Xây dựng môi trường học tập cho trẻ mầm non

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ TRONG

TRƯỜNG MẦM NON

1. Ý nghĩa môi trường giáo dục phát triển vận động, đồ dùng, dụng cụ luyện tập đối với sự tích cực vận động của trẻ.

- Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập.

- Việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ luyện tập có thể tạo ra các tình huống, phương án, phức tạp hóa điều kiện thực hiện các bài tập thể dục khác nhau, giúp trẻ có sự nhận thức rõ ràng về vận động, về phương pháp thực hiện với các đồ dùng, dụng cụ luyện tập.

- Các dụng cụ luyện tập thể dục giúp nâng cao hứng thú thực hiện các nhiệm vụ vận động trong những điều kiện khác nhau, giúp thỏa mãn nhu cầu vận động, ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, thể chất và tâm thần của trẻ, hình thành cho trẻ thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên.

- Các dụng cụ luyện tập thể dục kích thích sự lĩnh hội kĩ năng vận động nhanh, chính xác.

- Việc trẻ tích cực tham gia chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ luyện tập giúp hình thành cho trẻ các thói quen cẩn thận, chu đáo trong hoạt động.

- Môi trường vận động sắp xếp hợp lý, gọn gàng, đẹp đẽ, màu sắc hài hòa, các trang thiết bị, dụng cụ luyện tập khác nhau tạo cảm xúc tích cực cho trẻ.

Xây dựng môi trường học tập cho trẻ mầm non
Thang leo, ván dốc gắn trong phòng thể dục

2. Các loại môi trường giáo dục phát triển vận động  cho trẻ trong trường mầm non:

2.1. Môi trường vật chất

2.1.1. Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng nhóm/lớp

Phải đảm bảo theo Danh mục đồ dùng- đồ chơi- thiết bị tối thiểu và theo nội dung giáo dục phát triển vận động trong Chương trình GDMN.

Sắp xếp thiết bị, đồ chơi phải đảm bảo an toàn, tận dụng mọi điều kiện phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian trẻ ở trường mầm non.

- Các đồ dùng, đồ chơi dành cho trẻ nhà trẻ có màu sắc sặc sỡ, hình dạng phong phú, hấp dẫn, phát ra tiếng kêu và có thể di chuyển được, được đặt ở gần nhóm trẻ.

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi có khu vực đủ rộng cho trẻ trườn, bò, đi men và chơi với các đồ chơi phát triển các giác quan, các thiết bị đồ chơi cho trẻ tập đi, tập vận động.

- Trẻ 12 - 24 tháng tuổi có thêm khu vực cho trẻ hoạt động với đồ vật, với sách tranh, bút sáp, giấy, các vật dụng và thiết bị, đồ chơi vận động đơn giản.

- Trẻ 24 - 36 tháng tuổi có thêm khu vực chơi thao tác vai, chơi với đất nặn, bút vẽ.

- Để giúp trẻ 3 – 6 tuổi thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh nên sử dụng  nhiều loại đồ vật, đồ dùng, đồ chơi khác nhau.

2.1.2. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời

Sân chơi, thiết bị đồ chơi ngoài trời được trang bị phù hợp với độ tuổi nhà trẻ và sắp xếp ở khu vực gần phòng nhóm/lớp.

Có vườn cây, bồn hoa, cây cảnh, khu vực nuôi các con vật.

- Diện tích sân vườn được quy hoạch, thiết kế phù hợp, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn, tạo môi trường xanh, thoáng đãng để trẻ chơi, luyện tập phát triển vận động.

- Đảm bảo số lượng và chủng loại thiết bị, đồ chơi đáp ứng yêu cầu cho trẻ vận động ngoài trời theo các độ tuổi.

- Khai thác sử dụng có hiệu quả.

- Thiết bị, đồ chơi ngoài trời đa dạng, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động: các kiểu đi, đứng, chạy, nhảy; bò, trườn, trèo; tung, ném, lăn, bắt; thổi, vươn, …(theo Chương trình GDMN)

- Các thiết bị, đồ chơi giáo dục phát triển vận động cần được bố trí sắp xếp hợp lý, có chỉ dẫn.

- Cần có những thiết bị để vận động với những nguyên liệu thiên nhiên.

- Sắp xếp các khu vực chơi đảm bảo an toàn, dễ quan sát trẻ, tuân theo nguyên tắc đảm bảo nhiều cơ hội cho trẻ vận động, sáng tạo.

- Nên dành phần đât trống của trường mầm non để trồng cỏ, tạo sân cát, đường đi đa dạng, gò đất, núi đồi, vườn cổ tích, nhà, lều với các thiết bị, dụng cụ thể dục chuyên biệt.

- Nên có kho đựng các đồ dùng thiết bị ngoài trời .

2.2. Môi trường xã hội

Xây dựng môi trường thân thiện, trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động giáo dục phát triển vận động. Môi trường chăm sóc, giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.

3. Góc vận động:

- Là một phần quan trọng trong môi trường phát triển của trẻ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.

3.1. Những yêu cầu cơ bản trong lựa chọn trang thiết bị cho góc vận động

- Lựa chọn thiết bị phụ thuộc vào mục đích phát triển thể chất và phát triển toàn diện của trẻ, cần tương ứng với đặc điểm phát triển và chỉ số nhân trắc của trẻ.

- Trang thiết bị phải gắn, bắt vít chặt chẽ.

- Đảm bảo số lượng, đa dạng về chủng loại các dụng cụ luyện tập.

- Cần có đầy đủ các loại dụng cụ cho trẻ tập thể dục sáng, thể dục sau ngủ trưa dậy, giờ thể dục, trò chơi vận động và các bài tập ngoài trời, trong nhà, vui chơi giải trí và hội lễ thể dục thể thao.

- Lựa chọn trang thiết bị thể thao cần chú ý đến đặc điểm phát triển thể chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng vận động của trẻ.

- Chú ý đến vị trí đặt thiết bị tại nơi sử dụng.

3.2. Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ luyện tập trong góc vận động cho trẻ trong lớp

3.2.1. Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong Góc vận động cho trẻ nhà trẻ

- Cần có một góc nhỏ để sắp đặt các trang thiết bị, các đồ chơi, đồ dùng khác nhau, phù hợp khả năng của trẻ, khuyến khích trẻ thực hiện vận động mà trẻ thích và có thể.

- Cần sắp xếp sao cho chúng kích thích, khêu gợi hứng thú, tích cực vận động của trẻ.

- Cần trang bị thêm những đồ chơi yêu thích cho trẻ như thỏ, gấu, cáo…

- Thiết bị thể dục lớn tốt nhất là đặt dọc theo một bên bức tường trống.

- Nên để trong hộp, trong hộc tủ và đưa ra cho trẻ sử dụng dần dần, xen kẽ.

3.2.2. Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong Góc vận động cho trẻ 3 - 4 tuổi:

- Tạo môi trường thuận lợi: không gian lớp học rộng rãi, có nhiều đồ dùng, dụng cụ luyện tập, đồ chơi. Đặc biệt là giáo viên cần tham gia trực tiếp vào trò chơi vận động ngoài trời và các bài tập thể dục cùng với trẻ.

- Sử dụng tủ gỗ nội thất có các ngăn kéo hoặc bánh xe đẩy trong "góc vận động". Cần thường xuyên thay đổi vị trí (thay đổi vị trí, di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, đưa thêm dụng cụ luyện tập mới, …).

- Thiết bị lớn đặt dọc theo tường. Dụng cụ nhỏ như bóng mát xa, các loại bóng nhựa, bóng cao su, bóng da, vòng cao su, … cần được lưu giữ trong sọt hoặc hộp mở để trẻ có thể tự do sử dụng.

3. 2. 3. Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong Góc vận động  cho trẻ 4-5 tuổi:

- Ở lứa tuổi này rất cần phải có "góc vận động" bố trí ở góc lớp.

- Những dụng cụ luyện tập như bóng có kích thước khác nhau, bộ bóng ném (bóng, vòng, các con ki, dây) nên được lưu giữ trong các hộp lớn, không đậy, đặt dọc theo tường phòng học.

- Một số các dụng cụ, đồ dùng luyện tập khác nhau cần được cất ở trong kho, sau một thời gian ngắn có thể thay thế, bổ sung, cập nhật các dụng cụ luyện tập mới.

3.2.4. Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong Góc vận động cho trẻ 5-6 tuổi

- Cần sắp xếp ở trong tủ hoặc ngăn tủ có khóa/đóng; vòng thể dục, dây thừng, dây nên treo, móc trên tường trong lớp. Thiết bị thể dục được đặt trong lớp sao cho trẻ có thể được tự do tiếp cận và sử dụng chúng…

4. Trang thiết bị cho phòng giáo dục thể chất ở trường mầm non

Sự sắp xếp các dụng cụ luyện tập, trang thiết bị thể thao phụ thuộc vào kích thước và mục đích sử dụng của chúng.

Thang leo, tường thể dục, dây, cột, thang dây được cố định, chắc chắn trên trần nhà hoặc gắn cố định chặt vào tường, kết hợp với các dụng cụ khác như thang, móc, ván, trượt dốc.

Những dụng cụ lớn cần đặt dọc theo tường. Những tấm ván, thang với móc cần được treo, mọc, đặt ở nơi không ảnh hưởng đến sự tích cực vận động của trẻ.  Các dụng cụ thể dục nhỏ nên giữ trong kệ tủ, trong ngăn kéo, đặt nằm dọc theo tường của phòng thể dục.

Vòng thể dục, dây thừng, dây ngắn được treo móc đặc biệt. Lưới chơi bóng rổ, bóng chuyền, dây thừng, dây cao su cần được treo từng cặp trên tường từ thấp đến cao.

Các thiết bị phải được bố trí sao cho trẻ có thể tự do tiếp cận và tự sử dụng chúng. Cần có nhà kho nhỏ gần phòng thể dục, giúp giải phóng không gian cho hoạt động phát triển thể chất của trẻ.

Mỗi trường mầm non cần có một khu vực thể dục thể thao với nhiều loại trang thiết bị cho trẻ leo trèo, chui, trườn, luồn lách, chạy, nhảy, chơi các trò chơi vận động, sân vận động mini.

Sưu tầm