Vợ đinh la thăng làm gì ở đâu

Cục Thi hành án Hà Nội cho biết ông Đinh La Thăng phải nộp 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, 2 vợ chồng ông chỉ còn một căn hộ chung cư là tài sản chung để thi hành án.

Bộ Tư pháp nói về thu hồi 600 tỷ ông Đinh La Thăng phải bồi thường Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Thanh Thủy cho biết việc thi hành bản án buộc ông Đinh La Thăng bồi thường 600 tỷ đang được thực hiện theo quy định.

Ngày 15/11, phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác thi hành án năm 2019 của Bộ Tư Pháp, Cục trưởng Thi hành án Hà Nội Lê Xuân Hồng cho biết, công tác thi hành án dân sự trong các đại án kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân do quá trình điều tra, truy tố, xét xử những người liên quan chưa kịp thời kê biên.

Theo ông Hồng, năm 2018, cơ quan tố tụng xét xử, thi hành án một số vụ án lớn như vụ án Đinh La Thăng, Hà Văn Thắm, Hứa Thị Phấn. Các vụ án đều có lượng tiền phải thi hành án, thu hồi từ vài trăm tỷ đến hàng nghìn tỷ đồng.

Ông Đinh La Thăng (hàng đầu, thứ 2 từ phải sang) tại một phiên tòa hồi tháng 3. Ảnh: P.D.

Vị Cục trưởng nêu ví dụ, trong vụ án ông Đinh La Thăng bị xét xử tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng khi góp vốn hơn 800 tỷ đồng vào Oceanbank, bản án phúc thẩm tuyên ông Thăng phải nộp 600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Cục Thi hành án Hà Nội xác định ông Thăng chỉ còn một căn hộ chung cư là tài sản thuộc sở hữu của 2 vợ chồng. Do là tài sản chung nên cơ quan thi hành án chỉ được thu một phần tài sản.

Trong vụ án xảy ra tại Oceanbank, cơ quan thi hành phải thu hơn 300 triệu cổ phiếu của Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch nhà băng này). Tuy nhiên, việc xác định bán cổ phiếu theo phương thức nào thì chưa được thống nhất nên phải mất thời gian chờ cơ quan chức năng giải quyết.

Để giải quyết vướng mắc, Cục trưởng Thi hành án Hà Nội kiến nghị khi điều tra các vụ án lớn, cơ quan chức năng cần phong tỏa tài sản để ngăn chặn việc tẩu tán.

Hồi tháng 6, TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch PVN) 18 năm tù. Cộng bản án 13 năm tù trong vụ án xảy ra tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng lĩnh 30 năm tù.

Về dân sự, tòa tuyên 6 bị cáo khác phải bồi thường 785 tỷ đồng cho PVN. Trong đó, ông Thăng phải bồi thường 600 tỷ đồng.

 - Nêu khó khăn, vướng mắc trong thu hồi tài sản các đại án lớn, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Hà Nội dẫn vụ ông Đinh La Thăng và đồng phạm thi hành án 831 tỷ đồng, trong đó riêng ông Thăng là trên 600 tỷ đồng, nhưng tài sản chỉ có 1 căn chung cư chung với vợ.

Diễn biến mới việc thu hồi tài sản ông Đinh La Thăng

Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Hà Nội Lê Xuân Hồng cho biết thông tin trên tại hội nghị triển khai công tác thi hành án năm 2019 diễn ra sáng nay.

Hành vi tẩu tán tài sản phức tạp hơn

Theo ông Hồng, công tác thi hành án đang gặp rất nhiều khó khăn trong những vụ đại án về kinh tế, tham nhũng do trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử chưa kịp thời kê biên, ngăn chặn tài sản do phạm tội mà có. 

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình dự hội nghị sáng nay. Ảnh: LĐ

Cụ thể trong năm 2018, cơ quan chức năng tiếp tục đưa ra xét xử, thi hành án một số vụ án lớn như vụ án Đinh La Thăng, vụ án Hà Văn Thắm, Hứa Thị Phấn… đều có số lượng tiền phải thi hành án, thu hồi từ vài trăm tỷ đến hàng nghìn tỷ đồng.

Ông Hồng dẫn vụ Đinh La Thăng thi hành án 831 tỉ đồng, trong đó riêng bị cáo Thăng thi hành án trên 600 tỉ đồng nhưng tài sản hiện nay chỉ có 1 nhà chung cư là tài sản chung của vợ chồng. Hay như vụ Hà Văn Thăm đã kê biên khoảng hơn 300 triệu cổ phiếu nhưng kê biên rồi lại đến lượt thi hành án bán đấu giá...

Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Hà Nội băn khoăn việc bán cổ phiếu trong các vụ việc này sẽ bán theo kênh thế nào? Nếu bán theo thỏa thuận hay khớp lệnh nên lại phải đề nghị hướng dẫn dẫn đến mất thời gian thi hành và chỉ sơ xuất là thất thoát tài sản.

Ông đề nghị cần có các quy định chặt chẽ hơn trong các vụ đại án hình sự về kinh tế, tham nhũng. Bởi các đối tượng là người có chức vụ khiến vụ việc có tính chất phức tạp hơn các vụ án dân sự thông thường.

“Các hành vi tẩu tán tài sản phức tạp hơn, trong khi pháp luật hiện tại ở đâu đó còn chưa hoàn thiện”, Cục trưởng nói.

Ông Hồng đề nghị Ban Nội chính TƯ, Bộ Tư pháp tiếp tục quan tâm, chỉ đạo phối hợp giữa các ban ngành vì các vụ đại án thường liên quan đến nhiều địa phương. Các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp chặt chẽ trong việc ngăn chặn tẩu tán tài sản ngay từ đầu, tạo điều kiện thuận lợi khi thi hành án.

Còn hơn 200 nghìn việc với gần 86.000 tỷ đồng chưa có điều kiện thi hành án

Báo cáo công tác thi hành án năm 2018, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) Mai Lương Khôi cho biết, nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng có giá trị lớn đã được đưa ra xét xử, tổ chức thi hành án nhưng gặp một số khó khăn, vướng mắc. Điển hình như số tiền phải thi hành lớn nhưng người phải thi hành án không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm thi hành giá trị thấp; tài sản đã bị tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) Mai Lương Khôi. Ảnh: LĐ

Ngoài ra, chưa có hướng dẫn về các khoản thuế, phí mà người phải thi hành án còn nợ, các khoản thuế liên quan đến chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chưa được thanh toán; Chưa có sự thống nhất thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ nộp án phí để thu cho ngân sách nhà nước...

Nguyên nhân chủ yếu là số việc và tiền thụ lý ngày càng nhiều và tiếp tục tăng cao. Hiện còn hơn 202 nghìn việc với gần 86.000 tỷ đồng chưa có điều kiện thi hành chuyển kỳ sau nhưng phải theo dõi, đôn đốc, xác minh theo định kỳ.

Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, tính chất phức tạp, hạng mục tài sản phải kê biên lớn, nhiều chủng loại hoặc mới được thụ lý đang trong giai đoạn đầu của quá trình tổ chức thi hành án, trong khi thể chế về xử lý tài sản nằm ở nhiều địa phương còn chưa đồng bộ.

Bên cạnh đó, nhiều vụ án tín dụng, ngân hàng có giá trị phải thi hành án lớn nhưng tài sản thế chấp, cầm cố khi phát mãi để thi hành án còn phải trả rất thấp...

Chưa có cơ chế riêng trong thẩm định giá tài sản phát mãi để thi hành án, đặc biệt chưa tính đến tính rủi ro, tâm lý “e ngại” của người mua tài sản kê biên. Người được thi hành án, đặc biệt là các tổ chức tín dụng không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án trong trường hợp không có người tham gia đấu giá hoặc đấu giá không thành.

Việc thi hành án tài sản trong vụ án ông Đinh La Thăng đang gặp nhiều khó khăn, chỉ mới thu hồi 20,521 tỷ đồng, vẫn còn hơn 900 tỷ.

Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội xác minh 2 căn hộ của ông Đinh La Thăng để phục vụ thi hành án. Ông Thăng phải nộp án phí gần 1 tỷ nhưng chưa nộp.

Theo ĐBQH, những người có đủ mưu mô để tham nhũng tiền của Nhà nước thì cũng thừa thủ đoạn che giấu tài sản đó.

Thu Hằng 

 - HĐXX cho cách ly bị cáo Trịnh Xuân Thanh để thẩm vấn vợ chồng bị cáo Đinh Mạnh Thắng và các bị cáo khác.

Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch HĐQT PVC) và em trai ông Đinh La Thăng là Đinh Mạnh Thắng (nguyên Chủ tịch HĐQT công ty CP Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà) cùng 6 bị cáo khác ra xét xử tội Tham ô tài sản.

HĐXX cho cách ly bị cáo Trịnh Xuân Thanh để thẩm vấn vợ chồng bị cáo Đinh Mạnh Thắng và các bị cáo khác.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh trả lời Hội đồng xét xử sáng nay. Ảnh: TTXVN

Theo lời khai của bị cáo Đinh Mạnh Thắng, ông ta có đưa Thái Kiều Hương (nguyên Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Vietsan) đến gặp Trịnh Xuân Thanh tại một nhà hàng ở quận Tây Hồ, Hà Nội.

Sau đó, Thắng được Hương chuyển cho 5 tỷ đồng. Khi chuyển tiền Hương có nói: "Cám ơn anh". Hương có nhờ bị cáo Thắng chuyển cho Trịnh Xuân Thanh 14 tỷ đồng.

"Hương gọi điện nói nhờ tôi chuyển cho anh Thanh 14 tỷ. Lúc đó tôi nói không có nhà, nói cứ chuyển qua nhà, vợ anh nhận hộ", lời khai bị cáo Thắng.

Vẫn theo lời khai của bị cáo Thắng, sau khi nhận tiền từ Hương, Thắng có gọi cho Thanh để báo. Lúc này Trịnh Xuân Thanh nói, cứ chuyển tiền cho Thanh qua lái xe.

"Hôm sau, bị cáo mang tiền lên xe, đến cơ quan, bị cáo nói với lái xe của mình chuyển tiền cho lái xe của anh Thanh. Trước khi chuyển tiền cho lái xe của anh Thanh, bị cáo có gọi điện báo cho anh Thanh", bị cáo Thắng khai.

Trả lời câu hỏi của HĐXX "Bị cáo nhận thức gì về hành vi của mình?", Thắng đáp: "Tôi nghĩ tôi chỉ vô tình giúp Hương gặp anh Thanh. Việc kết luận điều tra và cáo trạng kết luận đồng phạm như thế nào, tôi không biết. Tôi không tham gia việc chuyển nhượng cổ phần".

Bị cáo Đinh Mạnh Thắng. Ảnh: TTXVN

Tiếp tục trả lời thẩm vấn của HĐXX, bị cáo Thắng khai: Sau khi nhận được tiền từ Hương, thời điểm sau khi CQĐT khởi tố vụ án Lê Hòa Bình cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Hương có yêu cầu Thắng trả lại tiền. Hương nói: "Việc không xong, đề nghị các anh trả lại tiền". Ông Thắng truyền đạt lại cho Trịnh Xuân Thanh về việc này và Thanh cũng đã chuyển trả lại tiền.

Trước câu hỏi của HĐXX: "Tại CQĐT, bị cáo từng khai có bàn bạc với Hương và Thanh về việc chỉ khai báo nguồn tiền mới đi đến chỗ Hương, chưa đến chỗ Thanh và Thắng?", bị cáo Thắng phủ nhận lời khai này. HĐXX đã phải công bố lời khai của Đinh Mạnh Thắng tại CQĐT về việc trên.

Những lần nhận tiền tỷ

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bà Nguyễn Thị Thanh Vân (vợ bị cáo Đinh Mạnh Thắng) trình bày: Bà có nhận túi đồ từ một người đàn ông. Vì trước đó chồng có gọi điện bảo nhận hộ đồ từ một người đàn ông nên bà Vân đã làm theo.

Bà Vân cho hay, sau đó đã giao lại túi cho chồng. Bà không mở ra nên không biết trong đó có gì.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Đào Duy Phong (nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land) khai có nhận được 10 tỷ đồng vì đã giúp đỡ trong việc ký văn bản bán cổ phần.

Duy khai, sau khi nhận được 10 tỷ đồng, bị cáo có chuyển cho bị cáo Nguyễn Ngọc Sinh (nguyên Tổng giám đốc PVP Land) 2 tỷ đồng.

Tại tòa, bị cáo Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (kinh doanh tự do) và bị cáo Nguyễn Ngọc Sinh xác nhận lời khai này của nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land.

Theo lời khai của bị cáo Sinh, ông ta biết rõ 2 tỷ đồng đó được lấy từ tiền chênh lệch giá.

Đinh Mạnh Thắng đề nghị Trịnh Xuân Thanh quan tâm, ủng hộ cho PVP Land thoái vốn tại dự án Nam Đàn Plaza.

TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm bị truy tố về tội “Tham ô tài sản”.

Trịnh Xuân Thanh, em trai ông Đinh La Thăng là Đinh Mạnh Thắng ra hầu tòa vì bị truy tố tội Tham ô tài sản, một bị cáo xin vắng mặt.

Trong phần nhận định, HĐXX lý giải tại sao không tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

PVC được chỉ định thầu xây dựng một số dự án khác và Chính phủ xác định thất thoát thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng.

Nói lời sau cùng, Trịnh Xuân Thanh nói, bị cáo có nhiều đêm không ngủ vì hối hận. Bị cáo muốn gửi lời xin lỗi tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

T.Nhung

Video liên quan

Chủ đề