Xe máy vượt đèn vàng phạt bao nhiều 2022

Vượt đèn vàng là việc mà người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông khi thấy đèn tín hiệu báo màu vàng mà không dừng lại trước vạch dùng, theo đó hành vi này sẽ xác định là lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông. Vậy mức phạt lỗi vượt đèn vàng khi tham gia giao thông mới nhất năm 2022 như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật nội dung nêu trên tại bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Khi nào vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt?

Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Nếu người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

Hiện nay, theo quy định pháp luật chưa có quy định nào về việc xử phạt về lỗi vượt đèn vàng hay đèn đỏ đối với xe máy và xe ô tô. Đối với các lỗi này sẽ bị xác định là không chấp hành tín hiệu đèn giao thông và có mức xử phạt cụ thể:

– Đối với xe ô tô:

Mức xử phạt được quy định tại điểm a khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“ 5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

Ngoài ra, trong trường hợp này người điều khiển phương tiện giao thông còn bị tước giấy phép lái xe, cụ thể quy định tại điểm b khoản 11 điều 5 của nghị định này:

“ 11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”

Như vậy đối với xe ô tô mà vượt đèn vàng thì người điều khiển phương tiện ngoài bị xử phạt từ 3 000 000 đồng cho đến 5 000 000 đồng, đồng thời còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 cho đến 3 tháng.

Trong trường hợp xe ô tô mà vi phạm lỗi này mà gây ra hậu quả tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (điểm c khoản 11 điều 5 nghị định này)

– Đối với xe máy:

Mức xử phạt được quy định tại điểm e khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

Tại điểm b khoản 10 cũng có quy định về hình thức xử phạt bổ sung quy định như sau:

“10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Trường hợp mà xe máy di chuyển tham gia giao thông vi phạm lỗi này mà gây ra tai nạn giao thông thì theo điểm c khoản 10 điều 6 của Luật này thì mức xử phạt ngoài bị phạt tiền như trên thì còn bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Như vậy, tương tự như trường hợp xử phạt với ô tô, thì xe máy cũng bị áp dụng xử phạt với mức phạt tiền là từ 600 000 đồng cho đến 1 000 000 đồng, đồng thời cũng bị tước quyền sử dụng biện pháp là hình thức xử phạt bổ sung cụ thể từ 1 tháng cho đến 3 tháng.

Tóm lại, đối với xe máy mức xử phạt là 600 000 đồng – 1 000 000 đồng và xe ô tô bị xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Cả hai loại phương tiện này khi vi phạm lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông đều bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng – 3 tháng.

Ngoài xe máy và xe ô tô thì một số loại phương tiện khác cũng bị xử phạt theo lỗi này, cụ thể như:

– Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo:

Khi vi phạm lỗi vượt đèn vàng hay lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông thì mức xử phạt là từ 1 triệu đồng cho đến 2 triệu đồng (quy định tại điểm đ khoản 5 điều 7). Và, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (đối với máy kéo) và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ (là xe máy chuyên dùng) từ 1 đến 3 tháng ( quy định tại điểm a khoản 10 điều 7).

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện đó mà không chấp hành tín hiệu đèn giao thông gây ra hậu quả là tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (đối với máy kéo) và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ (là xe máy chuyên dùng) từ 2 đến 4 tháng ( quy định tại điểm b khoản 10 điều 7)

– Đối với xe đạp máy (bao gồm xe đạp điện), xe đạp hoặc các loại xe thô sơ khác thì mức xử phạt được quy định tại điểm đ khoản 2 điều 8 của nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể là bị phạt tiền từ 100 000 đồng cho đến 200 000 đồng

– Đối với người điều khiển xe súc vật kéo và người điều khiển, dẫn dắt súc vật mà không chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu sẽ bị phạt từ 60 000 đồng cho đến 100 000 đồng (quy định trong điểm b khoản 1 điều 10 nghị định 100/2019/NĐ-CP).


Một số lưu ý để tránh bị bắt lỗi vượt đèn vàng

Hầu hết các cột đèn giao thông đều có đèn đếm ngược, bạn hoàn toàn có thể chủ động được trong việc dừng xe khi thấy đồng hồ đếm ngược của đèn xanh gần hết. Điều quan trọng là bạn phải tập trung lái xe, không được sao nhãng nhé!

Bên cạnh đó, nếu cột đèn không đếm ngược, bạn nên giảm tốc độ, chú ý quan sát mỗi khi đến gần ngã tư để bảo đảm an toàn cho mình và người khác.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về bài viết “Mức phạt lỗi vượt đèn vàng khi tham gia giao thông mới nhất năm 2022” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Các loại xe tương tự xe gắn máy là gì?

Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.

Người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:……….

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;


Như vậy người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Nếu người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

Theo Nghị định 100/2020/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng cụ thể như sau:

(i) Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ.

(ii) Đối với ô tô, phương tiện tương tự ô tô

Trường hợp vượt đèn vàng, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn.

(iii) Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo) hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn.

(iv) Đối với xe máy, xe mô tô, xe máy điện

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Video liên quan

Chủ đề