Vì sao lập siêu ủy ban dân làm báo

Bởi Nam H Nguyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nam H Nguyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Jayson Georges

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Jayson Georges

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Ngộ Nhất Tử- Trần Sĩ Bân # Ngộ Nguyên Tử- Lưu Nhất Minh

Giới thiệu về cuốn sách này

“Không để siêu Ủy ban quản lý vốn thành một cơ quan quan liêu” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN, còn gọi là siêu ủy ban) vừa được thành lập, kết thúc gần ba năm gian nan kể từ thời điểm Nghị định về siêu Ủy ban này được dự thảo. Lựa chọn thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước đã gian nan, làm sao để hàng triệu tỉ được giao về Ủy ban phát huy hiệu quả cho quốc gia còn gian nan hơn.

Quản lý khối tài sản khổng lồ

Từ hôm qua (1/10), siêu Ủy ban bắt đầu quản lý vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty. 19 “ông lớn” này được chuyển giao lại từ các Bộ: Công Thương, GTVT, NN&PTNT, TT&TT, Tài chính.

Điều này cũng có nghĩa là trước đây các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đều trực thuộc các Bộ, ngành quản lý. Nhưng từ hôm qua, khi siêu Ủy ban ra đời thì cơ chế Bộ chủ quản lập tức sẽ phải có lộ trình ngắn để bãi bỏ.

Ước tính vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty do siêu ủy ban quản lý lên đến khoảng 1 triệu tỉ đồng và tổng giá trị tài sản là 2,3 triệu tỉ đồng. Đó là một khối tài sản khổng lồ.

Theo Nghị định vừa ban hành, Ủy ban này là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.

Với các DN do siêu Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu, cơ quan này có quyền quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của DN, trừ các DN do Thủ tướng quyết định thành lập. Siêu Ủy ban cũng có quyền thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho DN theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN…

Hiện nay Ủy ban Quản lý vốn nhà nước do ông Nguyễn Hoàng Anh - cựu bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng giữ chức chủ tịch. Ông Nguyễn Hoàng Anh cho hay, năm nay Ủy ban tiếp nhận 50 biên chế và dự kiến năm 2019 sẽ tuyển dụng đủ 150 biên chế có chất lượng đáp ứng khối lượng công việc đề ra.

Đặc biệt, Ủy ban sẽ áp dụng các tiêu chí quản trị hiện đại trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhằm tăng cường tính minh bạch, kịp thời, hiện đại theo xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Ví dụ Ủy ban đã làm việc và ký biên bản hợp tác với Temasek Holdings của Singapore để trao đổi thông tin nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý vốn hiện tại theo cơ chế thị trường.

“Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, đồng bộ về thể chế pháp lý, quy trình, quy chế, nhân sự, cơ sở vật chất…, Ủy ban đã hoàn toàn sẵn sàng tiếp nhận các DN để quản lý thông suốt, không để hoạt động của DN bị ảnh hưởng, gián đoạn khi chuyển giao về ủy ban”, ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết.


Tổng Công ty Viễn thông MobiFone là một trong 19 “ông lớn” chịu sự quản lý của siêu Ủy ban - Ảnh: TL

Tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi

Một trong mục tiêu chính của việc thành lập siêu ủy ban là nhằm tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của DN ra khỏi nhau, tránh tình trạng Nhà nước can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh của DNNN. Mục đích của việc tách hai chức năng này là để khối tài sản nhà nước tại các DN phát huy hiệu quả.

Chuyển giao ngay, không dùng dằng

Yêu cầu các bộ phải có lộ tình chuyển giao quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty về siêu Ủy ban. Các Bộ phối hợp chuyển giao ngay, không để khoảng trống pháp lý ảnh hưởng tới bàn giao. Nếu dùng dằng sẽ khó cho DN và Ủy ban.

Thủ tướng NGUYỄN XUÂN PHÚC

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh khẳng định: Khi xây dựng đề án thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, mục tiêu của Chính phủ là để xóa bỏ tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi khi mà các bộ chuyên ngành vừa ban hành các chính sách trong lĩnh vực đó, đồng thời lại vừa trực tiếp quản lý các DN có vốn nhà nước.

“Ngoài trách nhiệm quản lý vốn, ủy ban sẽ thay mặt Nhà nước để giám sát khối tài sản, vốn của Nhà nước tại các DNNN, chứ không phải là cơ quan sử dụng số vốn này. Thế nên chúng ta yên tâm là ủy ban chỉ thực hiện việc giám sát vốn có được các tập đoàn, tổng công ty sử dụng có hiệu quả hay không; có khả năng, nguy cơ thất thoát hay không để từ đó triển khai các biện pháp can thiệp. Ủy ban cũng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN”.

TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì đề xuất: “Phải giao cho Ủy ban những nhiệm vụ thật cao để chỉ những người có năng lực thật sự mới hoàn thành được, chứ không nên giao những nhiệm vụ thấp để ai cũng có thể hoàn thành. Đặc biệt phải tránh tình trạng người vào trong Ủy ban chỉ để có ghế và hưởng bổng lộc”.

Tại lễ ra mắt siêu ủy ban vừa diễn ra ngày 30/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá những tổng công ty, tập đoàn chuyển về siêu ủy ban đều là những đơn vị trọng yếu, chủ chốt của nền kinh tế. Không chỉ bởi quy mô vốn lớn, số lượng tài sản cao mà những DN này còn nắm một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.

“Đây không phải là cơ quan hành chính, tầng nấc, phức tạp cho DN. Nếu là một cơ quan gây gánh nặng cho DNNN thì chúng ta không làm điều này. Đừng để 19 DN này sau khi để ủy ban quản lý lại teo tóp đi do sợ quá không dám làm gì”.

Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của DN. Giám sát tình trạng thất thoát vốn nhà nước, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của DNNN. “Tôi nói với anh Hoàng Anh (Chủ tịch Ủy ban) nhiều lần rằng phải tránh việc “sân trước, sân sau” gây thất thoát. Bởi hiện hiệu quả của DNNN là lớn nhưng thất thoát cũng không hề nhỏ”, Thủ tướng nói.

19 “ông lớn” dưới quyền của siêu ủy ban

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1), Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe).

Theo Pháp Luật TP HCM

Trụ sở Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam - Ảnh: NAM TRẦN

Theo dự thảo nghị định, ủy ban sẽ là cơ quan trực thuộc trực tiếp Chính phủ, do Chính phủ thành lập, với vai trò cực lớn: giúp Chính phủ quản lý, giám sát toàn bộ vốn và tài sản nhà nước tại các DNNN, thay vì để tại các bộ ngành và địa phương như hiện nay.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn quanh việc lập ủy ban này. Tuổi Trẻ giới thiệu một số ý kiến của các chuyên gia.

Nếu có lập ra cơ quan để tập trung quản lý giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà chức năng quản lý nhà nước không thay đổi thì cũng không giải quyết được những hạn chế lâu nay của DNNN

Ông NGUYỄN ĐỨC TẶNG  (chuyên gia tài chính doanh nghiệp)

* Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:

Phải trao quyền đủ lớn

Ảnh: C.V.K.

Trong bối cảnh hiện nay, tôi đồng tình việc cần có cơ quan chuyên trách quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các DNNN. Tôi cho rằng lập một cơ quan chuyên trách quản lý DNNN, tách các doanh nghiệp khỏi các bộ chủ quản hiện nay là tích cực.

Nó tránh việc tay trái làm chính sách, tay phải quản doanh nghiệp, giảm nỗi lo lợi ích nhóm chi phối chính sách và tạo bất bình đẳng giữa “con đẻ” của các bộ với các doanh nghiệp bình thường khác.

Tuy nhiên, làm thế nào thì đúng là không đơn giản, bởi bên cạnh cái được cũng có cả nguy cơ. Việc đề nghị thành lập một ủy ban, theo tôi, cần tính kỹ. Tại sao không phải là bộ? Mô hình ủy ban của chúng ta đã từng gây lo ngại, bởi cơ chế người đứng đầu không rõ.

Nếu lập ủy ban quản lý vốn tại DNNN mà các thành viên lại là thứ trưởng các bộ chuyển sang làm thành viên, vừa làm ở ủy ban vừa kiêm nhiệm chức cũ thì sẽ rất khó khăn. Rồi ủy ban nếu là cơ chế tập thể lãnh đạo, có người đứng đầu nhưng quyết theo đa số sẽ rối.

Mô hình thành lập hẳn một bộ, theo tôi, cần tính đến. Bởi như thế rõ hơn trách nhiệm người đứng đầu. Quyền cũng rõ, ngang các bộ khác trong Chính phủ. Nhiều nước như New Zealand cũng có mô hình này. Hoặc hoàn toàn có thể có chức danh bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban...

Đặc biệt, theo tôi, tạo ra một cơ quan quản lý vốn tại DNNN sẽ không khó bằng tạo cơ chế và tổ chức, vận hành nó làm sao cho hiệu quả.

Cơ quan quản lý vốn tại DNNN này phải là thực sự có quyền lực trong trách nhiệm của mình kèm cơ chế trách nhiệm cá nhân cụ thể mới tăng hiệu quả, chống thất thoát tài sản nhà nước tốt được.

Chứ nếu chủ tịch một tập đoàn như dầu khí, điện lực có vai trò không kém gì ông bộ trưởng, có việc gì ông ấy chạy thẳng lên Thủ tướng, lãnh đạo cấp cao thì ủy ban sẽ không thể vận hành hiệu quả.

Cơ chế phải cực kỳ minh bạch, công khai để xã hội giám sát được, từ đó mới có thể dẫn đến hiệu quả.

* Ông Phạm Đình Soạn (nguyên cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính):

Không nên...

Ảnh: L.THANH

Bởi lẽ trước đây chúng ta đã từng có tổng cục quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhưng làm không thành công và phải giải thể.

Thêm nữa, chúng ta đang rút bớt DNNN, rút cả vốn và số lượng doanh nghiệp thì lập cơ quan để quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là không cần thiết.

Việc cần thiết mà Chính phủ phải làm hiện nay là đánh giá một cách khách quan quá trình rút vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong thời gian qua như thế nào.

Vấn đề đặt ra là phải tiếp tục rút vốn nhà nước tại doanh nghiệp, giảm số lượng DNNN. Nhà nước cần phải nhìn rộng ra việc chính của mình là phải tạo điều kiện thuận lợi, môi trường minh bạch, chính sách rõ ràng để cộng đồng doanh nghiệp hoạt động chứ không phải tập trung nguồn lực công chức nhà nước để giám sát hoạt động của một số DNNN.

* TS Nguyễn Sơn (Viện kinh tế và chính trị thế giới, Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN):

Nên giảm dần DNNN, thay vì lập ủy ban

Ảnh: C.V.K.

Theo tôi, việc đề xuất lập ủy ban cũng chỉ là bước đệm, nó có tác dụng tước bỏ đặc quyền chủ quản các tập đoàn, tổng công ty của các bộ ngành hiện nay. Tuy nhiên, dù là ủy ban hay bộ thì đó vẫn là cơ quan nhà nước, với cơ chế vận hành của Nhà nước.

Lập ra thì dễ nhưng câu hỏi nó có chắc chắn hiệu quả hơn không, hiệu quả hơn bao nhiêu, liệu có khẳng định được chắc chắn không, hay cũng chỉ tốt lên một chút rồi sau này mới té ra vẫn có tham nhũng, vẫn không thực hiệu quả... thì khó.

Tôi nghĩ rằng nếu có ủy ban, hiệu quả dù có tăng cũng không đáng kể, trong khi Nhà nước sẽ lại phải nuôi cả một bộ máy lớn.

Giải pháp gốc rễ để tăng hiệu quả đồng vốn nhà nước, hay cũng là nguồn lực của xã hội, theo tôi phải đụng đến vấn đề cơ bản là vấn đề sở hữu.

Nhà nước phải giảm dần tiến đến thoái hết vốn tại các DNNN. Chỉ khi tiền vốn là của tư nhân, của một con người cụ thể, họ mới tính toán lo toan, sống chết để đồng tiền có hiệu quả. Chứ lập ủy ban cũng là chuyển tiền nhà nước từ cơ quan nọ sang cơ quan kia.

Tài sản vẫn là của chung, tức không của cá nhân ai, mà do ông đại diện nhà nước có quyền lực quyết định.

L.THANH - C.V.KÌNH - N.BÌNH ghi

Video liên quan

Chủ đề