Vì sao phải giáo dục môi trường cho học sinh ở lứa tuổi nhi đồng

Theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu phát triển trẻ em của trường Đại học Harvard thì: Không phải cứ kích thích bộ não phát triển thì trí sáng tạo của trẻ sẽ phát triển, mà điều quan trọng là luôn đặt trẻ vào môi trường cần sự sáng tạo.

Show

Khả năng sáng tạo của trẻ em là vô hạn

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng và khả năng liên tưởng mạnh do đó trẻ rất dễ dàng sáng tạo.

Ở độ tuổi này, cùng với sự hoàn thiện về nhận thức, mỗi đứa trẻ đều tiềm ẩn trong mình năng lực sáng tạo. Trẻ càng được khuyến khích, tự do chơi với ý tưởng của mình càng có nhiều cơ hội để phát triển trí tuệ.

Vì sao phải giáo dục môi trường cho học sinh ở lứa tuổi nhi đồng
Mỗi đứa trẻ đều tiềm ẩn trong mình năng lực sáng tạo.

Khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo là vô hạn. Sự sáng tạo thể hiện bằng trí tưởng tượng phong phú.

Nếu trẻ quan sát một bức tranh, trẻ có thể kể thành một câu chuyện có tình tiết, có logic, biết đặt tên cho bức tranh theo ý tưởng và kinh nghiệm riêng của trẻ. 

Nếu đặt trẻ vào môi trường học tập kích thích sự sáng tạo thì khả năng sáng tạo của trẻ sẽ được phát huy một cách tốt nhất.

Môi trường học tập ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển sáng tạo của trẻ?

Một đứa trẻ thông minh một phần nhỏ là bẩm sinh, phần còn lại là môi trường giáo dục.  Việc mang đến cho trẻ sự tự do trong môi trường giáo dục sẽ giúp các con cảm thấy bản thân được tôn trọng về những điều mình muốn, mình nói và mình làm.

Điều này sẽ càng kích thích trẻ phát triển tư duy sáng tạo từ nền tảng trí tuệ bẩm sinh cũng như chủ động sáng tạo trong học tập và vui chơi để làm mới mình.

Qua đó, trẻ có thể tự trau dồi những kỹ năng quan trọng của một công dân toàn cầu như: Tư duy phản biện, tư duy phân tích, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác linh hoạt…

Vì sao phải giáo dục môi trường cho học sinh ở lứa tuổi nhi đồng
Khi đặt trẻ vào môi trường cần sự sáng tạo thì khả năng sáng tạo của trẻ sẽ được phát huy một cách tốt nhất.

Tính sáng tạo của trẻ bộc lộ một cách tự nhiên khi trí thông minh của trẻ được hình thành thông qua việc tương tác với một môi trường được chuẩn bị sẵn sàng.

Nó được tích lũy qua quá trình phát triển nhận thức của trẻ ngay từ thời điểm trẻ tiếp nhận thực tế một cách khách quan.

Do đó, một môi trường có tính thẩm mỹ, trật tự và có tính thực tế sẽ thôi thúc cá tính sáng tạo của trẻ bộc lộ và phát triển.

Một môi trường học tập sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.

Với vai trò hết sức to lớn của môi trường học đối với sự phát triển của trẻ em thì một môi trường học sáng tạo là hết sức cần thiết để nhà trường và phụ huynh có thể đáp ứng với nhu cầu sáng tạo của trẻ em hiện này.

Có thể nói, môi trường học tập sáng tạo sẽ tạo ra không gian để trẻ chủ động học tập, vui chơi và tạo ra nhiều ý tưởng mới, sáng tạo đa dạng hơn, liên tục thử nghiệm và hoàn thiện.

Trẻ có thể cùng nhau chia sẻ ý tưởng, cùng hợp tác trên các dự án và tiếp thu, học hỏi từ chính bạn bè của mình để cùng nhau phát triển.

Khi làm việc trên các dự án mà mình quan tâm, các em sẽ làm việc chăm chỉ và bền bỉ hơn, sẽ kiên trì khi đối mặt với các thử thách và sẽ học hỏi, khám phá được nhiều hơn trong quá trình này.

Vì sao phải giáo dục môi trường cho học sinh ở lứa tuổi nhi đồng
Dongsim GABE Campus – Một trong những mô hình trường học sáng tạo từ Hàn Quốc cho trẻ đã và đang được triển khai tại Việt Nam.

Với chương trình học sáng tạo được học tại phòng học sáng tạo sẽ là sự bổ trợ rất hữu ích, tạo cảm hứng, khơi nguồn cảm xúc sáng tạo để trẻ được chủ động trải nghiệm, tư duy logic, sắp xếp, lên ý tưởng để tạo hình, nghiên cứu những chủ đề của từng bài học về đời sống, khoa học, toán học, mỹ thuật...

Việc học tập và vui chơi tại môi trường học sáng tạo chắc chắn giúp trẻ em cảm thấy hứng thú bởi trẻ coi đó là không gian đặc biệt để các con được thỏa sức sáng tạo ra vô vàn những tác phẩm thể hiện được suy nghĩ, tình cảm của mình.

Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục sáng tạo trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng.

Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện hơn trong tương lai.

Nhã Uyên

(MÃ MÔ ĐUN TH 43)

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI  TRƯỜNG CHO HỌC SINH

TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC

@&?

Tháng 11 năm 2019

 1. Mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học

Kiến thức : trang bị cho HS hệ thống những kiến thức cơ bản ban đầu về môi trường phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lí của HS. Cụ thể :

+ Có những hiểu biết cơ bản ban đầu về tự nhiên, về môi trường

+ Nhận thức được mối quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau giữa con người với MT, những tác động của hoạt động con người đối với MT.

+ Những vấn đề của MT tự nhiên và toàn cầu, hậu quả việc MT bị biến đổi xấu đi gây ra.

+ Nội dung và các biện pháp BVMT.

+ Các chủ trương, chính sách và pháp luật BVMT của nước ta và trách nhiệm của mỗi công dân.

Thái độ: Cần hình thành cho các em ý thức quan tâm đến môi trường và thái độ trách nhiệm đối với môi trường:

+ Từng bước bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý thiên nhiên, tình cảm trân trọng tự nhiên và có nhu cầu bảo vệ môi trường

+ ý thức được về tầm quan trọng của trong sạch đối với đời sống của con người, phát triển thái độ tích cực đối với môi trường.

+ Thể hiện sự quan tâm tới việc cải thiện môi trường để có ý thức sử dụng hợp lí chúng, có tinh thần phê phán đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

+ Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường sống.

Hành vi : Cần trang bị cho HS những kĩ năng và hành vi ứng xử tích cực trong việc BVMT :

+ Có kĩ năng đánh giá những tác động của con người đối với tự nhiên, dự đoán những hậu quả của chúng.

+ Tham gia tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo đảm sự trong sạch của môi trường sống, tham gia tích cực vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên.

- Để thực hiện mục tiêu GDBVMT ở cấp tiểu học cần tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT vào các môn học ở tiểu học.

- Thực hiện GDBVMT thông qua các hoạt động Giáo dục NGLL ở tiểu học.

- Quan tâm đến môi trường địa phương, thiết thực góp phần cải thiện MT địa phương, tạo thói quen ứng xử thân thiện với MT.

Tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT vào các môn học cấp tiểu học có 3 mức độ : Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ // 2 phương thức : Trực tiếp, Gián tiếp. 

Mức độ toàn phần : Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT.

Mức độ bộ phận : Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT.

Mức độ liên hệ : Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách lô gic với nội dung giáo dục BVMT.

 2. Môi trường là gì?

       - Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

       - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

3. Thế nào là môi trường sống ?

        - Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa, lịch sử và mỹ học.

         - Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội

           * Môi trường tự nhiên

    Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cõy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.

 * Môi trường xã hội

    Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định … ở các cấp khác nhau như: Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế giới sinh vật khác.

    Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên …và chịu sự chi phối của con người.

           * Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, học sinh, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội, …

 3. Giáo dục bảo vệ môi trường:

           * Giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta.

     Giáo dục môi trường vào bậc tiểu học để bảo vệ trẻ, các em như một bộ phận nhỏ của môi trường trước sự xuống cấp của nó, đồng thời coi trẻ em là một lực lượng bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường là một hoạt động quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

    Hoạt động giáo dục môi trường gắn nhà trường với thực tiễn, giúp các em mở rộng kiến thức, xây dựng những tình cảm tốt đẹp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em; biến quá trình giáo dục thành tự giác. Hoạt động giáo dục môi trường cần được quan tâm, chú trọng, đầu tư hơn nữa của các nhà quản lý giáo dục. Mục tiêu của giáo dục cần được xem xét với chú trọng đến giáo dục môi trường nhằm góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh.       

* Ô nhiễm môi trường trên Thế giới

- Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng

+ Gia tăng nồng độ Co2 và So2 trong khí quyển

+ Nhiệt độ trái đất tăng: trong vòng 100 năm trở lại đây TĐ nóng lên 0, 5 độ và dự báo trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5- 4,5 độ so với TK XX.

+ Mức nước biển sẽ dâng cao từ 25- 145cm do băng tan, nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn.

+ Gia tăng tầng xuất thiên tai.

- Suy giảm tầng Ôzôn

- Tài nguyên bị suy thoái

- Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng

Nguyên nhân : Sự phát triển khu đô thị, công nghiệp, du lịch, đổ bỏ chất thải…

Hậu quả : hàng năm trung bình trên 20 triệu người chết vì các nguyên nhân môi trường.

- Gia tăng dân số

- Suy giăm tính đa dạng sinh học (đa dạng di truyền; loài; sinh thái)

Ô nhiễm môi trường Việt Nam

- Suy thoái môi trýờng đất : trên 50% diện tích đất tự nhiên của nýớc ta bị thoái hoá (bạc màu, phèn, xói mòn…).DT không gian sống đang ngày càng thu hẹp.

- Suy thoái rừng : chất lýợng rừng giảm và sự thu hẹp DT rừng.

- Suy giảm đa dạng sinh học : VN là 1 trong 10

trung tâm ĐDSH cao trên thế giới. Những năm gần đây bị suy giảm nhiều.

- Ô nhiễm MT nước

- Ô nhiễm MT không khí

- Ô nhiễm MT chất thải rắn

4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường tại trường tiểu học:

    - Các cấp quản lý giáo dục cần nhận thức được vai trò to lớn của việc bảo vệ môi trường để từ đó coi giáo dục môi trường là một bộ môn trong chương trình học của bậc tiểu học, đồng thời biên soạn sách, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn này. Bên cạnh đó, tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường cho học sinh ở bậc tiểu học.

     - Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường trong các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, sắp xếp và đưa vào kế hoạch sinh hoạt từng tháng.

     - Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường trong các trường tiểu học. Áp dụng các công trình khoa học, triển khai các dự án bảo vệ môi trường vào thực hiện tại các trường tiểu học.

5. Kết luận:

      - Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.

      - Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó; những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường; những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề.

      - Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới.

       - Sự thiếu hiểu biết về môi trường và GDBVMT là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó GDBVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường trong thực tiễn.