Vì sao nhiễm trùng tủy răng

Răng bị nhiễm trùng thường bắt nguồn từ sâu răng, gây viêm tủy răng, hoại tử tủy răng gây nhiễm trùng toàn bộ răng. Cũng có khi nguyên nhân do miếng trám răng cũ bị hở, hoặc bọc sứ bị hở, làm vi khuẩn tích tụ bên trong tạo thành ổ nhiễm trùng.

Nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng có thể lan rộng ra xung quanh nướu răng, xương quanh răng gây sưng to, sốt,... thuật ngữ gọi là “viêm mô tế bào”.

Khi bị viêm mô tế bào, nhiễm trùng lan rộng thì có thể cần phải vào bệnh viện để điều trị.

Để tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm, để làm sạch tuỷ răng bị hoại tử, xử lý “nguyên nhân của nhiễm trùng”.

Nhiều người cố gắng dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để “qua cơn đau”, nhưng nguyên nhân tận gốc là vùng tủy răng hoại tử chưa được làm sạch, thì ổ nhiễm trùng có thể vẫn sẽ xuất hiện lại.

Dùng thuốc kháng sinh lâu ngày, có thể dẫn đến hiện tượng vi khuẩn “lờn thuốc”. Khi đó, việc khống chế được ổ nhiễm trùng sẽ khó khăn và phức tạp hơn đáng kể!

Vậy thì, cân nhắc giữa lợi và hại của việc điều trị răng miệng sớm hay trì hoãn, lời khuyên là nên điều trị nhiễm trùng răng miệng càng sớm càng tốt, càng sớm càng điều trị dễ dàng và ít đau, ít rủi ro.

Mời bạn liên hệ để tư vấn thêm nếu có câu hỏi hay thắc mắc nhé. 

0 trung bình dựa trên 0 bài đánh giá :

Tủy răng là một dạng mô liên kết đặc biệt gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng nằm ở trong răng, được bao phủ bởi lớp ngà và men răng. Mục đích của việc chửa tủy răng nhiễm trùng là lấy sạch phần tủy bị viêm ra khỏi hệ thống ống tủy. Sau đó sẽ hàn và tiến hành trám đầy ống tủy bằng nhựa chuyên dụng Gutta-pecha để bảo tồn răng.

Khi đã lấy tủy xong nha sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên bọc một chiếc răng sứ phía ngoài để thực hiện chức năng ăn nhai mà không còn triệu chứng đau nhức hay khó chịu nữa.

      

       Chửa tủy răng nhiễm trùng

Nguyên nhân và triệu chứng của răng bị nhiễm trùng?

Vậy nguyên nhân và triệu chứng của răng bị nhiễm trùng? Nguyên nhân chính là sâu răng tiến triển mở rộng đến tuỷ răng, nơi chứa hệ thống mạch máu và các dây thần kinh. Khi lỗ sâu thông đến tuỷ răng, tuỷ răng sẽ bị nhiễm khuẩn và nhanh chóng bị hoại tử thậm chí có thể thối rửa. Sự nhiễm khuẩn có thể lan từ buồng tuỷ theo ống tuỷ đến chân răng rồi đến vùng xương ở phía chóp chân răng và hình thành một vùng nhiễm trùng gọi là ổ abcess ( apxe ). Mủ từ vùng abcess giai đoạn đầu cư ngụ trong abcess, giai đoạn sau mủ trở nên nhiều hơn nên sẽ phá vỡ vỏ abcess, tạo một đường dẫn thông mủ ra phía ngoài như môi, má, cổ răng hoặc phía lưỡi. Sau đó ở phía chóp chân răng sẽ làm chết tủy răng hoặc bệnh lý chóp chân răng như: U hạt hoặc nang chân răng. Sau một thời gian răng chết tủy thì răng sẽ bắt đầu chuyển màu, thường là máu tối hơn các răng bên cạnh. Khi răng nhiễm trùng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nên nhưng hậu quả như đau nhức, ê buốt, hơi thở có mùi miệng hôi, apxe lan rộng sang các răng kế cận thậm chí chúng có thể  phá hủy các cấu trúc quanh chân răng. Còn có những trường hợp nặng thì phải rạch abcess để tháo mũ, thậm chí phải nhổ bỏ răng.

 Quy trình chửa tủy răng nhiễm trùng như thế nào?

Trước tiên bạn nên biết, chửa tủy là một quá trình đòi hỏi bác sỹ phải có chuyên môn, sự tỉ mỉ và phải trải qua nhiều công đoạn để mang lại kết quả tốt nhất. Răng một khi đã nhiễm trùng thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn những trường hợp lấy tủy khác. Bạn phải đến nha khoa nhiều lần và tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng răng của bạn nữa.

Trước tiên bác sỹ sẽ khám khám tổng quát răng miệng và chụp xquang răng nhiễm trùng. Nhằm đánh giá chính xác tình trạng nhiễm trùng và mức độ tổn thương cũng như độ khó khi lấy tủy. Dựa vào đó mà bệnh nhân có thể biết được thời gian điều trị, chi phí cũng như mức độ nặng nhẹ của răng.

Gây tê, ngoại trừ những trường hợp răng chết tủy không còn cảm giác thì sẽ không gây tê.

Nha sỹ sẽ sử dụng mũi khoan để mở đường vào ống tủy.

Tiến hành làm sạch ống tủy bằng dụng cụ chuyên dụng như trâm tay hoặc máy, kết hợp bơm rửa nhiều lần cùng máy đo chiều dài ống tủy giúp nha sỹ chẩn đoán chính xác chiều dài ống tủy hơn.

 

     Máy định vị chóp tủy răng 

Với những trường hợp hẹn nhiều lần thì nha sỹ sẽ đặt thuốc kết hợp miếng trám tạm nhằm không cho thức ăn không chui vào ống tủy.

Sau khi làm sạch, bước cuối cùng của lấy tủy là “trám bít ống tủy” bằng một loại nhựa Gutta- percha ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Sau khi trám xong nha sỹ sẽ chụp một phim Xquang để kiểm tra việc chửa tủy tốt hay chưa.

Bạn có thể quan tâm:

mọc răng khôn gây hôi miệng

răng khôn bao giờ mới mọc

 

    Chữa tủy răng nhiễm trùng

Bước cuối cùng nha sỹ sẽ khuyên bạn mọc một mão răng bên ngoài để an toàn ở việc ăn nhai tốt hơn, thẩm mỹ hơn nhưng đặc biệt nhằm bảo vệ chân răng đã lấy tủy, vì lúc này răng trở nên dòn và dễ gãy vỡ. Tùy vào phần thân răng vỡ nhiều hay ít mà nha sỹ sẽ chỉ định đặt một chốt răng nhằm gia cố trước khi bọc mão răng phía ngoài

Chữa tủy răng nhiễm trùng

Mong với những chia sẽ trên quý bệnh nhân có thể tự bảo vệ hàm ngọc của mình một cách tốt nhất. Cần phát hiện và điều trị kịp thời khi bị sâu răng hoặc các vấn đề răng miệng khác. Nên định kỳ 6 tháng đến nha sỹ kiểm tra tránh để xảy ra tình trạng như nêu trên.

 Mọi thông tin chi tiết liên quan đến dịch vụ nha khoa, và chi phí cũng như các vấn đề thẩm mỹ răng khác, bạn vui lòng liên hệ với nha khoa Việt Pháp để được tư vấn chính xác và cụ thể nhất nhé. Trung tâm chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ các quý khách hàng các ngày trong tuần. Chúc quý khách có một ngày làm việc thành công và may mắn.

Tủy răng là phần nằm sâu bên trong răng, chứa các mạch máu nuôi dưỡng răng và dây thần kinh truyền cảm giác đến hệ thần kinh với các tác động từ bên ngoài vào răng. Mặc dù được bảo vệ sâu trong răng nhưng tủy răng vẫn có thể bị viêm hoặc chết tủy do nhiều nguyên nhân, khi đó bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau nhức nghiêm trọng hoặc độ bền chắc của răng bị ảnh hưởng.

1. Tủy răng và vai trò của tủy răng với sức khỏe răng miệng

Tủy răng là tổ chức liên kết gồm các mạch máu nhỏ cùng nhiều dây thần kinh, nằm trong hốc giữa ngà răng, bảo vệ bởi lớp men răng và ngà răng. Tủy răng có cả ở thân răng và chân răng, trong đó ống tủy ở chân răng là những sợi mô nhỏ và mảnh, phân nhánh từ buồng tủy phía trên thân răng xuống.

Tủy răng nằm sâu trong lớp ngà răng và men răng

Một răng bình thường có từ 1 - 4 ống tủy, trong đó răng cửa thường chỉ có 1 ống tủy, còn răng cối lớn có từ 3 - 4 ống tủy. Cấu trúc tủy răng rất phức tạp, thay đổi khác nhau ở mỗi răng, mỗi người và còn phụ thuộc vào độ tuổi.

Có thể nói, tủy răng có vai trò như trái tim của răng, nơi cung cấp dinh dưỡng, duy trì sự sống và sự bền chắc của răng. Các vấn đề gặp phải ở ngà răng cũng được tủy răng sửa chữa và phục hồi theo thời gian. Cảm nhận ê buốt, nóng, lạnh, đau khi ăn thức ăn hoặc do nhiều nguyên nhân khác mà chúng ta có được là nhờ dây thần kinh có trong tủy răng dẫn truyền tín hiệu. Điều này giúp phát hiện sớm bệnh lý răng miệng và điều trị dễ dàng hơn.

Tủy răng chết khiến răng không được nuôi dưỡng, không còn cảm giác nhai

Do vậy mà những răng bị chết tủy được coi là những răng chết, không còn tủy răng nuôi dưỡng nên không có cảm giác nhai, không có cảm nhận với nhiệt độ, phản ứng từ bên ngoài. Ngoài ra, những răng này sẽ dần trở nên cứng, dễ vỡ hơn nên cần xử lý và có biện pháp bảo vệ đặc biệt để bảo tồn răng lâu dài.

2. Những nguyên nhân gây viêm tủy răng?

Mặc dù được bảo vệ tốt bởi các lớp men răng, ngà răng cứng chắc nhưng do chấn thương, ăn nhai vật cứng, sâu răng,... mà tủy răng vẫn có thể bị vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài nguyên nhân chính là vi khuẩn, viêm tủy răng thường gặp hơn ở những người có thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng không tốt như:

  • Chế độ ăn uống có quá nhiều đường gây sâu răng.

  • Vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển cùng các mảng bám chân răng.

  • Dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh làm tổn thương tủy răng.

  • Ăn chung cả thực phẩm nóng và lạnh.

Viêm tủy răng gây đau buốt răng nghiêm trọng, hệ quả lâu dài có thể là chết tủy răng dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Điều trị viêm tủy răng càng chậm trễ thì cơn đau càng nghiêm trọng và nguy cơ mất răng cao, dẫn đến viêm xương, viêm hạch,... ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Viêm tủy răng không được điều trị có thể dẫn đến mất răng

Viêm tủy răng được phát hiện sớm hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn, do đó khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh người bệnh nên sớm đi thăm khám và kiểm tra. Các dấu hiệu viêm tủy răng sớm thường gặp như: đau nhói ở răng, cơn đau kéo dài từ 5 - 10 phút, răng nhạy cảm với thực phẩm nóng, lạnh, thức ăn ngọt,...

Nếu viêm tủy răng nặng hơn, cơn đau nhói ở răng bệnh cũng kéo dài hơn có khi đến vài giờ, cơn đau nặng hơn về ban đêm hoặc khi có kích thích nóng, lạnh. Tùy vào mức độ viêm tủy răng mà có thể điều trị viêm hoặc lấy tủy răng, song hầu hết trường hợp phát hiện sớm đều có thể điều trị bảo tồn tốt mà không phải lấy tủy răng.

3. Khi nào cần lấy tủy răng?

Không cần thiết phải lấy tủy răng khi bị viêm tủy răng nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn có thể chữa trị, song rất nhiều bệnh nhân bỏ lỡ giai đoạn này do tâm lý chủ quan, tự mua thuốc điều trị tại nhà. Các chuyên gia khuyên rằng, viêm tủy răng cần có sự can thiệp của nha sĩ để điều trị đúng và triệt để, tâm lý chủ quan thường dẫn đến viêm nặng, chết tủy răng.

Khi có triệu chứng viêm tủy răng nên sớm đi khám và điều trị

Khi bị viêm tủy răng nặng, xuất hiện hoại tử không thể điều trị hồi phục, bệnh nhân sẽ cần can thiệp lấy tủy răng. Cụ thể gồm các trường hợp sau:

  • Răng bị sứt mẻ, vỡ miệng lớn khiến tủy răng bị lộ ra ngoài, viêm tủy răng đi kèm với viêm nhiễm xương răng.

  • Ê buốt răng mỗi khi nhai, ăn thức ăn nóng, lạnh, ngà răng mỏng yếu không thể hồi phục.

  • Sâu răng nghiêm trọng, sâu đến chân răng gây đau nhức âm ỉ, kéo dài.

  • Chết tủy răng gây đau nhức lan vào xương, thậm chí ảnh hưởng đến não, thái dương với những cơn đau vô cùng nghiêm trọng.

  • Viêm tủy răng gây sưng nướu, đau nướu, thâm nướu.

  • Xuất hiện mụn nhọt ở nướu, mủ trắng ở chân răng gây hôi miệng thường xuyên tái phát.

Các trường hợp trên, điều trị bằng lấy tủy răng là cần thiết để loại bỏ cơn đau và nguy cơ sau này. Tuy nhiên không ít bệnh nhân khi được tư vấn đều lo lắng lấy tủy răng có thể ảnh hưởng đến răng và sức khỏe lâu dài, nhất là cơn đau nghiêm trọng khi thực hiện.

Thực tế hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, điều trị nha khoa nói chung và lấy tủy răng nói riêng đều diễn ra khá nhẹ nhàng, suôn sẻ, bệnh nhân không đau do có thuốc gây tê hỗ trợ. Tuy nhiên, lấy tủy răng vẫn có thể gây ra một số ảnh hưởng lâu dài nếu kỹ thuật không tốt hoặc chăm sóc răng miệng sau lấy tủy không tốt như: răng yếu, dễ sứt mẻ, răng xỉn màu, lấy tủy tác động vào xoang mũi, làm giảm tuổi thọ của răng, gây đau răng, viêm tủy răng xung quanh,...

Sau lấy tủy răng, răng yếu và dễ sứt mẻ hơn

Sau khi lấy tủy răng, việc vệ sinh răng miệng cũng chế độ ăn nhẹ nhàng, phù hợp là rất quan trọng. Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ sau khi lấy tủy răng để ngăn ngừa biến chứng.

Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ đề