Vì sao trời tối ta không nhìn rõ vật

Giải thích: Con người có đuôi không?

Giải thích: Vì sao lại phải nhai thức ăn?

Giải thích: Vì sao khi nằm, thức ăn vẫn có thể được đưa đến dạ dày?

Giải thích: Vì sao trên bụng lại có lỗ rốn?

Giải thích: Vì sao khi đi, tay chân lại theo nhịp chéo nhau?

Giải thích: Vì sao đàn ông có râu còn phụ nữ thì không?

Giải thích: Có phải hai bên trái - phải của cơ thể đều giống nhau?

Giải thích: Vì sao chúng ta cử động được?

Giải thích: Vì sao cắt móng tay không cảm thấy đau?

Giải thích: Da có tác dụng như thế nào?

Giải thích: Bộ não ghi nhớ sự việc bằng cách nào?

Giải thích: Vì sao bộ não được gọi là chỉ huy của cơ thể?

Giải thích: Vì sao vân tay của mỗi người khác nhau?

Giải thích: Vì sao lại nói mớ?

Giải thích: Vì sao chú ý rèn luyện tay trái lại giúp trí tuệ phát triển?

Giải thích: Vì sao con người có huyết áp?

Giải thích: Vì sao các tế bào bạch cầu được gọi là vệ sĩ của cơ thể?

Giải thích: Vì sao đứng lâu có cảm giác bị tê chân?

Giải thích: Vì sao lại bị nấc?

Giải thích: Vì sao dạ dày không tự tiêu hóa chính mình?

Giải thích: Cơ thể đã chiến thắng vi trùng gây bệnh bằng cách nào?

Giải thích: Vì sao người ta lại say tàu xe?

Giải thích: Vì sao không nên xem tivi lâu?

Giải thích: Vì sao không nên uống nhiều nước giải khát?

Giải thích: Vì sao móng tay cứ dài ra không ngừng?

Giải thích: Vì sao khuôn mặt của mỗi người lại không giống nhau?

Giải thích: Não thích ăn gì?

Giải thích: Vì sao chúng ta có thể nhớ được những sự việc đã qua?

Giải thích: Giác quan thứ 6 của con người nằm ở đâu và có tác dụng gì?

Giải thích: Vì sao người béo bụng thường phệ và ưỡn ra?

Giải thích: Thức ăn được tiêu hóa như thế nào?

Giải thích: Da xanh có phải là do thiếu máu?

Giải thích: Tại sao con người lại đi bằng hai chân?

Giải thích: Máu có vai trò gì?

Giải thích: Vì sao mùa đông tay khô ráp?

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

câu 1: 

Vì :
Võng mạc mắt cảm nhận ánh sáng chủ yếu nhờ các tế bào hình nón (cone) và hình que (rod). Tế bào que chiếm số lượng ít hơn trong mắt nhưng rất nhạy cảm với ánh sáng. Con người sử dụng tế bào que trong võng mạc để xác định kích thước, hình dạng và độ sáng tối của vật thể. Tuy vậy, tế bào que không giúp người ta nhìn thấy màu sắc và chi tiết của vật thể, để làm được điều này, mắt cần sử dụng các tế bào nón. Các tế bào nón có thể cảm nhận được màu sắc chỉ bắt đầu từ cường độ ánh sáng của đêm trăng sáng cho tới ánh sáng thường ban ngày. Trong điều kiện ánh sáng yếu, tế bào nón không đủ nhạy cảm để cảm nhận được và lúc này chúng ta chỉ còn sử dụng các tế bào que. Bởi vì tế bào que thì không thể cảm nhận được màu sắc và chi tiết của vật thể nên trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta chỉ có thể thấy được các màu đen/trắng cũng như vật thể hình khối không rõ ràng

câu 2: 

Vì sao ban đêm trời lại tối? Có thể bạn nghĩ câu trả lời rất hiển nhiên là do mặt trời lặn đi. Tuy nhiên, đáp án không phải vậy.

Nguyên nhân duy nhất là để trời sáng vào ban ngày là do ánh sáng tản ra trong bầu khí quyển. Nếu chúng ta không có bầu khí quyển, ví dụ như trên Mặt trăng, trời vẫn tối dù Mặt trời đang chiếu sáng. Vậy hãy đổi câu hỏi thành: Vì sao vũ trụ lại tối?

Rõ ràng là vũ trụ có rất nhiều ngôi sao, vô số ngôi sao sáng không kém gì Mặt trời. Trong một vũ trụ vô biên, nếu bạn nhìn đủ xa theo bất kỳ hướng nào, bạn sẽ thấy một ngôi sao hoặc một dải ngân hà. Vì thế, theo lý thuyết, bầu trời sẽ sáng như Mặt trời cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy.

Liệu có tồn tại một giới hạn nào đó, mà vượt qua nó các ngôi sao và dải ngân hà sẽ biến mất? Một giới hạn giữa "cái gì đó" và "không có gì", một "ranh giới" của vũ trụ? Không hẳn như vậy. Chúng ta có tất cả bằng chứng cho thấy vũ trụ dường như vô hạn. Dẫu vậy, bản thân vũ trụ có một giới hạn, không phải trong không gian mà trong thời gian.

Như chúng ta biết, vũ trụ có một điểm bắt đầu, ít nhất là thời điểm cách đây khoảng 13,7 tỉ năm, khi vũ trụ cực nhỏ và xoắn lại với nhau đến nỗi quy ước về không gian và thời gian không còn đúng. Nó giống như vũ trụ là một cơn sấm chớp khổng lồ và chúng ta trên Trái đất vẫn đang đợi nghe tiếng sấm bắt đầu từ xa.

Vì một khoảng thời gian hữu hạn đã trôi qua kể từ "điểm bắt đầu" này, một số ngôi sao ở quá xa chúng ta, xa đến mức ánh sáng của chúng chưa chiếu tới Trái đất. Cũng vì ánh sáng cần thời gian để di chuyển trong vũ trụ, khi chúng ta soi kính thiên văn vào một phần ở rất xa của vũ trụ, thực ra chúng ta đang nhìn thấy phần đó khi ánh sáng được phát tỏa. Vậy nên khi chúng ta nhìn vào ánh sáng 13,5 tỉ năm trước, chúng ta không thấy ngôi sao nào, không phải chỉ vì ánh sáng chưa kịp chuyển tới, mà còn vì chúng ta đang nhìn vào vũ trụ trước khi bắt đầu, trước khi ngôi sao đầu tiên hình thành. Điều này có vẻ là một lí do tương đối hợp lý cho việc tại sao sao chúng ta nhìn thấy trời tối, nhưng sự thực không phải vậy.

Tất nhiên, chúng ta có thể tìm ra những điểm trên bầu trời không xuất hiện ngôi sao nào, bằng cách nhìn vượt qua những ngôi sao mới và nhìn ngược về quá khứ. Tuy vậy, khi chúng ta soi kính thiên văn qua những ngôi sao mới, chúng ta vẫn nhìn thấy ánh sáng, không phải từ các ngôi sao, mà là ánh sáng phát ra từ vụ nổ Big bang. Chúng ta nhận được các bức xạ vũ trụ này từ gần như tất cả các hướng, tạo nên một lớp nền ánh sáng trùm lên các ngôi sao.

Như vậy, có lẽ vũ trụ thực tế không hề tối. Nhưng tại sao nó trông tối? Đây là một manh mối cho câu trả lời: khi kính thiên văn Hubble của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ chụp bức ảnh của những ngôi sao ở xa, để có những bức ảnh tuyệt đẹp như thế này, người ta sử dụng máy ảnh hồng ngoại.

Vì sao lại như vậy? Các ngôi sao và thiên hà ở xa đang di chuyển ngày càng xa chúng ta, vũ trụ đang giãn nở. Giống như giọng của chúng ta trở nên trầm hơn khi băng ghi âm chạy chậm lại, hiệu ứng doppler làm cho những ngôi sao di chuyển xa khỏi chúng ta trở nên đỏ hơn. Ngôi sao ở càng xa thì càng di chuyển nhanh và càng trở nên đỏ, cho tới khi chúng trở thành ... hồng ngoại. Và chúng ta không thể nhìn thấy chúng, ít nhất là bằng mắt thường. Và đó là lí do tại sao bầu trời dường như tối vào ban đêm.

Tóm lại, nếu chúng ta sống trong một vũ trụ vô hạn, không thay đổi, bầu trời sẽ sáng như Mặt trời. Tuy nhiên, thực tế trời trông tối vào ban đêm vì vũ trụ có một điểm bắt đầu, nên không phải hướng nào cũng có một ngôi sao chiếu sáng; và quan trọng hơn vì ánh sáng từ những ngôi sao ở xa (và cả những bức xạ ở xa hơn nữa) bị chuyển màu đỏ cho tới khi chúng trở thành tia hồng ngoại và chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường.

Theo Vietnamnet, Minute Physics

Video liên quan

Chủ đề