam khi xuất khẩu. Nhưng cũng chính các hàng hóa đó, nếu đem tiêu thụ trong nước thì sẽ không được xem là hàng Việt Nam vì chủ sở hữu nhãn hiệu là công dân nước ngoài, mà chỉ được xem là hàng nội địa hóa.Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và xuất hàng về Việt Nam, dù nhãn hiệu đó là tiếng Việt Nam vẫn được xem là hàng nhập khẩu. Điều này cũng phù hợp với quy tắc xuất xứ mà Chính phủ Việt Nam đã ban hành.

Nhân đây, tôi cũng xin đưa ra một số kiến nghị để cho cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đạt được hiệu quả cao. Trước tiên, Nhà nước nên có quy định rõ về hàng Việt Nam, đặc biệt là tỷ lệ (hàm lượng) giá trị gia tăng trong từng nhóm hàng hóa. Mặt khác, các cơ quan quản lý cũng nên tổ chức đăng ký và công nhận đối với các sản phẩm là hàng Việt Nam, có thể dùng hình thức gắn nhãn “hàng Việt Nam” hoặc lập một trang web riêng liệt kê danh mục những hàng hóa đạt tiêu chuẩn là hàng Việt Nam. Tuy nhiên, các thủ tục đăng ký là hàng Việt Nam nên thoáng, nhẹ nhàng để tránh căn bệnh  xin - cho, chạy chọt.

Diệp Thành Kiệt

Th12022015 Hàng nội địa Nhật là gì? Hàng nội địa Nhật có tốt không?

Hàng nội địa là gì? Hàng nội địa hay còn gọi là sản phẩm trong nước, là sản phẩm được sản xuất riêng cho người tiêu dùng nước đó sử dụng.

Bạn đang xem: Hàng nội địa là gì

Lấy ví dụ cụ thể như hàng nội địa Nhật (Japanese Domestic Market viết tắt là JDM) là hàng mang thương hiệu có nguồn gốc từ Nhật hay tập đoàn đa quốc gia được sản xuất riêng cho thị trường Nhật, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Nhật Bản và đặc biệt là thoải mãn tập quán tiêu dùng của người Nhật.

Không chỉ riêng những người yêu thích hàng Nhật mà hầu hết tất cả mọi người, cứ nhắc đến hàng Nhật là họ luôn khen ngợi, đảm bảo và yên tâm tuyệt đối khi sử dụng hay “Đồ điện tử Nhật sài cả đời cũng không hư” nghe hơi quá nhỉ ! Ai đã từng sử dụng qua một hay một vài sản phẩm nội địa Nhật thì đảm bảo như rằng: Một thời gian sau, từ dầu gội, sữa tắm, đồ chơi, đôi giày, cái áo, cái quần hay thực phẩm, bánh kẹo … đến cả cái nồi cơm điện buộc phải dùng điện 110 cũng có đầy đủ trong nhà bạn ấy.

Người Nhật nổi tiếng với “tập quán tiêu dùng” khó tính, rất kiêu kì và đòi hỏi tất cả chi tiết phải đạt được độ chuẩn ở mức tối đa nhất. Những sản phẩm họ làm ra đòi hỏi sự tỉ mỉ của kỹ thuật, sự vượt trội về tính năng, sự tiện dụng va an toàn trong sử dụng, sự tinh tế trong thẩm mỹ.

“Chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia”. Điều này có nghĩa là bất cứ doanh nghiệp thuộc ngành nghề nào, dù hoạt động sản xuất hay gia công, dù nhà máy tại Nhật hay nước khác… một khi cho ra đời được sản phẩm “Made in Japan” thì danh tiếng công ty, uy tín thương hiệu, đẳng cấp sản phẩm, vị thế thương trường của doanh nghiệp đó đều đồng loạt được nâng hạng.


Mục lục

2 Vì sao “Made in Thailand” mà là hàng Nhật nội địa?

Nói thêm về hàng nội địa Nhật:

Made in Japan là sản phẩm sản xuất tại Nhật. Những sản phẩm mà được gán mác “Made in Japan” thì tất nhiên là bạn có thể an tâm tuyệt đối về chất lượng và nguồn gốc của nó.

Xem thêm: Viêm Dạ Dày Tá Tràng Là Gì, Viêm Loét Dạ Dày Hành Tá Tràng Là Gì

Những mặt hàng bán tại Nhật nhưng trên sản phẩm thể hiện “Made in Thailand” chẳng hạn, nhưng tất cả thông tin in trên bao bì đều là tiếng Nhật hay đến mã vạch mang đầu mã số Nhật Bản thì đó cũng gọi là hàng nội địa. Vì đây không phải là hàng Thailand mà chính xác là hàng được sản xuất và tiêu dùng tại đất nước Nhật Bản, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng đã cam kết, quảng cáo cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn tới mức tối đa.

Vì sao “Made in Thailand” mà là hàng Nhật nội địa?

Thứ nhất, đó hàng được sản xuất và tiêu dùng tại đất nước Nhật Bản.Thứ hai, ai cũng biết là đất nước Nhật không lớn, nhưng dân số già (từ 65 tuổi trở lên) cao đến mức kỷ lục dẫn đến thiếu lao động trầm trọng. Nên các nhà sản xuất của nhiều tập đoàn lớn (đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia như P&G, Unilever…) thường được đặt ở những quốc gia có lượng nhân công giá rẻ cụ thể như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia… Đây là cách để giảm giá thành sản phẩm không chỉ được những công ty, tập đoàn tại Nhật ứng dụng, mà ngay cả đến những thương hiệu nổi tiếng như H&M, Zara, Adidas, Nike… cũng sử dụng.

Điều này lý giải tại sao những sản phẩm mang thương hiệu như Uniqlo mua tại store hay Aeon mall tại Nhật lại Made in China, hay dầu gội H&S thuộc tập đoàn P&G lại Made in Thailand…

Thứ ba, Nhật Bản là một đất nước đảo, bao quanh là đại dương nên việc xử lý rác thải đối với họ là một vấn đề nan giải. Rác thải công nghiệp chiếm khoảng 30% trong tổng lượng rác thải tại Nhật và chi phí xử lý rác thải tính trên đầu người là 300.000 yên một năm. Ý thức được vấn đề này, doanh nghiệp Nhật nói riêng hay người dân Nhật nói chung rất coi trọng bảo vệ môi trường. Đây cũng là lý do giải thích tại sao hầu hết những mặt hàng được bán tại Nhật từ hàng tiêu dùng đến mỹ phẩm đều có dạng thay thế (refill).

Lầm tưởng những sản phẩm được in thêm tem phụ là hàng xuất khẩu ??!!

Trước tiên, bạn nên đọc trên tem đó ghi nội dung gì? Nếu như tem đó ghi thông tin sản phẩm và thông tin của công ty phân phối sản phẩm bằng hoàn toàn tiếng Nhật thì tại sao xác định đó là hàng xuất khẩu trong khi thông tin và ngôn ngữ gốc in trên bao bì sản phẩm là hoàn toàn bằng tiếng Nhật và nơi sản xuất tại Nhật là Made in Japan.Nếu trên tem phụ đó phải ghi bằng tiếng Anh (là ngôn ngữ phổ biến trên Thế giới) hoặc ngôn ngữ nơi họ xuất hàng đến cũng không khẳng định được đó là hàng xuất khẩu, trong khi thông tin và ngôn ngữ gốc in trên bao bì sản phẩm là hoàn toàn bằng tiếng Nhật.Nếu như trên sản phẩm, bao bì sản phẩm được in thông tin bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật thì khi đó bạn có thêm cơ sở để xác định không phải là hàng nội địa Nhật.

Hàng Nhật nội địa thực sự tốt đặc biệt là thực phẩm và mỹ phẩm Nhật. Sản phẩm của họ làm ra luôn thể hiện được sự ý thức, nghiêm túc trong công việc hay cái tâm của người làm ra chúng. Đồng thời, chính phủ Nhật luôn có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng, đề cao mục tiêu vì thế hệ tương lai nên sản phẩm luôn đạt chỉ tiêu an toàn về chất lượng, sạch tuyệt đối. Nên bất cứ ai đã dùng qua hàng Nhật thì sẽ luôn tìm kiếm để thoải mãn mục đích tiêu dùng của mình.

Nhắc đến hàng nội địa Nhật là nói đến những sản phẩm có chất lượng cao, bỉm sữa hay mỹ phẩm nội địa Nhật thì lành tính và hiệu quả cao, đồ điện tử nội địa Nhật thì tiết kiệm điện và rất bền

Chính vì thế, mà từ xưa đến nay, người Việt mình vẫn rất chuộng đồ nội địa Nhật

Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn, Chaly nhận thấy nhiều bạn quan niệm rằng hàng nội địa Nhật là phải Made in Japan mà điều này thì chưa chính xác

Vậy như thế nào là hàng nội địa Nhật? Làm cách nào để phân biệt hàng Nhật nội địa?

Tất cả mình đều sẽ giải đáp chi tiết trong bài này nhé.

Hàng nội địa Nhật là gì?

– Hàng Nhật nội địa là hàng bán ở Nhật cho người Nhật dùng, được mua tại Nhật và xách tay về Việt Nam

– Chữ ‘nội địa’ trong ‘hàng nội địa Nhật Bản‘ hàm ý 100% vòng đời khép kín của sản phẩm đều diễn ra tại Nhật Bản (Japanese Domestic Market – JDM).

– Hàng nội địa vì được mua trực tiếp tại Nhật nên chỉ có 1 con đường để mang về Việt Nam, đó là đường tiểu ngạch ‘xách tay’, bởi vậy được gọi là ‘hàng Nhật xách tay

– Các sản phẩm này có thể là:

+ Made in Japan nhưng không nhất thiết, có thể Made in Thailand, Korean…

+ Thuộc thương hiệu Nhật nhưng cũng có thể là của những tập đoàn đa quốc gia nhưng sản xuất với tiêu chuẩn riêng cho thị trường Nhật. (Và thường là có chuẩn cao và khắt khe hơn các thị trường khác, bởi người Nhật yêu cầu rất cao về chất lượng)

– Định nghĩa khá rõ tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn đang hiểu sai hàng Nhật nội địa. Mình sẽ phân tích kĩ hơn ở bên dưới nha

Vì sao nên chọn hàng nội địa Nhật?

– Yếu tố tiên quyết tất nhiên là chất lượng. Nhật Bản là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Họ sàng lọc hàng hóa bằng những tiêu chuẩn cực cao về chất lượng

Chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia“, mỗi công ty, mỗi thương hiệu của Nhật đều phấn đấu không ngừng vì thể diện quốc gia

– Yếu tố tiếp theo là con người. Người Nhật được cả thế giới ca ngợi về ý thức, tính trung thực, kỷ luật, đoàn kết

– Thật khó mà bắt gặp tiêu cực trong xã hội Nhật. Sự gian dối sẽ phải trả giá rất đắt. Những doanh nghiệp yếu kém sẽ nhanh chóng bị đào thải

– Hàng Nhật luôn đề cao yếu tố sức khỏe con người, sản phẩm có độ an toàn, tin cậy cao.

– Bên cạnh đó, vì cơ địa người Nhật và người Việt Nam giống nhau, đều là người Á Đông cho nên mỹ phẩm nội địa Nhật hay thực phẩm chức năng nội địa Nhật phù hợp với người Việt Nam hơn, từ đó cho hiệu quả tốt hơn so với hàng nội địa của các nước Âu hay Mỹ. 

Hàng Nhật nội địa xách tay và hàng Nhật nhập khẩu cái nào tốt hơn?

– Chỉ cần là hàng chính hãng, dù là sản phẩm nhập khẩu hay xách tay thì đều có chất lượng tốt. Khó có thể nói 100% cái nào tốt hơn cái nào vì còn tuỳ trường hợp

– Có những hãng thường sản xuất phiên bản nội địa bán tại Nhật và phiên bản xuất khẩu cho thị trường nước ngoài khác nhau

– Trong đó, bản nội địa có chất lượng ưu việt hơn, giá cao hơn và chỉ dành để bán tại Nhật

– Trường hợp này, hàng nội địa xách tay Nhật Bản sẽ tốt hơn hàng Nhật Bản nhập khẩu

– Có những hãng thì dùng chính hàng Nhật Bản bán tại Nhật của hãng để xuất khẩu

– Họ tuyên bố luôn sản phẩm mua tại Nhật và mua qua nhà phân phối chính thức không khác gì nhau

– Tuy nhiên, các hãng nội địa Nhật đại đa số rơi vào trường hợp đầu tiên

– Chẳng hạn như mỹ phẩm, không thiếu những khách hàng đã dùng qua bản mỹ phẩm dưỡng da Nhật Bản nội địa, rồi dùng cũng sản phẩm đó nhưng hàng nhập khẩu, của SK-II, Shiseido .. và nhận xét có sự khác biệt về texture, mùi hương, hiệu quả

– Do đó, hàng nội địa Nhật nói chung và mỹ phẩm Nhật, thực phẩm chức năng Nhật nội địa xách tay vẫn được ưa chuộng hơn hàng Nhật Bản nhập khẩu

– Chỉ cần biết mua hàng Nhật ở đâu uy tín, bạn sẽ không cần băn khoăn mà hoàn toàn thoải mái lựa chọn sản phẩm nội địa chất lượng cao cho bản thân

Những ngộ nhận về hàng nội địa Nhật

Hàng nội địa Nhật thì phải Made in Japan

– Điều này hoàn toàn không chính xác. Made in Japan đơn giản được hiểu là hàng hóa được sản xuất tại Nhật

– Rất nhiều những hàng Nhật nội địa được bán và tiêu thụ ở Nhật được sản xuất ở các nước như Thái Lan, Trung Quốc và cả Việt Nam nữa.

– Bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở Nhật cả bộ Shiseido Aqualabel gồm nước hoa hồng, serum và sữa dưỡng ở các siêu thị Nhật với dòng chữ “made in Vietnam” hay như chống nắng Sun Bears toàn bộ là “made in Thailand” và thậm chí tuýp Smooth E là hàng của Thái nhưng rất được ưa chuộng và bày bán rộng rãi trong nội địa Nhật.

– Cho nên dù có sản xuất ở đâu, một khi đã được bán tại thị trường nội địa Nhật có nghĩa là chúng đã được kiểm tra nghiêm ngặt theo quy chuẩn hàng nội địa Nhật.

– Chú ý rằng những sản phẩm này sẽ không được bán tại nước sản xuất mà được chuyển thẳng về Nhật bán nội địa, mã vạch đều bắt đầu bằng 45 hoặc 49 (mã JAN của Nhật).

Quần áo Uniqlo ở nội địa Nhật phần lớn “made in China”

Hàng Made in Japan là hàng nội địa Nhật

– Sản phẩm có gắn mác ‘Made in Japan’ có phải hàng nội địa Nhật Bản hay không? Chưa chắc.

– Một sản phẩm Nhật Bản thoả mãn các yêu cầu theo quy định pháp luật Nhật sẽ được gắn mác ‘Made in Japan’, nhưng điều đó không chứng minh sản phẩm đó lưu hành rộng rãi và được bán tại thị trường Nhật cho người Nhật dùng

– Đây mới là yếu tố quyết định một sản phẩm của Nhật là hàng nội địa hay không phải hàng nội địa

– Chỉ khi một sản phẩm Nhật Bản được bán tại Nhật, lưu hành rộng rãi, được người Nhật mua sử dụng thì sản phẩm đó mới là hàng Nhật chính hãng nội địa, và đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe của Nhật để lưu hành rộng rãi trên thị trường

Phân biệt hàng nội địa Nhật và hàng Nhật xuất khẩu

– Điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất giữa hàng nội địa và xuất khẩu là bao bì

Bao bì của Hàng Nhật nội địa thường rất đơn giản, thậm chí là hơi xấu. Sản phẩm có khi còn không seal. Và tiếng Nhật chiếm phần lớn trên bao bì.

– Một điểm lớn cực kì đặc trưng là đối với hàng mỹ phẩm nội địa Nhật sẽ không in ngày sản xuất và hạn sử dụng

Chất lượng luôn vượt trội là lý do vì sao hàng nội địa Nhật lại cực kì được ưa chuộng, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước châu Á

– Cuối cùng, cách phân biệt đơn giản và nhanh chóng nhất để xác định hàng Nhật nội địa là hãy truy cập vào website tiếng Nhật của nhà sản xuất, thường sẽ là .JP

– Các sản phẩm trên những website đó chắc chắn là hàng nội địa Nhật

– Website tại Nhật của một số thương hiệu mỹ phẩm lớn như:

+ Rohto: //jp.rohto.com

+ Biore: //www.kao.co.jp/biore/ 

+ Kose: //www.kose.co.jp/

+ Shiseido: //www.shiseido.co.jp/

– Click vào link để xem tất cả các sản phẩm hàng nội địa Nhật chính hãng đều do Chaly mua trực tiếp tại Nhật và gửi về. Ngoài ra, các nàng có thể tham khảo:

+ Mỹ phẩm Nhật lành tính với mẹ bầu

+ Những dòng mỹ phẩm Nhật se khít lỗ chân lông hiệu quả

+ Mỹ phẩm Nhật trắng da hay mỹ phẩm Nhật chống lão hoá đình đám

Top các sản phẩm nội địa Nhật đang được sale với giá tốt nhất tại Shop Nhật Chaly

Tìm hiểu thế nào là hàng Nhật nội địa và mua hàng nội địa Nhật chính hãng ở đâu?

Bạn có thể mua các mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khoẻ nội địa Nhật Bản tại Shop Nhật Chaly qua các kênh mua hàng dưới đây

1. Đặt mua online trên website //chaly.vn/ hoặc //www.shopnhatchaly.com

2. Tư vấn – Đặt hàng qua fanpage //www.facebook.com/chalyhome

3. Hotline số 098 – 575 – 5950

4. Đặt hàng tại Shopee //shopee.vn/shopnhatchaly

5. Instagram //www.instagram.com/shopnhatchaly/

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, hiệu quả sử dụng sản phẩm tùy thuộc cơ địa của từng người

hàng nội địa nhật có tốt không webtretho

hàng nhật nội địa hà nội tphcm mua ở đâu

hàng nội địa nhật loại nào tốt nhất webtretho

Video liên quan

Chủ đề