Vì sao nguyễn xuân anh

- Đại đa số cán bộ, đảng viên cho rằng mức kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, thấu lý đạt tình - Tổng bí thư nói.

Tổng bí thư: Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy

Tổng bí thư: Diệt chuột đừng để vỡ bình

Ông Xuân Anh: Từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên TƯ

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, Ban chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật đối với ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cách chức ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng và cho thôi giữ chức ủy viên Trung ương khoá 12 vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dư luận đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng đây là mức kỷ luật vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, thấu lý đạt tình, tâm phục khẩu phục, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, phòng ngừa chung rất sâu sắc.

'Làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả'

Nhấn mạnh đây là bài học đau xót, Tổng bí thư đề nghị từng ủy viên Ban chấp hành Trung ương và mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm (và nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác tự gột rửa).

Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại, củng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân.

Vì sao việc xử lý một số vụ án, xử lý kỷ luật một số cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp trong thời gian gần đây lại được đông đảo cán bộ, đảng viên, các đồng chí lão thành, cán bộ hưu trí và nhân dân đồng tình, ủng hộ đến như thế? Cần khẳng định, ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả.

Bên cạnh đó, Tổng bí thư cho biết, sau khi xem xét Tờ trình của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận, đánh giá cao việc chuẩn bị và thống nhất cao với đề nghị của Bộ Chính trị về việc bầu bổ sung 2 ủy viên Ban Bí thư khoá 12. 

Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Phan Đình Trạc và ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đã trúng cử với số phiếu rất tập trung.

Trung ương yêu cầu các ủy viên mới được bổ sung vào Ban Bí thư cần phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân, không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là trên lĩnh vực công tác quan trọng được phân công.

Sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, hội nghị Trung ương 6 (khóa 12) đã bế mạc sáng nay.

Trung ương nhất trí việc kết thúc hoạt động của Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước, Đảng bộ Bộ Ngoại giao.

Khi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật cách chức, dư luận bày tỏ sự đồng tình với Trung ương. 

HĐND TP Đà Nẵng đang chờ ý kiến chỉ đạo từ Thành ủy để xem xét chức vụ Chủ tịch HĐND của ông Nguyễn Xuân Anh.

Tinh giản biên chế, thu gọn bộ máy lâu nay được xem là khó và nhạy cảm, bởi không ai lấy đá ghè chân mình.

19 thứ trưởng và tương đương được TƯ luân chuyển, đến nay có 9 người được vào TƯ khóa 12, người làm bí thư tỉnh ủy, người giữ chức bộ trưởng.

Thu Hằng

Một nguồn tin cho hay, sở dĩ văn bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư thành ủy Đà Nẵng do Southern California University cấp năm 2006 không được Bộ GD-ĐT công nhận là do thời điểm ông Xuân Anh được cấp bằng, trường Southern California University (thực ra trước thời điểm 10/2007 trường này có tên là Southern California University for Professional Studies - SCUPS) chưa được kiểm định bởi bất kỳ một trung tâm kiểm định hợp pháp nào.

Trong khi đó, theo quy định của luật pháp Mỹ, văn bằng chỉ hợp pháp khi được cấp bởi một cơ sở đào tạo đã được một trong số những trung tâm kiểm định mà Bộ Giáo dục Mỹ USDE hoặc Hội đồng kiểm định giáo dục đại học CHEA đã công nhận.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định, căn cứ vào thông báo của Ủy ban kiểm tra, nếu ông Nguyễn Xuân Anh thực sự có học chương trình đào tiến sĩ của trường SCUPS thì cũng chỉ có thể học chương trình đào tạo từ xa, qua phương thức trực tuyến, do ông theo học trong thời gian ngắn (khoảng một năm), đồng thời vẫn sống và làm việc ở Việt Nam. Bởi lẽ “Một chương trình đào tạo tiến sĩ tập trung của các trường đại học của Mỹ thường không dưới 4 năm”, một chuyên gia khẳng định.

Trong khi đó, theo Bộ GD&ĐT, vấn đề công nhận văn bằng ở nước ngoài được Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 20/12/2007 và Thông tư số 26/2013/TT-BGD ĐT ban hành ngày 15/7/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 77.

Theo đó, văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp:

Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng;

Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên;

Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng.

Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD&ĐT Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.

Bộ GD&ĐT không bắt buộc tất cả công dân Việt Nam có văn bằng do nước ngoài cấp phải làm thủ tục công nhận văn bằng. Việc làm thủ tục đề nghị công nhận văn bằng là do từng cá nhân có nhu cầu thực hiện, trên cơ sở yêu cầu của cơ quan sử dụng lao động. Nhiều trường hợp, chính cơ quan sử dụng lao động, hoặc các cơ quan chức năng, sẽ đứng ra đề nghị với những trường hợp cần xác minh.

Trường hợp văn bằng đề nghị công nhận không phù hợp với một trong các loại văn bằng của Việt Nam, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công nhận văn bằng, cung cấp thêm thông tin và công nhận giá trị thực tế của văn bằng trong hệ thống giáo dục của nước cấp bằng.

Trường hợp văn bằng không đủ điều kiện để được công nhận, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công nhận văn bằng nêu rõ lý do không công nhận.”

Trường hợp cần thiết phải thẩm định mức độ đáp ứng quy định về tuyển sinh chương trình đào tạo, người có văn bằng cần gửi kèm theo hồ sơ các tài liệu liên quan như: chứng chỉ ngoại ngữ, các văn bằng, chứng chỉ có liên quan.

Mẫu giấy công nhận văn bằng do Bộ GD&ĐT quy định

Chưa có bằng đào tạo từ xa nào được cấp phép ở Việt Nam

Được biết, cho đến nay, Bộ GD&ĐT chưa hề cấp phép cho một chương trình đào tạo từ xa nào.

Trong hội thảo hồi tháng 3/2017, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết, một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác là việc công nhận tương đương văn bằng của các chương trình đào tạo trực tuyến đang rất đa dạng và chất lượng, tính nghiêm túc rất khó kiểm soát.

Thứ trưởng Ga cũng cho rằng, làm thế nào để chọn lọc, công nhận văn bằng, tránh thiệt thòi cho những người học các chương trình trực tuyến chất lượng này hiện đang là một câu hỏi khó. Chúng tôi rất muốn tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc này.

Còn lãnh đạo Cục quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết, trong các văn bản hiện hành, Bộ cũng chưa đặt vấn đề không công nhận văn bằng đại học của giáo dục từ xa mà chỉ đưa ra các điều kiện, nghĩa là văn bằng từ xa chỉ được công nhận khi mà chương trình từ xa được Bộ GD& ĐT phê duyệt, tức là Bộ GD&ĐT kiểm soát được chương trình. 

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến tháng 10/2016, có khoảng 130.000 công dân đang học tập ở nước ngoài. Từ năm 2000 tới tháng 10/2016, có 485 chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài thực hiện ở các cơ sở giáo dục ĐH tại VN (96,7% số lượng chương trình liên kết đào tạo cấp bằng của nước ngoài).

Video liên quan

Chủ đề