Xét nghiệm mẫu đất ở đâu hà nội

Đây là đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm nghiệm, chứng chứng nhận chất lượng VTNN và sản phẩm nông nghiệp đa lĩnh vực đầu tiên ở phía Bắc.

Để tăng cường công tác kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng vật tư và sản phẩm nông nghiệp (VTNN); giám sát tốt chất lượng hàng hóa; đồng thời đánh giá được thực chất các nguy cơ độc hại tiềm ẩn trong đất, nước, VTNN tạo ra nông sản không an toàn…, Trung tâm Kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng đất và VTNN Vĩnh Phúc được thành lập. Đây là đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm nghiệm, chứng chứng nhận chất lượng VTNN và sản phẩm nông nghiệp đa lĩnh vực đầu tiên ở phía Bắc.
 

Năng lực cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị

Bà Âu Thị Kim Phượng, GĐ Trung tâm Kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng đất và VTNN (trước đây là Trung tâm Thổ nhưỡng nông hóa) cho biết, đây là đơn vị trực thuộc Sở NN- PTNT Vĩnh Phúc.

Hoạt động kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học tại Trung tâm

Trung tâm có chức năng: Theo dõi về độ dày, diễn biến độ phì nhiêu của tầng đất canh tác phục vụ SXNN, hướng dẫn các giải pháp sử dụng đất và phân bón có hiệu quả phục vụ SX nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; Nghiên cứu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc bảo vệ, cải tạo, bồi dưỡng nâng cao độ phì của đất; Phân tích đất, nước nông nghiệp; Kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng giống cây trồng, phân bón, TĂCN và các sản phẩm nông nghiệp khác.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Trung tâm đã được đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm với diện tích khu nhà thí nghiệm riêng biệt hơn 1.000 m2, được chia thành các phân khu thử nghiệm, tránh nhiễm chéo các phép thử: khu thử nghiệm hóa học; khu thử nghiệm giống cây trồng, khu thử nghiệm vi sinh vật.

Khu nhà thí nghiệm còn được đầu tư hệ thống xử lý khí thải, hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm, đảm bảo khí thải và nước thải phòng thí nghiệm trước khi thải ra môi trường đã được xử lý an toàn. Đây là vấn đề tồn tại, bức xúc của nhiều phòng thí nghiệm không được đầu tư đồng bộ, hoạt động phòng thí nghiệm gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Đặc biệt hệ thống thử nghiệm vi sinh vật được đầu tư cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III: Được lắp đặt bằng hệ thống vách ngăn Panel không thấm nước, chịu nhiệt, chịu lực, chống cháy và chịu các loại hóa chất ăn mòn, dễ vệ sinh, đảm bảo điều kiện tiệt trùng; được lắp đặt hệ thống điều hòa AHU điều hòa không khí, có trang bị hệ thống lọc HePA H13, Hc14 lọc không khí đảm bảo không khí luôn trong sạch, tiệt trùng...

Ảnh: Văn Nguyễn

Nhờ có sự đầu tư căn bản về cơ sở vật chất, thiết bị và đào tạo, Phòng thử nghiệm đã được Văn phòng Công nhận chất lượng thuộc Bộ KH- CN cấp Chứng chỉ công nhận Phòng Thử nghiệm tiêu chuẩn Việt Nam (VILAS) theo chuẩn mực ISO/IEC 17025: 2005 cho 2 lĩnh vực hoá học và sinh học từ tháng 10/2011; Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp GCN đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm; Cục Trồng trọt chỉ định Phòng thử nghiệm phân tích đất, phân bón, kiểm nghiệm giống cây trồng, tổ chức chứng nhận hợp quy chất lượng giống cây trồng; Cục Chăn nuôi chỉ định Phòng thử nghiệm TĂCN.

Tổng số chỉ tiêu phân tích, kiểm nghiệm được công nhận, chỉ định là 94 chỉ tiêu. Trong đó: Phân tích mẫu đất: 11 chỉ tiêu, phân tích mẫu nước 9 chỉ tiêu; phân tích mẫu phân bón 17 chỉ tiêu; phân tích mẫu TAWCN 15 chỉ tiêu; mẫu thực phẩm 3; kiểm nghiệm giống cây trồng là 24 chỉ tiêu: phân tích mẫu vi sinh vật 15 chỉ tiêu.
 

Năng lực con người

Để vận hành hàng loạt các trang thiết bị hiện đại phục vụ việc kiểm nghiệm, đánh giá đất và VTNN, Trung tâm rất chú trọng đến nhân lực.

Ảnh: Tân Yên

Trung tâm đã đào tạo được đội ngũ nhân viên phân tích Phòng Thử nghiệm có trình độ chuyên môn cao, đầy đủ các vị trí theo yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO/IEO 17025:2005, ISO 7457:2004; ISO/IEC GUIDE 65:1996; ISO/IEO 17065:2012. Tổng số nhân viên được đào tạo chuyên sâu có trình độ đại học là 16 người, gồm kỹ sư hóa, hóa phân tích, kỹ sư nông hóa thổ nhưỡng, kỹ sư quản lý đất đai, kỹ sư trồng trọt, kỹ sư chăn nuôi, kỹ sư công nghệ sinh học.

Do được tuyển dụng trình độ đại học nên việc tiếp thu công nghệ kỹ thuật cao rất nhanh và hiệu quả. Trong thời gian ngắn đã được đào tạo tại các Viện, Phòng thử nghiệm chuyên ngành và được cấp các loại chứng chỉ (mỗi nhân viên có ít nhất từ 3 - 8 chứng chỉ về chuyên môn): Chuyên gia đánh giá trưởng; Người lấy mẫu (15 lượt người); Thử nghiệm viên (21 lượt người); Người kiểm định đồng ruộng (4 lượt người); Đào tạo quản lý phòng thí nghiệm (8 lượt người); Đào tạo hệ thống QLCL ISO/IEC 17025:2005; hệ thống QLCL TCVN ISO 7457: 2004, ISO/IEC GUIDE 65:1996 (22 lượt người).

Tay nghề nhân viên thử nghiệm còn được đánh giá thông qua thử nghiệm thành thạo liên phòng với các tổ chức uy tín như: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, Trung tâm kỹ thuật 3 TP.HCM...

Ông Nguyễn Tiến Phong, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá, Trung tâm Kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng đất và VTNN đã đáp ứng được việc kiểm soát đầu vào SXNN trên địa bàn tỉnh và quốc gia. Đã có khả năng cung cấp tốt dịch vụ công trong hoạt động phân tích thử nghiệm như: Phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu phân bón, mẫu TĂCN, kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng; Đánh giá để loại bỏ được nguy cơ độc hại tiềm ẩn trong đất, trong VTNN, trong các sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm...

Thử nghiệm mẫu đất trong nông nghiệp là một hoạt động rất quan trọng. Nó góp phần vào việc tối ưu hóa sản xuất, bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm bởi dòng chảy và dư lượng phân bón dư thừa, hỗ trợ chuẩn đoán các bệnh cây trồng, nâng cao cân bằng dinh dưỡng môi trường trồng trọt. Thêm vào đó là tiết kiệm tiền cho nhà sản xuất khi chỉ sử dụng lượng phân bón cần thiết. Không chỉ thực hiện trước khi gieo trồng, thử nghiệm mẫu đất trong giai đoạn giữa mùa gieo trồng là rất quan trọng. Điều này giúp nhà sản xuất đưa ra các quyết định về dinh dưỡng cho giai đoạn sinh trưởng tiếp theo.

Xác định độ pH đất

Độ pH đất là thước đo độ axit hoặc độ kiềm của đất dựa trên thang đo từ 0 đến 14. “0” đại diện cho mức axit cao nhất, trong khi “14” đại diện cho tính kiềm cao nhất, và “7” là trung tính.

Độ pH lý tưởng của đất nên nằm trong khoảng 6.0<pH<7.5. Nếu độ pH đất mất cân bằng một chút, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự sẵn có của chất dinh dưỡng trong đất. Để xử lý đất chua, người ta thường sử dụng đá vôi để trung hòa. Với đất kiềm, các sản phẩm có chứa lưu huỳnh là một giải pháp. Điều chỉnh độ pH của đất có thể mất vài năm, nhưng rất quan trọng để thực  hiện một cách bền vững và lâu dài, giúp cây trồng có thể hấp thu tối đa dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cây trồng.

Làm thế nào để thử nghiệm mẫu đất

Trang trại hoàn toàn có thể chủ động lấy mẫu đất, gửi tới phòng thử nghiệm độc lập để thử nghiệm. Ưu tiên sử dụng các phòng thử nghiệm đã được công nhận hoặc chỉ định. Kết quả được cung cấp bởi các phòng thử nghiệm này thường được đảo bảo về tính chính xác của phép thử. Tham khảo thêm “Tại sao hoạt động công nhận lại quan trọng với phòng thử nghiệm?

Lấy mẫu đất:

  • Sử dụng xẻng, bay, đầu đò, ống lẫy mẫu, máy khoan hoặc bất cứ dụng cụ nào có thể.
  • Độ sâu lấy mẫu có thể từ 13-20 cm
  • Loại bỏ tất cả các loại cỏ, đá, ngói, gạch, mảnh vụn,…
  • Lấy từ 6-7 mẫu, trộn kỹ trong xô nhựa, sau đó đảm bảo ít nhất lượng mẫu được lấy khoảng 1kg
  • Trải trên một tờ giấy khô như tờ báo, để khô trong 24 giờ.
  • Dán nhãn và gửi tới phòng thử nghiệm.
  • Nhận kết quả của phòng thử nghiệm và tiến hành điều chỉnh chất lượng đất, nếu cần.

Các  lợi ích của việc thử nghiệm mẫu đất trong nông nghiệp

Thông báo cho người trồng về tình trạng hiện tại của đất và các cải thiện cần thiết.

Độ phì của đất được xác định bởi các đặc tính sinh học, hóa họa và vật lý. Các thuộc tính như cấu trúc, kết cấu đất và màu sắc có thể dễ dàng quan sát bằng mắt. Nhưng không thể nhìn thấy thành phần hóa học của đất. Do đó, cần phải thử nghiệm đất và việc lấy mẫu đất đảm bảo tính đại diện là rất quan trọng. Khi có các thông tin đầy đủ về chất lượng đất. Người trồng có thể xác định được loại phân và số lượng cần thiết để sử dụng cho đất.

Sử dụng các phòng thử nghiệm được công nhận giúp kết quả thử nghiệm đáng tin cậy.

Thử nghiệm mẫu đất giúp giảm thiểu chi phí về phân bón.

Biết chính xác sự thiếu hụt mà đất của trang trại đang gặp phải sẽ giúp trang trại tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc sử dụng phân bón không lãng phí. Người trồng sẽ biết chính xác loại phân bón cần bổ sung và bổ sung bao nhiêu. Hơn thế, các chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ như Kali và Phốt pho là sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên. Điều này làm thiếu hụt nguồn lực của thiên nhiên trong tương lai nếu phải khai thác quá nhiều.

Tránh việc sử dụng quá mức phân bón

Sử dụng quá mức phân bón không làm cho cây trồng của bạn tốt hơn. Bón phân quá mức có thể dẫn tới ô nhiễm môi trường, rửa trôi chất dinh dưỡng và tác hại không thể khắc phục với đời sống thủy sinh. Chỉ cần một thử nghiệm đất đơn giản đã có thể ngăn chặn tất cả các tác động tiêu cực tới môi trường. Hơn nữa, việc lạm dụng phân bón có thể gây ra hiện tượng ngộ độc phân bón cho cây trồng.

Tránh suy thoái đất

Ước tính mỗi năm, có khoảng 24 tỷ đất màu bị xói mòn do quản lý mất cân bằng. Hợn nữa, suy thoái đất ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế và sức khỏe của khoảng 1,5 tỷ người trên trái đất. Phuicj hồi đất là một quá trình tốn kém, khó khăn và tốn thời gian. Do đó, quản lý đất tốt hơn thông qua thử nghiệm là một cách dễ dàng để áp dụng, và áp dụng phân bón đúng cách, đúng liều lượng sẽ hiệu quả và hợp lý về tài chính.

Người trồng có đất đai màu mỡ có thể góp phần nuôi sống dân số ngày một tăng của thế giới.

Thế hiện hiện tại đang gây áp lực lên đất hơn bao giờ hết. Cần có những loại đất màu mỡ để tạo ra sản lượng lớn nuôi sống thế giới ngày càng tăng. Sức khỏe của đất cải thiện sẽ giúp trồng được nhiều cây hơn, giúp các vấn đề an ninh lương thực được giải quyết.

Tầm quan trọng của thử nghiệm mẫu đất đã tồn tại từ sớm. Các loại đất khác nhau và sự thay đổi tính chất của đất là những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong canh tác. Kết cấu đất, độ ẩm của đất và chỉ tiêu hóa học là những yếu tố quyết định loại cây trồng nào có thể được trồng và năng suất có thể tạo ra của trang trại.

Video liên quan

Chủ đề