Vì sao hàn mạc tử có tên nhà thơ điên

.

Cập nhật lúc: 06:46, 15/11/2020 (GMT+7)

Sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên từng nhận định: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”.

Thật vậy, trong làng Thơ mới, Hàn Mặc Tử là thi sĩ có diện mạo thơ vô cùng phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn. Bên cạnh những vần thơ điên, thơ say, thơ siêu thực là một giọng thơ trữ tình, đằm thắm, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, khao khát tình người đến cháy bỏng.

Nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ảnh: Wikipedia

"Ánh sáng" khác thường Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912 tại ngôi làng Lệ Mỹ bên dòng Nhật Lệ, nay thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Hàn Mặc Tử bộc lộ một tài năng thơ ca từ rất sớm. Năm 16 tuổi, ông đã bắt đầu làm thơ và nổi tiếng trên thi đàn với bài thơ đầu tiên “Vội vàng chi lắm” họa vận bài Gởi nhạn của nhà thơ Mộng Châu. Thơ Hàn Mặc Tử thuở ban đầu mang đậm dấu cổ thi, chất trữ tình trong thơ ông là chất trữ tình cổ điển, với lối so sánh ước lệ và thể thơ Đường luật. Tuy nhiên, dẫu bắt đầu bằng những khuôn mẫu nhưng thơ của Tử đã mầm mống xuất hiện những phá cách đầy táo bạo:

“Bóng nguyệt leo song rờ rẫm gối,

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn”…

(Thức khuya)

Từ năm 1935, ông đổi bút hiệu thành Lệ Thanh, rồi Hàn Mặc Tử. "Hàn Mặc Tử" là "chàng bức rèm lạnh" hay "chàng đơn lạnh". Cái tên ấy dường như đã ứng với dự cảm về những năm cuối trên đỉnh thơ cô đơn, lẻ lạnh của riêng ông.

Năm 1936, Hàn Mặc Tử cho xuất bản tập "Gái quê" lừng danh và cũng chính lúc này ông phát hiện mình bị bệnh phong. Gần cả cuộc đời phải chống chọi với bạo bệnh, cũng là gần trọn cuộc đời, thi sỹ luôn đấu tranh cho khát vọng được sống, được yêu đến quằn quại, đau đớn. Tuy nhiên cũng nhờ những đau khổ trong cuộc đời, cộng với bản năng sáng tạo đã chắp cánh cho thi ca Hàn Mặc Tử, đưa ông lên đỉnh cao của văn chương, nghệ thuật hiện đại. Từ những năm ba mươi của thế kỷ, trong tư duy nghệ thuật của mình, Hàn Mặc Tử đã có ý thức đi tìm cái lạ và nung nấu thi hứng sáng tạo ở một cường độ cao: “Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ - sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui buồn hờn giận đến gần đứt sự sống”. Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử vô cùng phong phú và đa dạng như ông đã từng nói: "Vườn thơ của tôi rộng rinh không bờ bến. Càng đi xa càng ớn lạnh ".

Trữ tình gợi cảm trong đau thương

Trong cuốn: "Hàn Mặc Tử: một hiện tượng thơ độc đáo trong tư duy thơ Việt Nam", nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy cho rằng: “Nếu Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính là dòng lãng mạn thuần khiết, nếu Xuân Diệu và nhất là Huy Cận, là dòng lãng mạn được cườm vào những yếu tố tượng trưng… thì Hàn Mặc Tử là hài hòa của lãng mạn, tưởng tượng, thậm chí siêu thực nữa”. Có lẽ chính từ cuộc sống mỏi mòn trong bệnh tật, cô đơn, trong bóng đêm hoang hoải đầy ác mộng, ẩn ức, ám ảnh giữa thực và mộng của ông đã thăng hoa từ vô thức mà bừng lên những hình ảnh siêu thực trên cái nền lãng mạn: “Không gian dày đặc toàn trăng cả/ Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng”, “Nước hóa thành trăng trăng ra nước/ Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm”…

Đọc thơ của Hàn Mặc Tử, có khi người ta cảm thấy bứt rứt kinh khủng bởi lối nói đậm vẻ phương Đông vừa lộ liễu vừa kín đáo. Thơ ông không áp đặt người đọc phải cảm nhận những gì ông cảm nhận, những con chữ chỉ đóng vai trò đòn bẩy, là phương tiện mở ra những liên tưởng độc đáo, làm bật lên cảm xúc riêng biệt trong mỗi người, từ đó mà ta đón nhận những mỹ cảm một cách tròn đầy hơn, đã đời hơn mà reo lên thích thú:

“Trăng nằm sõng soài trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi

Hoa lá ngây tình không muốn động

Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi”

(Bẽn lẽn)

Đôi bàn tay của một con người mắc bệnh phong đang co quắp vì đau đớn, nhưng càng đau đớn, đôi bàn tay ấy càng khát khao, thèm muốn níu giữ lấy cuộc đời níu giữ lấy tình đời. Dường như nhà thơ cố dồn hết sức lực của mình vào đôi bàn tay để "riết", để "níu", để "ràng rịt" với cuộc đời. Và cũng có những lúc đôi bàn tay ấy xòe ra thật rộng, nhà thơ như cởi hết lòng để yêu, để viết và để hòa mình với thiên nhiên với cuộc đời thơ mộng:

Cởi thơ, cởi mộng, cởi niềm yêu thương...

                                        (Ngủ với trăng)

Nhà thơ đã mở rộng "túi thơ" của mình để đón nhận và để dâng hiến. Nói chuyện tâm hồn mà vẫn giản dị như đời thường. Ngay cả trong những câu thơ hay nhất, mang chiều kích rộng lớn, bao la của vũ trụ ông vẫn dùng cách nói như thế:

Áo ta rách rưới trời không vá,

Mà bốn mùa trăng mặc vải trăng.

                                (Lang thang)

Giáo sư Lê Đình Kỵ đã nhận xét: "Không ai ngoài Hàn Mặc Tử có thể viết như thế... Câu thơ mang chiều kích của vũ trụ mà vẫn tự nhiên như không, siêu thoát mà vẫn trần tục với chuyện Rách rưới, Vá víu, Vải vóc".

Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá tài năng nghệ sĩ là cái lạ, cái độc đáo. Thơ ca Hàn Mặc Tử lạ trong cách suy nghĩ, lập ý, so sánh, trong cách dùng từ ngữ, hình ảnh. Và cái lạ nhất là một con người phải trải qua những nỗi đau thể xác và tinh thần ghê gớm như vậy nhưng giọng thơ nói chung không bi quan mà luôn mơ ước, hướng tới thế giới vĩnh hằng “tứ thời xuân non nước”. Bên những vần thơ điên loạn với ngập tràn ý tưởng của hồn, trăng, và máu, người ta còn biết đến những bài thơ trong sáng như ca dao, ngọt lành như trái chín với cái nhìn trẻ trung, lãng mạn mà bí ẩn của thi nhân. Đó là nhân vật trữ tình của một thời: “Hai mươi mốt tuổi, tuổi như hoa”. Với bao hy vọng của tuổi trẻ: Ra đời ta thấy đời vui sao/ Đầy cả say sưa với ngọt ngào…/ Lúc ấy lòng ta như rạo rực/ Bâng khuâng thèm uống rượu Quỳnh Dao/ (Chạy theo hạnh phúc).

Hàn Mặc Tử đã gắn bó tâm hồn mình với thiên nhiên đất nước, với những không gian đã từng chứng kiến bao kỷ niệm vui buồn, được mất trong cuộc đời và tình duyên của thi nhân. Lạ lùng thay với Hàn Mặc Tử, “những địa danh cụ thể cũng trở thành huyền ảo”, cũng nên thơ với Đà Lạt trăng mờ, Đây thôn Vĩ Dạ, Phan Thiết! Phan Thiết. Tình quê hương trong cách cảm, cách nghĩ của thi sĩ không chỉ là tình người, tình đời như thơ Nguyễn Bính hay là bức tranh quê như trong thơ Bàng Bá Lân, Anh Thơ mà là tiếng vọng của tâm linh, với những hình ảnh gợi cảm, giàu nhạc điệu: Mây chiều còn phiêu bạt/ Lang thang trên đồi quê/ Gió chiều quên ngừng lại/ Dòng nước luôn trôi đi/ Ngàn lau không tiếng nói/ Lòng anh dường đê mê…/ Tiếng buồn trong sương đục/ Tiếng hờn trong luỹ tre/ Dưới trời thu man mác/ Bàng bạc khắp sơn khê (Tình quê).

“Mùa xuân chín” và “Đây thôn Vĩ Dạ” là những bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử. Với “Mùa xuân chín”, thiên nhiên trong thơ như không có đường viền. Trong cái không gian khoáng đạt, phóng túng ấy ẩn náu một cái tôi trữ tình tài hoa, đầy dự cảm của thi nhân: Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng/ Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lý bóng xuân sang/ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời/ Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

Ngày 11/11/1940, Hàn Mặc Tử đã trút hơi thở cuối tại nhà thương Quy Hoà. Ngôi sao ấy xẹt qua bầu trời thi ca Việt nhưng đã kịp để lại vầng sáng lạ lùng và dữ dội. Nửa đời người chưa qua hết nhưng Hàn Mặc Tử đã làm tròn sứ mệnh của mình, để lại cho nền văn học Việt Nam một đời thơ giá trị. Thật đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã nhận định: “Mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, còn lại chút gì trên đời này đáng kể, đó chính là Hàn Mặc Tử”… 

(Theo TTXVN)

Hàn Mặc Tử chỉ là bút danh, còn tên thật của nhà thơ là Nguyễn Trọng Trí. Theo các nhà nghiên cứu về ông thì bút danh Hàn Mặc Tử được ghép giữa các nghĩa của từ Hán Việt: “Hàn” ám chỉ cây bút lông; “Mặc” tức là mực dùng để viết. “Hàn Mặc Tử” có nghĩa là người viết văn, làm thơ hoặc người có duyên nợ với văn chương.

Nhà văn, nhà báo, nhà thơ từ xưa tới nay khi đã sử dụng một bút danh nào đó thì người viết đã có chủ ý riêng của mình. Có những bút danh trở thành “bí danh”, không phải là quen thân hoặc người cùng nghề thì không thể biết được tên thật của tác giả. Mỗi một nhà văn, nhà báo, nhà thơ thường có một hoặc nhiều bút danh khác nhau.

Có những nhà văn, nhà báo dùng bút danh bắt nguồn từ tên người thân hoặc gắn với những kỷ niệm riêng tư, sâu sắc nào đó trong cuộc đời họ. Chẳng hạn nhà thơ Bùi Minh Quốc chọn cái tên khác cho tác phẩm của mình là Dương Hương Ly. Tên nghe rất phụ nữ và thực tế đó chính là sự ghép nối giữa tên vợ và tên con của ông. Nhà văn Dương Thị Xuân Quý vợ của nhà thơ còn có một tên khác là Dương Thị Minh Hương, con gái của Bùi Minh Quốc tên là Ly.

Còn nhà thơ Hà Đức Trọng ở xứ Quảng Nam, nơi có con sông đẹp và thơ mộng nổi tiếng chảy qua - con sông Thu Bồn, đây cũng là bút danh của ông, nhà thơ Thu Bồn. Một loại bút danh độc đáo khác được nhà thơ nổi tiếng ở vùng đất “gió Lào cát trắng” sử dụng. Đó là nhà thơ Chế Lan Viên.

Ngay từ thời trai trẻ Chế Lan Viên đã có những bài thơ khóc than cho số phận của đất nước Chiêm Thành, và ông đã lấy bút danh họ “Chế” để tưởng nhớ vị vua Chế Bồng Nga. Ngoài ra nhà thơ Phan Ngọc Hoan (Chế Lan Viên) còn có một số bút danh khác như “Chàng Văn” để làm đối trọng với chữ “Nàng Thơ”, hoặc “Thạch Hãn” để nhớ về một con sông đại diện cho quê hương xứ sở Quảng Trị của nhà thơ.

Bút danh của nhà thơ Xuân Diệu thì đơn giản hơn, ông tên thật là Ngô Xuân Diệu và bút danh Xuân Diệu chỉ là sự rút gọn tên thật của mình. Cũng giống như vậy nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận; hoặc Nguyên Hồng là Nguyễn Nguyên Hồng hoặc Tế Hanh là Trần Tế Hanh... Rất nhiều các bút danh của những tác phẩm nổi tiếng khác mà hiện nay vẫn được mọi người xem là “điều bí ẩn” vì chưa thể lý giải được một cách rõ ràng.

Tiêu biểu cho những bút danh nói trên là nhà thơ Quang Dũng với nhiều bài thơ tình mộng mơ và hào hoa, đã trở thành nguồn cảm hứng của những chàng lãng tử, giàu tình cảm. Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, nhưng vì sao ông sử dụng bút danh này thì đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu.

Thanh Tịnh luôn thể hiện một tấm lòng đằm thắm, tình cảm sâu lắng thủy chung trong những bài thơ viết về Huế. Ông tên thật là Trần Văn Ninh. Trong những bài thơ khá nổi tiếng viết về nỗi buồn chia ly trong “Tống biệt hành”, hoặc “Chiều mưa đường số 5” tác giả Nguyễn Tuấn Trình đã ký bút danh là Thâm Tâm.

Thơ Thâm Tâm luôn sâu nặng tình cảm da diết nhớ thương quê hương, đất nước, con người. Một nhà thơ khác là Tản Đà, hầu như thơ của ông ai cũng biết, ông tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu. Bút danh Tản Đà được ông lý giải là sự phối hợp giữa sông Đà và núi Tản Viên (núi Ba Vì). Đây là hai vật tượng trưng thiêng liêng cho nơi chôn rau cắt rốn của nhà thơ.

Còn nhà văn Tô Hoài cũng vậy, ông sinh ra tại Hà Nội, nơi có con sông Tô Lịch chảy qua. Xưa kia nơi ông trưởng thành và lớn lên chính là địa phận thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Có lẽ đó là lý do hình thành bút danh Tô Hoài của nhà văn Nguyễn Sen.

Nhà văn Tô Hoài.

Hàn Mặc Tử chỉ là bút danh, còn tên thật của nhà thơ là Nguyễn Trọng Trí. Theo các nhà nghiên cứu về ông thì bút danh Hàn Mặc Tử được ghép giữa các nghĩa của từ Hán Việt: “Hàn” ám chỉ cây bút lông; “Mặc” tức là mực dùng để viết. “Hàn Mặc Tử” có nghĩa là người viết văn, làm thơ hoặc người có duyên nợ với văn chương.

Còn theo tác giả Trần Đình Thu trong loạt bài “Hàn Mặc Tử - nhà thơ có số phận kỳ lạ" đăng trên báo Thanh Niên thì cho đến nay, những nhà sưu tầm, nghiên cứu, những người quan tâm vẫn phân thành 2 “trường phái” khác nhau: Hàn Mạc Tử và Hàn Mặc Tử.

Những “đại biểu tiên phong” cho “trường phái Mạc” có thể kể: Giáo sư Hoàng Như Mai, Giáo sư Văn Tâm, nhà sưu tầm Phạm Xuân Tuyển. Còn những người theo “trường phái Mặc”, có lẽ hai người quan trọng nhất là Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ và Quách Tấn, bạn thân nhà thơ.

Nguyễn Bá Tín cho biết, bút danh Hàn Mặc Tử đã có trước, còn bút danh Hàn Mạc Tử chỉ là bạn bè đặt cho để trêu đùa: “Có nhiều hôm anh ngồi thừ trên chiếc ghế mây, nhìn qua bức mành tre sáo trước cửa, đợi chị Cúc đi ngang qua, trông anh đến thiểu não.

Chị Cúc biết điều đó, về sau kể với con gái chị Như Lễ rằng: "Nghĩ tội nghiệp anh quá. Bạn bè đến chơi trông thấy anh ngồi buồn bã như kẻ thất tình, nên thường trêu cợt anh là con người sau bức rèm lạnh và gọi đùa anh là Hàn Mạc Tử. Chữ Hàn ở đây có nghĩa là lạnh và chữ Mạc không dấu là bức màn. Hai chữ Hàn Mạc là bức rèm lạnh. Anh chỉ cười, không nói gì, cũng không để ý đến nữa. Mãi về sau khi anh qua đời còn nhiều người vẫn lầm tưởng bút hiệu của anh là Hàn Mạc Tử”.

Ông Tín cho biết, Tử vốn rất ngưỡng mộ triết gia Mặc Dịch thời Chiến Quốc, nổi tiếng chủ trương thuyết Kiêm ái, nên anh cũng tự nhận thuộc môn phái Mặc Dịch, thương yêu hết mọi người. Chữ Mặc Tử có ý nghĩa là môn đồ Mặc Dịch. Chữ Mạc Tử thì không có ý nghĩa gì. Chữ Hàn Mặc Tử nói lên ý nghĩa một thi sĩ nghèo nàn, nhưng tình thương rộng rãi bao la.

Quách Tấn thì kể tỉ mỉ hơn và có phần khác Nguyễn Bá Tín. Quách Tấn cho biết, khi mới bước vào làng thơ, Tử lấy bút danh là Minh Duệ Thị, sau đổi là Phong Trần. Quách Tấn chê bút danh Phong Trần không hợp với Tử. Vì thế Tử đổi qua bút danh Lệ Thanh.

Nhưng được ít lâu Quách Tấn lại chê. Tử lại đổi qua Hàn Mạc Tử. Quách Tấn lại chê nữa. Khi đó Tử nổi nóng. Quách Tấn liền gợi ý: “Đã có rèm thì thêm bóng trăng vào. Hỏi còn cảnh nào nên thơ bằng?”. Nghe vậy, Tử thêm “bóng trăng” là dấu á trên đầu chữ a nên chữ Mạc thành ra Mặc. Từ đó bút danh đổi nghĩa từ “kiếp rèm lạnh” ra “anh chàng bút mực”.

Khác biệt nhất so với nhiều bút danh thường lấy bằng cấp, học vị hoặc những tên gọi như đã nêu ở trên, nhà sĩ phu yêu nước Nguyễn Đình Chiểu với bút danh Đồ Chiểu có nghĩa là thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu. Học giả nổi tiếng trong làng văn, làng báo của nước ta mà mọi người đều biết với cái tên Trần Bạch Đằng, thực ra ông tên thật là Trương Gia Thiều. Những bài thơ quen thuộc của ông lại được ký tên với bút danh “Hưởng Triều” hoặc “Nguyễn Hiểu Trường”. Trần Bạch Đằng còn có bút danh khá nổi tiếng gắn liền với bộ tiểu thuyết và kịch bản phim nhiều tập “Ván bài lật ngửa” với tên Nguyễn Trương Thiên Lý do nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín đóng vai chính...”.

Một cách dùng bút danh khác của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo từ lâu đã trở thành một trào lưu, tiêu biểu là việc lấy chữ “Tú” của nhà thơ trào phúng “Tú Xương” để làm bút danh cho mình. Ai cũng biết nhà thơ có tên thật là Trần Kế Xương, ông từng kể với chúng ta hoàn cảnh gia đình mình qua hai câu thơ tặng vợ nổi tiếng: “...Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng...”. Sau nhà thơ Tú Xương đã xuất hiện hàng chục bút danh con cháu của cụ mang danh họ “Tú”.

Nổi bật trong số đó trước hết là nhà thơ Tú Mỡ, tên thật của ông là Hồ Trọng Hiếu, đây là một thi sĩ trào phúng nổi danh trong làng văn chương cận đại của Việt Nam. “Tú Mỡ” cũng là hàm ý sự tiếp nối, kế thừa tài danh của “Tú Xương” về một mảng thơ hài sâu sắc của nhà thơ tiền bối này.

Đến phiên Tú Mỡ, ông cũng chẳng hẹp hòi gì mà không đồng ý cho hàng loạt con cháu hậu sinh đã “tự tiện” lấy bút danh họ “Tú” khác. Lũ con cháu sau này ngày càng sáng tạo ra những bút danh họ Tú như: Tú Gân; Tú Cốt; Tú Thịt; Tú Nạc; Tú Lông; Tú Ba Rọi... xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang thơ vui, biếm họa, câu lạc bộ trào phúng, cười trên hàng trăm tờ báo và tạp chí của cả nước

Tú Ân

Video liên quan

Chủ đề