Vì sao phương nam bank sáp nhập vào sacombank

TPO - Ngày 14/9, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức chấp thuận việc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) vào Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Sau sáp nhập, Sacombank sẽ có tổng tài sản 290.861 tỷ đồng

Trước đó, vào ngày 11/7/2015 và 14/7/2015, Sacombank và Southern Bank đã tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường. Cổ đông của cả hai ngân hàng đã thông qua đề án sáp nhập Southern Bank vào Sacombank, phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần thực hiện giao dịch sáp nhập và giao cho HĐQT Sacombank thực hiện các công việc liên quan đến việc sáp nhập.

Sau sáp nhập, Sacombank sẽ có tổng tài sản 290.861 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 22.645 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 18.853 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động lên đến 567 điểm giao dịch trên toàn quốc và hai nước Lào, Campuchia; tổng số cán bộ nhân viên là 15.510 người.

Trước đó, ngày 12/8/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập này.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc Southern Bank sáp nhập vào Sacombank là phù hợp với định hướng chung của Chính phủ và NHNN trong chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm mang đến cho thị trường những định chế tài chính lớn mạnh, an toàn và chuyên nghiệp.

Sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam, Sacombank phải đối mặt với hàng loạt rủi ro về tín dụng và hoạt động khiến lợi nhuận sau thuế sụt giảm, tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Hậu sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam, liệu Sacombank có "Vững tin tiến bước"?

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của thương vụ sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cho rằng sự kiện trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.

Về mặt tích cực, quy mô hoạt động của Sacombank được mở rộng về phạm vi địa lý và danh mục khách hàng, danh mục tài trợ, lọt vào Top 5 ngân hàng lớn nhất về quy mô. Từ đó làm đa dạng hóa hoạt động, phân tán rủi ro. Tuy nhiên, sáp nhập cũng mang đến nhiều khó khăn cho Sacombank.

Thứ nhất, chính là sự khác biệt về văn hóa và phương pháp kinh doanh giữa hai ngân hàng.

Thứ hai, những ảnh hưởng của nền kinh tế, tác động trực tiếp đến tài chính của khách hàng; từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng tín dụng của khách hàng, làm cho tỷ lệ nợ xấu của Sacombank có những thời điểm vượt quá kế hoạch đề ra.

Thứ ba, việc áp dụng quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về phân loại nợ kéo theo CIC cũng đã làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu của toàn Ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Sacombank với khách hàng.

Thứ tư, sự biến động của thị trường bất động sản, thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán... đã làm cho hoạt động tín dụng của Sacombank bị ảnh hưởng kéo theo.

Về an toàn hoạt động, Sacombank đánh giá hiện tượng sai phạm trong nghiệp vụ của nhân viên vẫn còn xuất hiện mặc dù tần suất và mức độ nghiêm trọng đã được cải thiện so với những năm trước. Bên cạnh đó, hệ thống Ngân hàng vẫn còn tồn tại những lỗ hổng để đối tượng tội phạm lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin có những thời điểm hoạt động chưa được thông suốt cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động chung của Ngân hàng.

Về tình hình thanh khoản, trong năm 2016 các hệ số an toàn thanh khoản ổn định và tuân thủ theo đúng quy định của NHNN. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng huy động không đạt như kỳ vọng trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn ổn định.

Hậu sáp nhập, Sacombank từ ngân hàng nằm trong top đầu về thị phần trong các ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh lại phải loay hoay với vòng xoay tái cơ cấu.

Kết quả, sau hai năm lợi nhuận sụt giảm trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Theo báo cáo kiểm toán năm 2016, lợi nhuận sau thuế của Sacombank chỉ còn vỏn vẹn 88,6 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 6,91%, tăng so với mức 5,8% thời điểm đầu năm 2016. Trong đó nợ có khả năng mất vốn là 8.510 tỷ đồng, tăng gần 650 tỷ đồng so với đầu năm.

Theo đề án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt, trong năm 2017, Sacombank đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, lợi nhuận trước thuế đạt 585 tỷ đồng, tăng 276% so với năm 2016. Tổng tài sản dự kiến tăng 16%, tổng huy động vốn tăng 17%, dư nợ tín dụng tăng 19%.

Theo Quyết định số 1844/QĐ-NHNN ngày 14/9/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) chính thức sáp nhập vào Sacombank từ ngày 1/10/2015. Sacombank sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Southern Bank và cam kết duy trì quyền, nghĩa vụ của khách hàng, đối tác, cổ đông của cả hai Ngân hàng.
Năm 2017, Sacombank đặt mục tiêu nợ xấu dưới 1%, lợi nhuận trên 580 tỷ đồng

Mục tiêu trọng tâm của năm 2017 là thực hiện đề án tái cấu trúc 2016 - 2025. Trong vòng 3 năm phải giải quyết ...

Ông Đặng Văn Thành đã sẵn sàng trở lại Sacombank

Trong buổi họp báo Tập đoàn Thành Thành Công, chia sẻ về kế hoạch trở lại ngân hàng, Chủ tịch Đặng Văn Thành cho rằng ông ...

Ông Dương Công Minh sẽ ngồi vào 'ghế nóng' Sacombank?

Ông Dương Công Minh được cho là một ứng viên tiềm năng cho vị trí ghế nóng" Chủ tịch Sacombank và dự án mới mà ...

Trúc Minh

“Buộc” sáp nhập Phương Nam vào Sacombank, sau đó sẽ là ngân hàng yếu khác

Trường hợp đầu tiên sẽ là sáp nhập ngân hàng Phương Nam vào Sacombank, sau đó sẽ yêu cầu nhiều ngân hàng yếu nhập vào ngân hàng lớn.

  • Về với Sacombank, giá cổ phiếu Southern Bank vẫn phập phù

  • Nhiều cổ đông Sacombank không muốn sáp nhập NH Phương Nam

Đây là thông điệp của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong buổi họp ngày hôm qua (30-12) của ngành ngân hàng tại TP HCM.

Tại buổi họp tổng kết ngành ngân hàng TP HCM cuối năm, ngày 30-12, ông Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc NHNN, cho biết hoạt động ngân hàng trong năm 2015 đặt trọng tâm vào xử lý nợ xấu và tiếp tục tái cơ cấu các ngân hàng.

Ông Thanh nhấn mạnh nếu năm 2013-2014, việc thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng là tự giác thì đến năm 2015 việc tái cơ cấu sẽ là bắt buộc. Bắt đầu là công cuộc sáp nhập ngân hàng Phương Nam vào Sacombank và tiếp tục đến các ngân hàng khác với chủ trương các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước sẽ “kèm” các ngân hàng cổ phần yếu, kém.

Trên tinh thần đó, định hướng trong năm 2015 của ngành ngân hàng trên địa bàn TP HCM theo ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP HCM là sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng tiếp tục tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.

Đánh giá năm 2014, ông Lâm cho biết 80% tín dụng cho vay của các ngân hàng trên địa bàn dành cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Tính đến ngày 31-12-2014, huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn TP HCM ước đạt gần 1,29 triệu tỉ đồng, dư nợ cho vay đạt trên 1 triệu tỉ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2013. Nguồn vốn tín dụng cho vay ra có đến 80% đi vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn của các DN trên địa bàn TP HCM.

Trong đó, 58% nguồn vốn cho vay ra dành cho 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và có đến 65% nguồn vốn dành cho 5 lĩnh vực ưu tiên là cho vay các DN nhỏ và vừa.

Trong chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng bơm ra đã vượt chỉ tiêu và đạt mốc 40.000 tỉ đồng năm 2014, vượt xa con số tín dụng cho vay kết nối năm 2013 là 13.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tỉ lệ nợ xấu của thành phố lại tăng cao tới 6% trên tổng dư nợ, tương đương 67.000 tỉ đồng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới việc cho vay ra vào năm 2015, vì theo chỉ đạo của Thống đốc các ngân hàng cho vay ra nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn hoạt động, không tăng nợ xấu.

Họp tổng kết ngành ngân hàng TP HCM cuối năm , ngày 30-12-2014

Tại buổi họp, ông Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc NHNN, cho hay tín dụng năm 2014 toàn ngành đã cán đích 13%. Năm 2015 chỉ tiêu tín dụng tiếp tục tăng trưởng ở mức 13-15% để đảm bảo mức tăng trưởng GDP 6,2%.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, nguồn vốn đi vào đúng lĩnh vực sản xuất, tín dụng kết nối ngân hàng- doanh nghiệp đã vực dậy hoạt động của nhiều DN. Điều này đã góp phần giúp thu ngân sách TP HCM năm 2014 vượt chỉ tiêu 10%.

Bà Hồng đề nghị NHNN chi nhánh TP HCM nhanh chóng tổng kết hoạt động kết nối ngân hàng- doanh nghiệp năm 2014 và lên kế hoạch năm 2015 sớm để UBND TP HCM duyệt.

"NHNN chi nhánh cần làm rõ tại sao tín dụng của TP HCM chiếm gần 40% cả nước nhưng năm nay chỉ tăng 11%, trong khi cả nước tăng 13%?" - bà Hồng đặt vấn đề.

Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh cũng cho biết thêm năm 2015 ngành ngân hàng sẽ tiếp tục có cuộc tái cấu trúc lần 2, sẽ gom các ngân hàng lại để tạo thành những ngân hàng có quy mô lớn, đạt chuẩn mực quốc tế. Các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ xấu theo Thông tư 02. Bên cạnh đó, vấn đề mua nợ xấu của VAMC theo giá thị trường cũng được triển khai.

Năm nay, các ngân hàng đã tự xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro khoảng 80.000 tỉ đồng.

Theo Mai Hương (ĐTCK)

Video liên quan

Chủ đề