Việt Nam tiếp thứ chính sách kinh tế mới của Nga như thế nào

Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào? Cùng GiaiNgo tìm hiểu và trả lời một số câu hỏi trong SGK Lịch sử 11.

Những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới là gì? Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào? GiaiNgo sẽ giải đáp hết các thắc mắc của các bạn đọc giả và hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Lịch sử 11.

Chính sách kinh tế mới có tác động lớn đến nền kinh tế nước Nga. Chỉ trong một thời gian ngắn, chính sách kinh tế mới đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển nhanh chóng.

Cụ thể:

  • Nông nghiệp: Sản lượng ngũ cốc tăng gần gấp đôi từ 37,6 lên 56, 6 triệu tấn chỉ trong 2 năm (1921-1923).
  • Công nghiệp: Sản lượng thép tăng hơn 3 lần từ 0,2 lên 0,7 triệu tấn (1921-1923). Điện tăng gấp đôi từ 0,55 lên 1,1 triệu kW/h.

Thực hiện chính sách kinh tế mới đã làm cho đời sống nhân dân được nâng cao, đưa đất nước vượt qua những khó khăn to lớn về kinh tế, chính trị.

Đồng thời, chính sách này còn góp phần hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

Nêu những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới

Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

Trong nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thế lương thực.

Trong công nghiệp:

  • Chính sách kinh tế mới tập trung khôi phục ngành công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của nhà nước.
  • Nhà nước khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
  • Nhà nước cũng nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng và ngoại thương.
  • Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức quản lý, quản lý sản xuất công nghiệp.
  • Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

Trong thương nghiệp và tiền tệ:

  • Tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.
  • Năm 1924, phát hành loại tiền tệ mới.

Từ những phân tích, chúng ta có thể thấy, nhờ việc thực hiện chính sách kinh tế mới, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô Viết đã có những chuyển biến rõ rệt.

Câu hỏi thảo luận trang 55 SGK Lịch sử 11

Việc thành lập Liên bang Xô Viết có ý nghĩa như thế nào?

Việc thành lập Liên bang Xô Viết mang lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với cả trong nước và quốc tế.

Trong nước:

  • Thể hiện tinh thần đoàn kết,nhất trí của các dân tộc Nga.
  • Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến, đế quốc của Nga. Chủ nghĩa xã hội xác lập trên nước Nga, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng CNXH sau này.
  • Khẳng định tính đúng đắn trong chính sách dân tộc của Lê-nin, nhất là sự cần thiết phải đoàn kết các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở Liên Xô.
  • Góp phần chống lại sự chia rẽ dân tộc của các thế lực phản động trong và ngoài nước.

Quốc tế:

  • Để lại bài học kinh nghiệm trong xây dựng và đoàn kết dân tộc.
  • Giáng đòn mạnh vào chính sách bao vây, cô lập, đàn áp nước Nga.
  • Trên thế giới hình thành 1 mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa đối lập hoàn toàn với tư bản chủ nghĩa.

Nhận xét về thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp

Các ngành công nghiệp nặng đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể:

  • Sản lượng than tăng từ 40,1 triệu tấn lên tới 132,9 triệu tấn.
  • Sản xuất gang tăng từ 8 triệu tấn lên tới 26,3 triệu tấn (1929 – 1938).

Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Từ những thành tựu đó cho thấy những chủ trương phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ưu tiên phát triển công nghiệp nặng của Liên Xô là hoàn toàn đúng đắn.

Nêu những thành tựu của Liên Xô qua kế hoạch 5 năm lần đầu tiên

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937) đều được hoàn thành trước thời hạn và đạt được những thành tựu lớn.

Cùng GiaiNgo điểm qua những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được nhé!

Công nghiệp

Sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân (1937). Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Nông nghiệp

Nông nghiệp có bước tiến vượt bậc, từng bước tập thể hóa nông nghiệp với quy mô lớn và cơ sở vật chất – kĩ thuật được cơ giới hóa.

Văn hóa và giáo dục

Xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất. Đồng thời, nhà nước cũng hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.

Xã hội

Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ. Xã hội chỉ còn hai giai cấp là công dân, nông nhân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.

Đời sống nhân dân được nâng cao, chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố. Đây cũng là một trong những thành tựu đáng tự hào của Liên Xô qua kế hoạch 5 năm lần đầu tiên.

Xem thêm:

Bạn đã hiểu chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào rồi phải không? Hi vọng bài viết này đã mang đến thông tin hữu ích cho các bạn đọc giả. Còn chần chừ gì mà không theo dõi GiaiNgo ở những bài viết tiếp theo.

Thực tế ở nước Nga

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười thành công, nền chuyên chính vô sản ở nước Nga vừa được thiết lập, chưa kịp thực hiện những nhiệm vụ mới của cách mạng ở thời kỳ quá độ thì sự can thiệp vũ trang của nước ngoài và nội chiến xảy ra. Trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" cả về chính trị và kinh tế, để bảo vệ thành quả cách mạng, chính quyền Xô - viết buộc phải thi hành "chính sách kinh tế cộng sản thời chiến”.

Nội chiến kết thúc và khi nước Nga bước vào giai đoạn xây dựng trong thời bình thì "chính sách kinh tế cộng sản thời chiến" - một chính sách không có sự tồn tại quan hệ hàng hoá - tiền tệ, trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế. Cần phải có những chính sách mới phù hợp với nhiệm vụ mới của cách mạng đặt ra. Đáp ứng đúng yêu cầu đó “Chính sách kinh tế mới - NEP" do Lenin đề xướng đã ra đời.

Nội dung của NEP rất phong phú nhưng trong đó có một vấn đề quan trọng là cho phép nông dân được "tự do trao đổi sản phẩm thừa" sau khi đã nộp thuế nông nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là phục hồi lại quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân ở Nga (đã bị huỷ bỏ trong thời chiến) để thông qua đó thực hiện các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với nông dân, công nghiệp với nông nghiệp, sản xuất với tiêu dùng.

Thực tiễn của nước Nga sau khi kết thúc nội chiến đã cho thấy việc phục hồi quan hệ hàng hóa - tiền tệ để thông qua đó thực hiện các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và kết quả đạt được chứng tỏ NEP đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của sản xuất, lòng mong muốn và lợi ích kinh tế hợp lý của nông dân, công nhân, những người sản xuất khác và nhân dân nước Nga khi đó. Nhờ vậy sản xuất đã phát triển nhanh chóng…

Sự vận dụng sáng tạo của Việt Nam

Từ Đại hội V và đặc biệt là từ Đại hội VI đến Đại hội X, Đảng và Nhà nước ta vận dụng sáng tạo tư tưởng của Lenin trong NEP đề ra nhiều chủ trương, chính sách đúng trong việc sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, để tạo ra những đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất và đời sống phát triển. Hơn 20 năm qua, những chủ trương, chính sách lớn có ý nghĩa chiến lược đã được thực thi và đạt kết quả tốt.

1. Duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (kinh tế thị trường định hướng XHCN) trong suốt thời kỳ quá độ và thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chủ trương này là sự vận dụng sáng tạo quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong NEP vào điều kiện nước ta.

Từ những bài học kinh nghiệm ở Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu, từ ngay thực tiễn nước ta sau khi kết thúc chiến tranh (1975) và nhất là những năm cuối của thập kỷ 80, đã mách bảo chúng ta rằng phải xác định rõ ràng mô hình và cụ thể hơn về mục tiêu phát triển nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Nền kinh tế ấy sử dụng mô hình nào? kiểu gì? và mục tiêu cuối cùng phải đạt được là gì? Không thể chỉ nói chung chung tiến lên sản xuất lớn XHCN.

Trả lời những câu hỏi đó Đảng và Nhà nước ta chỉ rõ: Phải xây dựng và phát triển một nền kinh tế hàng hóa với cơ cấu nhiều thành phần (kinh tế thị trường) theo định hướng XHCN và để nó vận hành có hiệu quả, phải thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Quan điểm trên giúp chúng ta không ngừng đổi mới những chính sách kinh tế và lợi ích để phát huy vai trò đòn bẩy của kinh tế hàng hóa, quan hệ hàng hóa - tiền tệ thúc đẩy sản xuất và đời sống, nhờ vậy kinh tế nước ta phát triển khá mạnh trong hơn 20 năm qua.

Quan hệ hàng hóa - tiền tệ là phương thức. Thị trường là môi trường để kinh tế hàng hóa tồn tại và phát triển trong bất kỳ chế độ xã hội nào, còn bản chất của một nền sản xuất hàng hóa thì do bản chất quan hệ sản xuất xã hội quyết định.

Trong những xã hội tồn tại chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất, nền sản xuất hàng hóa ở đó tất yếu mang bản chất TBCN nên sự phân hóa giàu nghèo và tình trạng người bóc lột người là không thể tránh khỏi. Đối với nước ta có Đảng Cộng sản lãnh đạo, có Nhà nước chuyên chính vô sản của dân, do dân, vì dân, có chế độ công hữu XHCN về những tư liệu sản xuất chủ yếu, có sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường thì nền kinh tế hàng hóa ở nước ta dù có cơ cấu nhiều thành phần, nhưng nó tất yếu đi theo định hướng XHCN và phục vụ cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã quyết tâm xóa bỏ cơ chế kinh tế bao cấp, chuyển hẳn sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ để thực hiện các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với nông dân, công nghiệp với nông nghiệp, giữa các thành phần kinh tế và giữa sản xuất với tiêu dùng xã hội. Các xí nghiệp kinh tế trong sản xuất và trong lưu thông đều phải hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi đảm bảo có lãi hợp lý, được hưởng quyền bình đẳng trước pháp luật trong cạnh tranh thị trường…

Duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hóa đa thành phần theo định hướng XHCN trong suốt thời kỳ quá độ; thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là chủ trương và quyết sách hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trước mắt cũng như trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Bởi lẽ kinh tế hàng hóa (kinh tế thị trường) là thành tựu văn minh của nhân loại và đang là xu thế phát triển kinh tế khách quan của các nước trên thế giới cũng như của nước ta.

2. Xây dựng thị trường xã hội thống nhất trong cả nước và gắn với thị trường thế giới. Thực hiện chính sách một giá

Vận dụng sáng tạo NEP, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng một thị trường xã hội thống nhất, bảo đảm cho mọi hàng hóa được lưu thông thông suốt trong cả nước. Thực hiện chính sách một giá trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị và quan hệ cung - cầu hàng hóa, bảo đảm giá cả sát với giá trị, xóa bỏ tình trạng "lỗ thật, lãi giả" trong nền kinh tế. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới là đòi hỏi khách quan để cho nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh.

Từ Đại hội VII và đặc biệt là từ Đại hội VIII trở đi, Đảng ta đã chủ trương mở rộng thị trường trong nước, thực hiện quan hệ đa phương với thị trường thế giới trên nguyên tắc bảo đảm đôi bên cùng có lợi - chính sách này đã tạo ra một sức hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta và kích thích ngoại thương phát triển, xuất, nhập khẩu tăng nhanh có lợi cho nền kinh tế nước ta trong những thập kỷ qua.

Năm 2009, Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, GDP tăng 5,32%; là nước tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á

3. Chấp nhận tự do cạnh tranh và mở rộng liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa trong nước với ngoài nước

Đảng ta đã quyết tâm từ bỏ mô hình kinh tế bao cấp sơ cứng chỉ có 2 thành phần kinh tế (quốc doanh và tập thể); không thị trường, không có cạnh tranh và không có liên doanh liên kết kinh tế… thay thế bằng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế tham gia, sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ làm phương thức vận động, thực hiện trao đổi mua bán sản phẩm trên thị trường theo đúng quy luật giá trị - quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa.

Chủ trương này đã đạt được những thành công lớn trong phát triển kinh tế hơn 20 năm qua trên đất nước ta.

Liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa kinh tế trong nước với kinh tế ngoài nước là sự cần thiết, xuất phát từ yêu cầu phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh. Liên doanh liên kết còn nhằm nâng cao tiềm lực vốn, kỹ thuật, sức mạnh trong cạnh tranh và khả năng sản xuất kinh doanh của từng đơn vị xí nghiệp, các chủ thể tham gia liên doanh liên kết đều có lợi.

4. Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phải dựa vào phát huy nội lực là chính, đồng thời kết hợp với sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại lực

Tự túc, tự cường, tự chủ vốn là truyền thống của dân tộc ta trong 4.000 năm lịch sử. Trong tình hình chính trị thế giới phức tạp như hiện nay và lực lượng sản xuất ngày càng có xu hướng quốc tế hóa, để không bị lệ thuộc vào nước ngoài, vấn đề phát huy, khai thác sử dụng có hiệu quả mọi nguồn nội lực để phát triển kinh tế là điều cực kỳ quan trọng, phải xem đó là vấn đề chiến lược trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại lực cũng không kém phần quan trọng để tạo điều kiện cho nước ta có thêm sức mạnh, sớm đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Song dù quan trọng đến đâu thì ngoại lực không thể thay thế được nội lực.

5. Xây dựng chính sách tài chính quốc gia phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Từ cơ chế ngân sách bao cấp Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương nhanh chóng phải chuyển sang xây dựng chính sách tài chính quốc gia phù hợp với kinh tế thị trường. Trước hết là thay đổi cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng, tách các ngân hàng phục vụ sản xuất và kinh doanh, tín dụng thành hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế kinh doanh và thực hiện hạch toán kinh tế. Ngân hàng phục vụ nhu cầu vốn cho các xí nghiệp sản xuất kinh doanh phải tuân theo quy luật của quan hệ hàng - tiền. Vay vốn kinh doanh phải trả lãi theo quy định … Thành lập Kho bạc Nhà nước không làm chức năng kinh doanh tiền tệ mà chỉ có chức năng quản lý các quỹ ngân sách như quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước… Từng bước thực hiện Luật Ngân sách, bảo đảm ngân sách Nhà nước thật sự trở thành một công cụ mạnh để Nhà nước quản lý nền kinh tế.

6. Trong tình hình nền kinh tế nước ta đang gặp khó khăn tạm thời như hiện nay do tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, Đảng ta vẫn lấy phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” làm mục tiêu trung tâm để đưa ra những nhóm giải pháp hữu hiệu nhằm kiềm chế và đẩy lùi lạm phát và tăng giá; kích cầu sản xuất, tiêu dùng, bảo đảm đời sống dân sinh và phát triển bền vững…

Những giải pháp lớn trên đây là sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta về mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Những giải pháp đó đã và đang phát huy tác dụng: lạm phát, tăng giá cao đã được kiềm chế và chặn đứng vào cuối năm 2009, tính thanh khoản của nền kinh tế đã trở lại bình thường, nhiều mặt hàng đặc biệt là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống dân sinh giá cả đã ổn định, tạo niềm tin và phấn khởi trong nhân dân.

Nền kinh tế hàng hóa (kinh tế thị trường) nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thay thế cơ chế bao cấp thật sự đã là một cơ chế kinh tế mới có sức sống ở nước ta không chỉ hơn 20 năm qua, mà chắc chắn vẫn có sức sống mạnh mẽ trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.

(Bài đăng trên Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương.

 Các tiêu  đề do Tòa soạn đặt)

Bài liên quan

* Lenin để lại nhiều chỉ dẫn quý báu về xây dựng CNXH hiện thực


Video liên quan

Chủ đề