1 táo lúa bằng bao nhiêu kg năm 2024

Tục ngữ có câu “Đi một buổi chợ, học một mớ khôn”. Thật đúng như vậy. Hợp tác xã chúng tôi đất ruộng bình thường, không xấu lắm, cũng không tốt lắm. Vụ chiêm mỗi mẫu thường gặt được hơn 2 tấn, vụ mùa độ 3 tấn. Cả năm hai vụ được khoảng 5 tấn rưỡi. So với hồi làm ăn riêng lẻ thì sản lượng thóc đã tăng nhiều. Đời sống xã viên được cải thiện rõ rệt.

Các hợp tác xã bạn đều khen chúng tôi là tiên tiến. Chúng tôi rất tự hào.

Vừa rồi, được đi thăm mấy xã ở Quảng Đông, tôi mới thấy rằng sản lượng của hợp tác xã chúng tôi còn kém xa sản lượng nông thôn Trung Quốc. Tôi xin tóm tắt kể lại những điều mắt thấy tai nghe, để bà con các hợp tác xã ta tham khảo.

Đi đến đâu, tôi cũng được bà con Trung Quốc tiếp đãi thân mật như anh em trong nhà. Các đồng chí phụ trách thì vừa dẫn tôi đi xem, vừa nói cho tôi nghe một cách rất cặn kẽ. Về phần tôi cũng hoạt động khá khẩn trương: mắt nhìn, miệng hỏi, tai nghe, chân đi, tay chép,… Khi cuộc đi thăm kết thúc, tôi đã ghi chép hết ba quyển nhật ký dày cộm. Nay tôi chỉ sắp xếp lại những tài liệu đó thành báo cáo này. Để bà con khỏi tốn thời giờ, tôi đi thẳng vào việc làm và con số, và dẹp hết những đoạn tả cảnh, tả người.

1- Trước hết tôi đến thăm đại đội Thánh Sư (thuộc công xã Sa Khê). Đại đội này có 3.000 nông dân.

Năm 1963, mỗi mẫu tây cả năm thu hoạch 8.415 kilô thóc, so với năm 1962 tăng 22%.

Chăn nuôi lợn 3.280 con, tăng hơn năm ngoái 68%. Bông, lạc, mía… đều có tăng.

Thu nhập của xã viên - Bình quân mỗi hộ được 841 đồng nhân dân tệ do đại đội chia, và 180 đồng về nghề phụ. Mỗi người được chia 324 kilô thóc, không kể hoa màu.

Hầu hết xã viên đều có tiền gửi quỹ tiết kiệm. Mỗi gia đình đều có lương thực đủ ăn đến mùa sau, và dự trữ cho ba tháng.

Đại đội có nhà ăn chung sạch sẽ, nhà nuôi trẻ rộng rãi, nhà kính lão đàng hoàng (nuôi các cụ già yếu), có trường tiểu học, trạm phát thanh, phòng đọc sách, v.v.. Nhà xã viên nào cũng có đèn điện.

Vốn tích lũy của đại đội đã được 1 triệu 76 vạn đồng. Đại đội đã xây dựng được 9 trạm điện để tưới nước và tháo úng. Có 3 chiếc máy cày, 2 bơm nước lưu động, nhiều xe và thuyền để chuyên chở. Đại đội có xưởng để sửa chữa máy móc, làm nông cụ cải tiến, đóng xe và thuyền, v.v..

Các công việc tưới ruộng, tháo úng, tuốt lúa, giã gạo, đóng gạch, đốt vôi, ép dầu… đều làm bằng máy hoặc công cụ cải tiến. Cho nên mỗi năm tiết kiệm được 127.000 ngày công. Những ngày công này dùng vào thâm canh tăng năng suất, làm cỏ, bỏ phân nhiều hơn, cày cấy sớm hơn, tránh được mùa sương, và luồng rét, gió bão.

Những ngày công tiết kiệm được còn dùng vào việc chăn nuôi và nghề phụ. Chỉ hai khoản này năm 1963 đã thu được 44 vạn đồng, tức là 40% tổng số thu nhập.

Nghĩa vụ đối với Nhà nước cũng hoàn thành tốt. Năm 1963, nghĩa vụ lương thực 310 tấn, chỉ trong vụ chiêm đã làm xong. Đến vụ mùa, đại đội lại bán thêm cho Nhà nước hơn 300 tấn để đổi lấy phân hóa học.

Đạo đức xã hội cũng tiến bộ. Ví dụ: không ai hái ăn hoa quả của đại đội. Khi có những hoa quả bị gió làm rơi rụng, người ta cũng nhặt nộp vào nhà kho… Đại đội luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ các đội bạn…

Đạt được thành tích đó không phải dễ dàng. Ruộng đất ở đây vốn là cằn cỗi, thường bị hạn hán. Trước ngày giải phóng, năm nào tốt, mỗi mẫu tây cũng chỉ được trên dưới 12 tạ. Có nơi chỉ được non 4 tạ. Nông dân đói rách quanh năm. Vì vậy có câu ca dao: “Nông dân khóc suốt đời, khi cày cấy khóc, khi làm cỏ khóc, khi gặt hái cũng khóc”. Suốt năm chân lấm tay bùn, mà không đủ nộp tô cho địa chủ.

Năm 1956, bắt đầu tổ chức hợp tác xã. Trong 695 hộ thì 327 hộ thiếu ăn. Bọn phú nông mỉa mai rằng: “Lũ khố rách áo ôm, chẳng làm gì được”. Trung nông lớp trên sợ bần nông làm phiền đến họ, không muốn tham gia. Chỉ có bần nông và trung nông lớp dưới quyết tâm ủng hộ chi bộ xây dựng hợp tác xã. Năm đó được mùa, các xã viên rất phấn khởi.

Năm 1957, Đảng mở cuộc vận động “giáo dục xã hội chủ nghĩa”. Giác ngộ giai cấp được nâng cao. Quần chúng đoàn kết thêm chặt chẽ. Trong mọi công việc, đảng viên và cán bộ đều làm đầu tàu. Kết quả là mấy năm liền, sản lượng mỗi năm một tăng. Xã viên càng khăng khít với tập thể.

Trong công việc lãnh đạo có những kinh nghiệm rất thú vị. Như dùng xe, dùng thuyền, giải phóng đôi vai. Lúc đầu ai cũng thích. Nhưng chẳng bao lâu, xã viên đều kêu ca dùng xe, dùng thuyền giá thành quá đắt, “lợi bất cập hại”. Nghiên cứu kỹ mới thấy rằng: xe và thuyền ai cũng dùng, nhưng không ai phụ trách giữ gìn, sửa chữa. Xe và thuyền chóng hỏng, cho nên ai cũng kêu.

Thấy vậy, ban quản trị đặt ra chế độ tỉ mỉ về việc sử dụng, giữ gìn, và sửa chữa xe thuyền. Đồng thời giáo dục mọi người thấm nhuần ý thức tôn trọng của công. Từ đó, xe và thuyền lại được hoan nghênh nhiệt liệt.

Một nguyên nhân chính làm cho đại đội Thánh Sư thành công là: Trong chi bộ có 65 đảng viên, thì 64 đồng chí được quần chúng bầu là xã viên “năm tốt”.

2- Hải Lăng nguyên là một hòn đảo khô khan. Khắp cả đảo không có một sông ngòi nào, không có một cái hồ ao nào, vũng nước nào. Bao bọc chung quanh đảo là bãi cát, chung quanh bãi cát là nước biển mênh mông. Mỗi khi có gió bão thì nước biển tràn vào, biến làng mạc thành những vùng biển nhỏ.

5 ngày không mưa là hạn nhỏ. 10 ngày không mưa là hạn to. “Cày cấy 10 năm, chỉ gặt 3 vụ!”. Đó là câu nói sầu thảm mà nông dân trên đảo truyền nhau từ đời cha đến đời con.

Năm 1943, trời hạn luôn 3 tháng. Cây cỏ khô héo, 10 phần ruộng đất bị bỏ hoang mất 7 phần. Trong số 3 vạn dân, 3.000 người đã chết đói, 7.000 người vì đói mà ốm bệnh phù. Cái tên Hải Lăng nghe thật là đẹp. Nhưng người dân Hải Lăng thì thật là nghèo nàn.

Từ ngày giải phóng, toàn đảng, toàn dân ra sức biến đổi đảo Hải Lăng, xây dựng một nền nông nghiệp với quy mô khá lớn. Hiện nay đã có:

23 con đê giữ nước biển, dài 44 cây số,

62 hồ chứa nước, đủ tưới cho 90% ruộng hai mùa.

Chung quanh đảo đã trồng rừng cây ngăn gió, riêng năm 1963 đã trồng được hơn 1.900 mẫu tây.

Năm 1962 là một cuộc thử thách lớn đối với nhân dân Hải Lăng. Trời mưa quá ít. Các hồ chỉ còn 4 phần 10 nước. Tiếp đến mấy tháng hạn to.

Vượt mọi khó khăn, các xã viên đã cấy được 7 phần 10 ruộng chiêm. Còn 3 phần 10 ruộng chiêm nữa thì sao?

Chi bộ nêu ra khẩu hiệu: “Không mưa, thì vắt đất lấy nước. Quyết không để một tấc đất bỏ hoang!”. Cuộc đấu tranh sôi nổi bắt đầu.

Hồ chứa nước đã cạn, họ dùng guồng tát 8, 9 bậc để đưa nước lên. Tát không được nữa, họ lấy thùng gánh. Hàng nghìn gánh nước tưới cho một đám ruộng, chỉ trong vài tiếng đồng hồ ruộng lại khô!

Hồ cạn rồi, họ đào chuôm sâu thêm nữa. Chuôm cạn rồi, họ đào sâu thêm nữa thành những cái giếng. Guồng không tát được nữa, họ lấy gáo chắt từng chút nước.

Cuối cùng, nước vét gần hết rồi, không đủ tưới vào ruộng nữa, thì họ làm cách “cây khô”. Họ lấy những cục bùn khô dùng vồ đập nhỏ ra, rải lên mặt ruộng, bừa cho phẳng phiu, tưới ít nước vào, rồi cày…

Cuộc đấu tranh gian khổ và bền bỉ đã đưa lại kết quả là hơn 1.265 mẫu tây ruộng chiêm (tức là 93% diện tích kế hoạch) đã cấy được.

Thế là “người ta thắng trời”. Suốt trong chiến dịch chống giặc hạn, cán bộ và đảng viên luôn luôn xung phong. Nhiều đồng chí ăn ngủ ngay ở bờ ruộng, không về nhà. Vì vậy mà các xã viên ai cũng nâng cao chí khí quyết chiến, quyết thắng.

Mặc dù thiên tai nghiêm trọng như vậy, nhờ sự lãnh đạo của đảng bộ, nhờ sự phấn đấu của nông dân, năm 1963 bình quân mỗi mẫu tây đã gặt được 7 tấn 253 kilô. Có vài đội gặt được 8 tấn 250 kilô.

Công xã Hải Lăng nắm vững kế hoạch kinh doanh toàn diện: Sản xuất lương thực là chính. Rồi đến trồng cây gây rừng. Nghề phụ gia đình. Nghề đánh cá biển. Và nghề chăn nuôi.

Bà con Hải Lăng có cách nuôi lợn thế này: Mỗi đội có nuôi lợn tập thể. Mỗi hộ bình quân nuôi 2 con. Có khi lợn của tập thể phân phối cho các xã viên nuôi, một phần rau cám do đội giúp, một phần do xã viên phụ trách. Tiền bán lợn, đội và xã viên chia nhau. Bằng cách này, thì lao động phụ như các cụ già và các em bé đều có công việc làm.

Họ tính ra cứ 1 mẫu tây ruộng thì có 15 con lợn, quyết được 60% phân bón. Tiền bán lợn thì dùng mua thêm phân hóa học và bỏ thêm vốn vào việc mở rộng sản xuất.

Họ còn lấy rong biển làm phân. 70% rong biển trộn thêm 30% phân đạm bón ruộng rất tốt.

Nhờ sự giáo dục của Đảng, xã viên Hải Lăng có tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa rất cao. Vài thí dụ:

- 3 thôn chung sức nhau đào 1 hố chứa nước. Quy định thôn nào góp nhiều công đào thì được dùng nhiều nước hơn. Sơn Đễ là một thôn nhỏ, người ít, sức ít, theo quy định thì cứ 10 ngày thôn này được lấy nước 2 ngày. Tuy vậy, trong những ngày hạn hán gay gắt, hai thôn bạn đã nhường cả phần nước của mình cho thôn Sơn Đễ.

- Sĩ Chi là một đội sản xuất tiên tiến. Xung Sinh nguyên là một đội kém. Sĩ Chi thường thường quan tâm giúp đỡ Xung Sinh. Trong những ngày đại hạn, nước quý như vàng, thấy Xung Sinh gặp nhiều khó khăn, Sĩ Chi đã cho họ cả mười mấy mẫu nước mới tát được…

Nhờ đội Sĩ Chi giúp đỡ tài tình, Xung Sinh đã từ một đội kém trở thành một đội khá.

Năm 1963, Hải Lăng đã hoàn thành nghĩa vụ lương thực nhanh và tốt, còn bán thêm cho Nhà nước 550 tấn thóc.

Nói chung, hiện nay mức sống của xã viên đã cao hơn mức sống của trung nông lớp trên.

3- Vạn Giang (huyện Đông Hoàn).

Công xã Vạn Giang có 1.828 mẫu tây trồng lúa, phần lớn là ruộng chiêm.

Năm 1963, sản lượng tăng hơn năm 1962 là 39%.

Bình quân cả hai vụ mỗi mẫu tây gặt được 10 tấn 487 kilô.

Có 38 đội sản xuất mỗi mẫu được 12 tấn 750 kilô.

Đại đội Thạch Mỹ mỗi mẫu được 12 tấn 825 kilô.

Gai, mía, lợn, gà cũng đều tăng hơn năm ngoái.

Vạn Giang ở vào hạ du sông Đông Giang. Đất ruộng khá tốt. Tuy vậy, trước khi có hợp tác xã, nông dân làm ăn riêng lẻ, năm nào được mùa cả hai vụ, mỗi mẫu cũng chỉ gặt được 5 tấn.

Mấy năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của đảng ủy, nông dân ra sức đẩy mạnh công tác thủy lợi và cải tiến kỹ thuật. Kết quả là sản lượng mỗi năm một tăng. Từ 5 tấn 1 mẫu, tăng dần đến 12 tấn, 12 tấn 825 kilô.

Khi gặp khó khăn, phải đấu tranh để vượt khó khăn. Khi gặp thuận lợi cũng phải đấu tranh, vì nếu không đấu tranh thì không phát triển được những điều kiện thuận lợi.

Năm 1962 được mùa. Một số cán bộ và xã viên đã nảy ra khuynh hướng tự mãn. Họ cho rằng thu hoạch như thế là đã tột mức rồi. Nếu năm 1963 cứ giữ được mức đó thì cũng là tốt lắm. “Của trời không nên quá tham”.

Những đội có ruộng kém thì nảy ra khuynh hướng không tự tin. Họ cho rằng năm nay khắp nơi đều thu hoạch nhiều, chỉ có ruộng mình thu hoạch ít. Mình dù cố gắng mấy, thì cũng thế thôi!

Để uốn nắn hai khuynh hướng lệch lạc ấy, đảng ủy đã mở những đợt giáo dục rộng khắp cho các cán bộ và xã viên. Trong các lớp huấn luyện đã mở những cuộc thảo luận nêu rõ những điều kiện thuận lợi sẵn có và những lực lượng tiềm tàng còn nhiều.

Đồng thời nêu những việc thật, người thật làm thí dụ, để mọi người so sánh và thảo luận. Ví dụ: Về lực lượng lao động và điều kiện ruộng đất, thì Thạch Mỹ so với các đội bạn đều ngang nhau, không hơn, không kém. Vì sao Thạch Mỹ lại sản xuất được mỗi mẫu gần 13 tấn?

Sau những cuộc bàn cãi sôi nổi, mọi người đều nhận rằng điều kiện năm nay thật có thuận lợi hơn năm trước. Vì năm ngoái được mùa, cho nên điều kiện vật chất hùng hậu hơn. Thủy lợi năm nay cũng hơn năm ngoái, đủ sức chống hạn và chống úng. Phân bón cũng chuẩn bị được nhiều hơn. Giống lúa tốt đã phổ biến rộng khắp…

Mọi người đều nhất trí rằng điều kiện khách quan đã sẵn, chỉ cần cố gắng đẩy mạnh hơn nữa lực lượng chủ quan, thì sản lượng nhất định sẽ tăng hơn nữa.

Đảng ủy lại nêu sự đấu tranh gian khổ và chí khí quật cường của Hải Lăng làm gương mẫu cho cán bộ và xã viên học tập.

Tư tưởng đã thông rồi, cuộc thi đua giữa các đội với nhau bắt đầu sôi nổi.

Ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam ta, nước, phân, cần, giống là bốn điều chính trong nông nghiệp. Và vấn đề nước vẫn chiếm địa vị đầu tiên. Có khác chăng là khác ở chỗ và bà con nông dân Vạn Giang làm thủy lợi ráo riết hơn ta.

Năm 1963, chỉ trong 40 ngày, Vạn Giang đã xây dựng được 17 trạm điện để tưới nước và tháo nước, chẳng những bảo đảm cho ruộng không sợ hạn, không sợ úng, mà còn tưới ruộng một cách hợp lý và khoa học hơn.

Làm thủy lợi thì phải có tiền. Họ tự lực cánh sinh, không xin Chính phủ. Đảng ủy mở một cuộc “công trái”, do “bốn chủ” cho vay. Bốn chủ là: Công xã, đại đội, đội sản xuất và xã viên. Chỉ trong mấy hôm đã thu được 72 vạn đồng, trong số đó 15 vạn đồng do xã viên xuất. Thế là đủ tiền để phát triển thủy lợi.

Việc chọn giống họ cũng làm rất kỹ lưỡng. Trong mấy năm qua, họ đã đưa từ các nơi khác về hơn 500 thứ thóc giống. Sau nhiều lần thí nghiệm, họ đã chọn được 4 thứ giống lúa chiêm và 8 thứ giống lúa mùa, phần lớn là giống lúa lùn.

Lúa lùn cây mập, dảnh nhiều, hạt chắc. Từ gốc đến ngọn, cây lúa lùn không cao quá 1 thước, cho nên nó không sợ gió làm ngã.

“Một vốc phân là một cân thóc”. Vụ mùa năm 1962 gặt xong, đảng ủy lập tức động viên 70% sức lao động đi lấy bùn ao và bùn sông suốt trong hai tháng. Sau đó, họ lại tổ chức những đội chuyên việc lấy phân, ủ phân. Thành thử phân nhiều, lúa tốt.

Chế độ quản lý ruộng cũng rất nghiêm. Tất cả mọi việc, như sử dụng ruộng đất, trâu bò, nông cụ, giống mạ, phân bón, làm cỏ, trừ sâu, gặt hái, phơi thóc, v.v., đều khoán đến từng tổ, từng người. Có tiêu chuẩn rõ rệt do đại hội xã viên quy định. Việc làm đúng chất lượng, mới được ghi công điểm. Chất lượng kém chút ít, thì phải trừ bớt công điểm. Chất lượng rất kém, thì phải làm lại.

Một chế độ mà bà con Vạn Giang cho là cực kỳ quan trọng - và những nơi khác tôi đến thăm sau cũng vậy - là chế độ cán bộ nhất định phải tham gia lao động sản xuất. Đó là một cách lấy lao động để lãnh đạo lao động. Cán bộ cùng lao động với quần chúng, mới đi sâu đi sát, kịp thời phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Có như vậy, cán bộ mới học được kinh nghiệm tốt của quần chúng và tạo thêm kinh nghiệm để lãnh đạo quần chúng, đồng thời làm gương mẫu tốt cho quần chúng làm theo.

Năm 1963, bình quân mỗi đồng chí bí thư, đảng ủy, chủ nhiệm, v.v., đều đã tham gia lao động sản xuất tập thể 65 ngày.

4- Phong Khê (Sơn Đầu)

Ở công xã Phong Khê, đàn ông, đàn bà, cụ già, em bé, ai cũng da thịt hồng hào, hình dung mạnh khỏe. Nhà nào cũng chỉnh tề ngăn nắp. Cả vùng có một cảnh tượng no ấm, vui tươi. Bạn mới đến không thể đoán biết đây là một nơi người nhiều mà ruộng rất ít. Mỗi người chỉ được không sào, 6 phân 2 ly Trung Quốc, tức là bình quân 27 đến 30 người một mẫu tây.

Tuy vậy, nhờ làm ăn khôn khéo và cần cù, cho nên tập thể ngày càng phát triển vững chắc, và đời sống của xã viên được nâng cao không ngừng.

Năm 1963, công xã thu nhập các thứ quy ra tiền hơn 6 triệu 886 ngàn đồng. Bình quân cả năm mỗi xã viên được chia 80 đồng bằng tiền mặt và 252 ký lương thực.

Tích lũy của tập thể được 415.000 đồng bạc Trung Quốc. Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lương thực đối với Nhà nước và đã chia khẩu phần cho xã viên, tập thể còn một số lương thực dự bị.

Bà con nông dân Phong Khê làm thế nào để giải quyết tốt vấn đề người nhiều đất ít?

Có thể nói họ giải quyết một cách rất bình thường. Ruộng đất ít, thì họ bắt ruộng đất phải cung cấp nhiều hoa lợi. Ruộng mỗi năm họ cấy ba vụ.

Sản lượng vụ mùa bình quân mỗi mẫu hơn 5 tấn 6,

Sản lượng vụ chiêm 4 tấn 5,

Sản lượng vụ xuân 2 tấn 1,

Cả ba vụ cộng lại hơn 12 tấn thóc.

Ngoài ra còn có các thứ hoa màu khoai, vừng, lạc, đỗ, v.v..

Về chăn nuôi, cứ 2 hộ thì có 3 con lợn.

Cá ao họ nuôi thường xuyên, năm 1963 được hơn 4.660 gánh. Vụ chiêm gặt xong, họ nuôi cá gáy ở ruộng, sau một tháng rưỡi, cứ mỗi mẫu đánh được 4.500 kilô cá.

Bà con xã viên Phong Khê thường nói: “Không một tấc ruộng hoang, bốn mùa đều xanh tốt, đất không hề nghỉ chơi, lương thực đủ nuôi người”.

Họ trồng xen kẽ rất nhiều. Do đó quanh năm có thu hoạch thứ này hoặc thứ khác, và 1 mẫu đất sản xuất bằng 3, 4 mẫu. Như đất trồng khoai thì họ trồng xen hành, dưa, đỗ, rau cải, v.v.. Lấy đại đội Trần Kiều làm thí dụ. Mỗi năm mỗi mẫu đất trồng khoai và trồng xen kẽ các thứ, Trần Kiều đã thu hoạch:

450 gánh dưa,

450 gánh khoai,

600 gánh rau cải,

120 gánh củ hành, v.v..

Tính ra tiền, mỗi mẫu thu hoạch hơn 1 vạn đồng, bằng giá trị của 4 mẫu ruộng cấy lúa.

Ruộng chiêm, ruộng lạc, ruộng mía, vườn cây ăn quả, v.v. nơi nào cũng có trồng xen kẽ.

Ngoài cách thâm canh và trồng nhiều vụ, vỡ hoang là một cách giải quyết tốt vấn đề ruộng ít, người nhiều. Bằng cách phân phối cho mỗi đội phụ trách một quả núi hoặc quả đồi, hiện nay nông dân Phong Khê đã khai thác được hơn 1.650 mẫu tây đồi núi thành những vườn chè mơn mởn, những vườn dứa xanh tươi, những vườn cây ăn quả. Họ có những vùng tre nứa và trồng cây gây rừng. Những đồi núi trước kia là hoang vu, hiện nay 5 phần 6 đã biến thành đất sản xuất. Khai thác đồi núi đã góp một phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế tập thể:

Năm 1963, đã thu được hơn 93.500 kilô lương thực và bán được hơn 85.400 đồng lâm sản. Đồng thời có công ăn việc làm cho 3.500 người lao động (tức là 15% tổng số người lao động của xã).

Ngoài ra, xã viên lại có sẵn tre nứa, cây gỗ, mây sợi, cây cỏ làm thuốc, v.v. để giải quyết một phần xây dựng nhà ở, làm các nông cụ, chế biến thuốc trừ sâu, v.v..

Nghề phụ cũng là một nguồn thu nhập khá to cho tập thể. Phong Khê có nghề làm đồ gốm, gạch ngói, đốt vôi, đan lát, vận tải thô sơ… đều do công xã quản. Năm ngoái những nghề phụ đó đã thu được 1 triệu 72 vạn đồng, bằng 25% số tổng thu nhập của tập thể.

5- Đại đội Thạch Mỹ (huyện Đông Hoàn). Thạch Mỹ ở hạ du sông Đông Giang, ruộng đất khá tốt. Nhưng trước kia vì thủy lợi kém, thường bị nạn lụt và úng, sản xuất rất bấp bênh. Năm nào được cả hai vụ cũng chỉ đạt được độ 6 tấn rưỡi. Mấy năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của đảng ủy, xã viên ra sức đắp đê, khoanh vùng, đào mương, xây cống. Họ làm trạm điện để tưới nước và tháo úng. Họ đào một cái hồ rộng 6 mẫu tây, sâu 2 trượng rưỡi, chứa đủ nước để giải quyết nạn hạn hán. Nhờ vậy mà năm 1962 và 1963 đều được mùa. Năm 1963, tuy gặp đại hạn - một đại hạn hơn 100 năm nay mới thấy một lần - mà sản lượng lúa vẫn tăng vượt mức kế hoạch.

Vụ chiêm bình quân một mẫu tây gặt được 6.615 ký.

Vụ mùa bình quân một mẫu tây gặt được 6.375 ký.

Cộng cả hai vụ là 12.990 ký.

So với năm 1962 tăng 37%.

Trong 18 đội sản xuất, có 5 đội gặt được mỗi mẫu 13 tấn 500.

Đội Thượng Hạ Phường gặt được 14 tấn 295.

Các đồng chí phụ trách cho biết rằng sở dĩ có kết quả tốt đẹp đó là do những công tác sau đây:

- Nâng cao tinh thần vươn lên, chống lại tư tưởng bảo thủ.

Năm 1962 được mùa, nhiều người đã nảy ra tự mãn, không muốn vươn lên nữa. Để uốn nắn xu hướng sai lầm đó, chi bộ phát động một cuộc thảo luận rộng rãi, cán bộ và quần chúng đều tham gia. Cuộc thảo luận đó đã làm cho mọi người nâng cao chí khí vươn lên nữa, quyết tâm giành lấy thắng lợi to hơn nữa. Khi tư tưởng của cán bộ và xã viên đều thông suốt, thì bắt tay ngay vào công việc. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên đều gương mẫu trong mọi công việc như trữ phân, tát nước, làm mạ, nhổ cỏ, tỉa những dảnh lúa xấu, làm cho cả vùng lúa mọc đều đặn, v.v..

Trong quá trình công tác, cán bộ và xã viên lại gan dạ học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm tiên tiến các địa phương khác. Nhờ vậy, việc chọn giống tốt, dùng nước có khoa học, bón phân đúng chừng mực, quản lý tốt đất ruộng, v.v., đều tiến bộ không ngừng.

- Chọn giống tốt và thay đổi giống.

Muốn không ngừng tăng sản lượng, thì chọn giống và thay đổi giống là một khâu rất quan trọng. Bà con nông dân ở đây thường nói: “Muốn thường được mùa, phải thường thay giống”. Thật đúng như vậy. Từ năm 1957 tới giờ, Thạch Mỹ đã thay đổi giống ba lần, mỗi lần thay đổi giống mới thì sản lượng lại tăng lên một mức.

Năm 1957 thay giống lần thứ 1, sản lượng từ 2.850 ký tăng lên 3.900 ký.

Năm 1960 thay giống lần thứ 2, tăng lên 4.630 ký.

Năm 1962 thay giống lần thứ 3, tăng lên 5.325 ký.

Mặc dù những kinh nghiệm thiết thực và rõ ràng đó, năm 1963 khi đưa ra vấn đề thay đổi giống mới, vẫn có người chần chừ, không tán thành.

Chi bộ nhận rằng bất kỳ một việc cải tiến kỹ thuật nào, lúc đầu cũng có cuộc đấu tranh giữa tư tưởng lạc hậu và tư tưởng tiên tiến. Chi bộ lại mở một đợt tuyên truyền giải thích. Lấy bằng chứng cụ thể là đội “Thượng Hạ Phường” năm ngoái vì thay đổi giống thóc mới, mà đã thu hoạch nhiều hơn các đội khác. Hiện nay Thạch Mỹ chẳng những có đủ giống thóc mới cho ruộng mình, mà còn dư dật để giúp các đội bạn.

- Gieo mạ thế nào cho tốt.

Có giống tốt rồi, còn phải chú ý việc gieo mạ cho tốt. Ở đây, họ trồng đỗ lên những đám đất dành cho mạ vụ mùa. Hái đỗ xong, thì gieo mạ. Làm như vậy có ba điều lợi:

Một là sau khi trồng đỗ, đất nhiều màu mỡ và xốp hơn vì rễ cây đỗ có nhiều chất đạm làm cho mạ lên mập và tốt.

Hai là làm như vậy thì không có hạt lúa chiêm rơi rót xuống ruộng mạ, tránh khỏi giống chiêm lẫn lộn với giống mùa.

Ba là đất xốp, mạ dễ nhổ, đỡ tốn sức lao động.

- Bón phân đầy đủ, hằng năm bồi dưỡng chất đất.

Muốn chắc chắn tăng sản lượng, thì song song với nước, phân, cần, giống - còn phải bồi dưỡng cho ruộng đất. Dù ruộng đất tốt mấy, nếu năm nào cũng cấy liên miên, mà không bồi dưỡng, thì đất sẽ gầy dần, xấu dần.

Bón nhiều phân là một cách tốt nhất để bồi dưỡng chất đất.

Thạch Mỹ có tất cả 234 mẫu tây chiêm và mùa. Họ đã bón:

7.000 gánh phân lợn (mỗi gánh độ 50 kilô),

270.000 gánh bùn,

5.000 gánh nước chuồng tiêu,

28.000 gánh tro.

Tùy theo chất đất khác nhau, giống lúa khác nhau mà bón thứ phân nào nhiều, thứ nào ít. Họ bón 3 đợt:

Vụ chiêm - đợt 1 bón nhiều, đợt 2 ít, đợt 3 nhiều.

Vụ mùa - đợt 1 bón ít, đợt 2 nhiều, đợt 3 nhiều.

- Cày sâu và bừa kỹ, xem lúa mà dùng nước.

Muốn lúa lên tốt thì phải cày sâu, bừa kỹ. Ruộng chiêm phải cho đất xốp, hút được đủ không khí và ánh sáng. Ruộng mùa phải làm cho đất rất nhỏ, rất bằng phẳng, “nhão như cháo vừng”.

Tưới nước cũng là một bộ phận quan trọng trong việc cải tiến kỹ thuật. Cần phải tùy theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa mà tưới nước cho đúng mức. Khi cấy xong thì tưới nước vừa. Khi cây lúa đã lên vững thì tháo nước cho đất hút không khí. Khi lúa trỗ, thì tưới nước đủ để nuôi đòng. Khi lúa chín, tháo nước đi. Làm như vậy thì nước hợp lúa, lúa đủ nước.

- Chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt.

Việc sử dụng ruộng đất, trâu bò, nông cụ, cấy và gặt phải quản lý thống nhất. Việc chăm nom lúa, làm cỏ, trừ sâu, diệt chuột và việc tưới nước từng đám ruộng nhỏ thì khoán cho từng người. Có tiêu chuẩn rõ rệt. Sau mỗi công việc làm xong, do tiểu tổ kiểm tra và thu nhận. Tiểu tổ gồm có trưởng đội sản xuất, một cán bộ kỹ thuật và một nông dân già có kinh nghiệm. Việc làm tốt, đúng tiêu chuẩn, thì được ghi công điểm. Nếu không đúng tiêu chuẩn thì phải làm lại. Vụ chiêm kiểm tra 4 lần - Vụ mùa 3 lần.

Do thưởng phạt nghiêm minh, xã viên đều hăng hái nâng cao chất lượng. Mọi người đều làm đúng “bốn không”, tức là không cày cấy dối. Không có sâu, chuột. Không để cỏ mọc. Không có lúa lép. Nhờ vậy mà bảo đảm lúa tốt, được mùa.

6 - Quản Lũng (Sơn Đầu) là một thôn nhỏ, có 107 hộ, 628 người, 32 mẫu tây ruộng.

Đó là một cái thung lũng địa thế nghiêng về một chiều. Trước kia, hễ có một trận mưa to, thì nước từ các ngọn núi chung quanh đổ xuống ào ào, có gì lút hết. Thế là có làm mà không được ăn. Trái lại, độ mươi ngày không mưa thì đất đã khô nẻ. Trong 10 năm thì 7 năm bị mất mùa. Thêm vào đó, bọn cường hào địa chủ thẳng tay áp bức bóc lột. Để khỏi chết đói, nông dân thường phải bỏ nhà bỏ làng, đi nơi khác kiếm ăn.

Từ ngày giải phóng, tình hình dần dần đổi thay. Nhờ chi bộ lãnh đạo chặt chẽ, lại nhờ bà con các thôn bạn giúp sức, các xã viên Quản Lũng ra sức đào 33 cái hồ trên núi để chứa nước, đào mương tưới nước khắp diện tích trồng trọt, đào kênh để tháo nước chống úng khi trời mưa to.

Sau mấy năm lao động gian khổ làm thủy lợi, hiện nay nắng không sợ hạn, mưa không lo úng, sản lượng lương thực mỗi năm một tăng.

Trước kia, ruộng đất Quản Lũng “mưa xuống thì nhão choẹt, nắng lên thì khô rang” vì vậy đất thiếu màu mỡ. Vấn đề nước giải quyết tốt rồi, cần phải cải tạo đất. Để làm cho lớp đất cày cấy dày thêm, người ta lấy bùn ao, bùn sông và đất phù sa phủ lên mặt ruộng bình quân mỗi mẫu tây độ 52.000 gánh, dày 5 tấc trở lên. Ruộng “nhão choẹt và khô rang” nay đều trở thành ruộng tốt.

Do ra sức làm những công việc nói trên, năm 1955, vụ chiêm đã gặt được mỗi mẫu tây hơn 5 tấn, vụ mùa 6 tấn.

Mỗi mẫu tây một năm gặt được 11 tấn, so với ngày trước mỗi mẫu chỉ được mấy tạ, thì đó là một “kỳ công”. Vì vậy, có người cho rằng không thể nâng cao sản lượng hơn nữa. Chi bộ bèn quyết nghị nhất định phải giữ lấy danh dự vẻ vang của Lũng Đại là thôn năng suất cao.

Để đạt mục đích ấy, chi bộ mở một đợt học tập những đội sản xuất tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm của thôn mình, lợi dụng hết lực lượng tiềm tàng của đội, làm theo tinh thần quật cường của đảo Hải Lăng, dùng giống tốt của Lâm Viên Thành, bắt chước cách bón phân của Bạn Đại. Cán bộ, xã viên, những bác nông dân già nhiều kinh nghiệm - mở những cuộc hội nghị thảo luận. Mọi người đều thấy rõ con đường tiến lên, cùng nhau thảo luận kế hoạch. Phân công rõ ràng, kiểm tra chu đáo. Lấy việc bón phân làm thí dụ. Mỗi đợt bón phân đều do đội trưởng cùng cán bộ kỹ thuật và nông dân già có kinh nghiệm đi đến từng đám ruộng xem xét, rồi định cần bao nhiêu ngày giờ, bao nhiêu người, bao nhiêu bụi lúa, bao nhiêu phân loại gì... để bảo đảm chất lượng bón phân.

Các việc cày, cấy, tát nước, làm cỏ, trừ sâu, v.v., đều làm như vậy, cho nên mọi người đều hăng hái thi đua làm tròn trách nhiệm của mình.

Xã viên và cán bộ Quản Lũng đã chịu đựng mọi gian khổ tạm thời, vượt qua mọi khó khăn to lớn, ra sức học tập kinh nghiệm của người, phát triển sáng kiến của mình, dùng sức lao động mà cải tạo thiên nhiên. Kết quả là đã biến một thôn cùng khổ, cứ 10 năm thì 9 năm mất mùa, thành một thôn sản lượng rất cao - mỗi năm 1 mẫu tây thu hoạch 13 tấn 340 kilô thóc. Nhân đà thắng lợi ấy xã viên cán bộ Quản Lũng quyết tâm giành thắng lợi to hơn, thực hiện mỗi mẫu tây thu hoạch 15 tấn.

7 - Đại đội Quán Sơn (huyện Đừng Hải).

Ở Quán Sơn sản lượng mỗi năm một tăng dần. Năm 1963 bị hạn rất to, đã 100 năm mới thấy hạn to như vậy. Nhưng vì xã viên và cán bộ phấn đấu anh dũng, cho nên mặc dù thiên tai, sản lượng lương thực vẫn cao hơn những năm trước. Bình quân mỗi mẫu tây đã thu hoạch:

Thóc: 9.770 kilô,

Lạc: 3.750 kilô,

Khoai: 54.075 kilô,

Mía: 112.500 kilô.

Để mở thêm đất đai trồng trọt, bà con Quán Sơn đã làm như sau:

San phẳng mặt ruộng. Vì đất hẹp, người đông, từ đời này đến đời khác, mồ mả chiếm đất khá nhiều. Do chế độ tư hữu xưa kia, cho nên mồ mả rải rác khắp đồng ruộng, làm cho mặt đất lô nhô, trở ngại cho công việc cày cấy. Mồ mả lại chính là nơi chứa tổ sâu và hang chuột, làm hại mùa màng.

Từ năm 1957, do các cụ già xung phong, các xã viên phát động một phong trào chống mê tín phong kiến, với khẩu hiệu “người chết trả lại ruộng đất cho người sống”. Họ tập trung mồ mả lại một nơi tử tế, thành thử đồng ruộng trở nên ngay ngắn phẳng phiu.

Lấp các vũng nước. Có những vũng nước dùng làm thủy lợi không ăn thua, để nuôi cá cũng không được. Đó chỉ là những nơi nuôi muỗi. Các xã viên lấy đất nhân dịp san phẳng mặt ruộng để lấp những vùng nước vô ích đó thành những đám đất trồng trọt. Thế là làm một công mà được hai việc.

Hai việc trên đây đã mở thêm diện tích khá nhiều.

Uốn nắn mương phai. Khi đã làm xong công trình thủy lợi mới, những mương phai cũ khuất khúc ngoằn ngoèo cũng chiếm mất một số ruộng. Muốn lấp hết những mương phai đó, thì không có đủ đất mà lấp.

Họ đào để uốn nắn một số mương phai cũ cho thẳng thắn, rồi lấy đất đào ở đó mà lấp mương phai cũ khác.

Việc này cũng mở rộng thêm một số ruộng.

Sửa lại đường sá. Trước kia đường sá quanh co, chỗ rộng, chỗ hẹp. Đã choán nhiều đất, lại không tiện cho giao thông. Cũng nhân dịp san phẳng mặt ruộng mà làm lại đường sá cho ngang bằng sổ ngay. Như vậy, đã ít tốn đất, giao thông lại dễ dàng, mà bộ mặt đồng ruộng cũng thành xinh xắn.

Chỉnh đốn bờ ruộng. Để quy định ruộng đất nào chuyên trồng trọt thứ gì, thì cần phải khoanh vùng; sửa lại bờ ruộng cho vuông vắn, gồm những khoang hẹp thành khoang rộng. Như thế, đã dôi đất ruộng, lại dễ cày bừa.

Giữ gìn đất bồi. Quán Sơn ở kề sông Hàn. Sông khi lở khi bồi. Đất bồi lúc chìm lúc nổi. Khi đã nắm được quy luật nước sông, họ lấy đá đắp kè, trồng lau và cỏ. Như vậy, củng cố được đất bồi thành đất trồng trọt.

Tranh thủ núi hoang. Gần làng có núi, nhưng núi đầy rẫy sỏi, cát và đá tai mèo. Đã mấy lần, xã viên thử trồng cây gây rừng, nhưng ít cây sống được. Hai năm trước đây, họ đã táo bạo thay đổi cách làm. Họ bắn tan đá tai mèo, xới trộn sỏi và cát. Rồi gánh đất phủ lên, biến núi đá làm đất ruộng. Trên đỉnh núi thì trồng cây gây rừng. Bên sườn núi thì trồng cây ăn quả. Dưới chân núi thì trồng cây lương thực. Hiện nay đã có kết quả bước đầu. Họ tin chắc rằng trong vài năm nữa những hòn núi đá sẽ đưa lại cho nhân dân một nguồn lợi lớn.

Vỡ hoang bờ biển với những việc làm nói trên trong mấy năm, Quán Sơn đã phát triển thêm hơn 30 mẫu tây ruộng đất. Để tăng thêm diện tích trồng trọt, họ đi cách xa hàng 30 cây số để vỡ hoang bãi biển. Tuy bãi biển thường bị gió bão phá hoại nhưng họ vẫn không sờn lòng. Trái lại, họ quyết tâm phấn đấu, giành đất đai với biển cả.

Thâm canh, trồng trọt xen kẽ. Trước kia ruộng nước thì chỉ trồng trọt lúa và những thứ gì hợp với nước. Ruộng khô chỉ trồng màu và trồng những thứ hợp với đất khô. Từ ngày làm tốt thủy lợi, thì cứ hai năm trồng thay đổi một lần, ruộng nước trồng những thứ thích đất khô, ruộng khô trồng những thứ thích nước. Kinh nghiệm cho thấy rằng cách thay đổi như vậy kết quả tốt.

Một kinh nghiệm nữa là cũng một đám đất ấy, nếu thay đổi thứ trồng trọt thì sản lượng tăng. Cũng thử cây ấy, nếu thay đổi giống mới, cũng tăng sản lượng. Đặc biệt rõ rệt là trồng mía, mỗi lần trồng giống mới, sản lượng tăng đến 20%.

Thực hành khẩu hiệu “không để một tấc đất hoang”, bà con xã viên Quán Sơn đã trồng trọt trên bờ ruộng, trên mặt mương phai, chung quanh nhà ở, không để hở một tấc đất nào. Họ trồng trọt quanh năm bốn mùa thu hoạch trong vườn ngoài ruộng bao giờ cũng xanh biếc như mùa xuân.

Trong khi đi thăm nông thôn Trung Quốc, tôi còn được thấy mấy điều rất thú vị sau đây:

- Xã viên và cán bộ ai cũng thuộc lòng “tám chữ hiến pháp”. Để cho dễ nhớ, tôi dịch thành vần như sau:

Nước đủ, phân nhiều, cày sâu,

Cấy dày, giống tốt, diệt sâu, chuột thường,

Nông cụ không ngừng cải lương,

Chăm lo quản lý ruộng nương hằng ngày.

Đó là tám việc cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp, thiếu một việc nào cũng không được. Cho nên gọi là “hiến pháp”. Ví dụ bảy việc kia đều làm tốt, nhưng còn một việc là trừ sâu không làm đến nơi đến chốn, thì cũng ảnh hưởng không tốt đến mùa màng.

“Bốn cùng”. Tức là cán bộ thôn và xã phải cùng ăn, cùng ở, cùng lao động, cùng bàn bạc công việc với xã viên.

Có thực hiện “bốn cùng”, thì cán bộ với xã viên mới thật sự đoàn kết thành một khối. Vả lại có như thế, cán bộ mới có thể trực tiếp học tập và tổng kết kinh nghiệm của quần chúng, để lãnh đạo quần chúng.

- "Sáu việc”. Trách nhiệm của cán bộ gồm có những việc chính sau đây:

- Giúp đỡ các đội sản xuất.

- Xây dựng cốt cán lãnh đạo vững vàng.

- Làm tốt và thường xuyên công tác giáo dục tư tưởng và chính trị.

- Làm đúng phương châm phát triển nông nghiệp toàn diện và làm tốt “tám chữ hiến pháp”.

- Cải tiến tốt việc quản lý đội sản xuất.

- Tiến hành việc thực nghiệm khoa học về nông nghiệp.

- Cách làm của cán bộ là lấy điểm mở diện. Nghĩa là làm theo cách vết dầu loang. Làm nơi nào phải làm cho thật tốt và phải củng cố nơi ấy; rồi rút kinh nghiệm và mở rộng đến nơi khác. Không tham nhiều, không tham nhanh. Làm như vậy, mới xem qua hình như là chậm, nhưng kết quả chung thì lại là nhanh, vì làm được nơi nào chắc chắn vững vàng nơi ấy.

Ruộng thí nghiệm. Cấp nào (xã, huyện, tỉnh) cũng có ruộng thí nghiệm, do cán bộ lãnh đạo trực tiếp làm để rút kinh nghiệm phổ biến cho xã viên. Nếu cán bộ không tự tay làm, mà chỉ kêu gọi suông, thì không có kết quả. Vả lại ruộng đất mỗi nơi một khác, nếu lấy kinh nghiệm nơi nào đó mà phổ biến một cách chung chung, không hợp với điều kiện thực tế với những nơi khác, thì có hại mà không có lợi.

Giáo dục chủ nghĩa xã hội. Hiện nay khắp nông thôn Trung Quốc đang có cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa xã hội, nhằm mục đích nâng cao giác ngộ cách mạng giai cấp của cán bộ và nông dân. (Năm 1957 đã có một đợt giáo dục như vậy).

Thời gian vận động - Tỉnh Quảng Đông chia làm mấy đợt. Mỗi đợt làm 4 đến 5 tháng. Trong 3 hoặc 4 năm thì cả tỉnh làm xong. Mỗi đợt làm xong, phải kiểm tra chất lượng.

Những đội công tác - Do các cơ quan tỉnh và huyện chọn những cán bộ có lập trường vững vàng, hiểu biết chính sách và có kinh nghiệm công tác trong quần chúng - luân lưu tham gia các đội này.

Trước khi xuống nông thôn, đội công tác phải dự một lớp huấn luyện về phương châm và chính sách của Đảng. Trong khi công tác, các đội phải giữ sinh hoạt tổ chức rất nghiêm khắc, phải thường xuyên mở rộng phê bình và tự phê bình, nhằm rèn luyện thêm cho cán bộ để làm tốt nhiệm vụ.

Cách làm việc của đội là làm “cố vấn”, giúp ý kiến cho cán bộ cơ sở, nhưng tránh bao biện. Đội phải thật sự “ba cùng”, tức là cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với quần chúng.

Nhiệm vụ chính của đội là:

1- Giáo dục cán bộ cơ sở, chỉnh đốn chi bộ đảng và chi đoàn thanh niên.

2- Thăm nghèo hỏi khổ, hiểu thật rõ tình hình nông dân.

3- Cùng với chi bộ bắt rễ xâu chuỗi, làm tốt việc phát động tư tưởng quần chúng.

4- Chấp hành chính sách của Đảng.

Tác phong của đội:

1- Đối với cán bộ cơ sở, đội phải chịu khó giúp đỡ và chỉ đạo. Nhưng không bao biện, không làm thay.

2- Điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng và báo cáo tình hình nơi mình công tác một cách chân thật, rõ ràng.

3- Phải giữ vững giáo dục bằng cách thuyết phục, phải khéo xử trí những mâu thuẫn nội bộ của nhân dân.

4- Phải giữ vững lập trường giai cấp; phải “ba cùng” với bần nông và trung nông lớp dưới.

5- Phải hiểu thấu những nghị quyết của Trung ương và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng.

Điểm chính trong việc giáo dục là giải thích cho cán bộ cơ sở và xã viên hiểu thật rõ cuộc đấu tranh giữa hai con đường: con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa, và giải quyết đúng đắn quan hệ giữa xã viên và hợp tác xã; giữa xã viên, hợp tác xã và Nhà nước.

Đi đôi với giáo dục, phải thanh toán bốn việc:

Một là thanh toán sổ sách cho minh bạch.

Hai là thanh toán kho hàng cho rõ ràng.

Ba là thanh toán của cải của hợp tác xã.

Bốn là thanh toán công điểm cho công bằng.

Đồng thời phải quy định thành chế độ cán bộ phải tham gia lao động sản xuất tập thể.

Để làm tốt việc này, trước hết phải phát động cán bộ và đảng viên rồi đến quần chúng. Cán bộ phải tự giác "tắm rửa cho sạch và rửa cho sạch và bỏ ba lô đi” nghĩa là thật thà tự phê bình, rồi đầu óc nhẹ nhàng khoan khoái, mạnh dạn và phấn khởi tiến lên. Có khuyết điểm thì cán bộ tự động nhận khuyết điểm, quần chúng sẽ giúp đỡ sửa chữa và noi gương cán bộ mà tự phê bình.

Thanh toán là để chấm dứt và ngăn ngừa tệ tham ô, lãng phí. Trước hết cán bộ nào đã phạm lỗi này thì tự động bồi thường cho tập thể, tùy hoàn cảnh mà bồi thường một lúc, hoặc bồi thường dần dần. Việc bồi thường đó sẽ do quần chúng thảo luận. Rồi do cấp lãnh đạo phê chuẩn. Làm như vậy là hợp tình, hợp lý, cán bộ đã chịu được, quần chúng cũng hài lòng.

Đồng thời phát động quần chúng lập ra chế độ nghiêm ngặt quản lý sổ sách và của cải của tập thể, do xã viên bần nông giám đốc việc thi hành. Việc thanh toán phải làm thật tốt. Vì có như vậy quần chúng sẽ hết nghi ngờ, cán bộ và quần chúng sẽ đoàn kết chặt chẽ, công việc tập thể sẽ phát triển dễ dàng.

Mục đích việc giáo dục là làm cho mọi người thấm nhuần tinh thần cần kiệm và dân chủ xây dựng công xã.

Khi các mặt tư tưởng, chính trị, kinh tế và tổ chức đã vững chắc, thì tổng kết đợt giáo dục và phát động cao trào thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.

Trên đây là tóm tắt mấy điểm chính trong cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa xã hội ở nông thôn.

*

* *

Tôi được đi thăm mấy công xã khác nhau. Trên đây, tôi đã tóm tắt kể lại những điều mắt thấy tai nghe ở bảy nơi. Các nơi khác đại khái cũng như thế, vậy xin miễn kể thêm.

Trước hôm tôi từ biệt nước bạn thì thấy các báo đăng tin về nông nghiệp như sau:

- Lương thực. Những vùng trước kia sản lượng cao, năm nay lại cao hơn nữa. Những vùng trước kia bị trũng mặn, nay do thủy lợi tốt, cho nên thu hoạch cũng khá hơn.

- Hoa màu. Cả hai vụ xuân và hè đều tăng hơn năm ngoái.

- Cây công nghiệp. Như bông, thuốc lá, cây có dầu, cây có đường, đều hoàn thành tốt kế hoạch mùa xuân.

- Chăn nuôi. Ngành chăn nuôi và nghề đánh cá cũng phát triển toàn diện. Thí dụ: số lợn đã thu mua trong năm tháng đầu năm tăng gấp tám lần so với thời kỳ này năm ngoái.

- Giống tốt. So với năm ngoái, diện tích trồng giống lúa tốt của bảy tỉnh miền Nam đã mở rộng thêm một lần rưỡi. Trong cả nước, diện tích trồng bông giống tốt đã tăng gấp đôi.

- Thủy lợi. Công việc cải tiến kỹ thuật có những tiến bộ mới. Từ mùa đông năm ngoái đến mùa xuân năm nay, đã có phong trào sôi nổi làm thủy lợi. Khối lượng công trình thủy lợi tăng gấp bốn lần so với thời kỳ này năm 1963. Diện tích đất ruộng được cải tạo ở 15 khu vực là 4 triệu mẫu tây.

- Thi đua. Trước kia Đại Trại (tỉnh Sơn Tây) là một vùng “khỉ ho, cò gáy”. Nhưng do cán bộ và xã viên phấn đấu gian khổ và bền bỉ, họ đã đưa sản lượng lúa tăng gấp năm lần. Hiện nay khắp nông thôn Trung Quốc đang có phong trào thi đua sôi nổi “học tập Đại Trại và đuổi kịp Đại Trại”. Ở Sơn Tây, thì đang thực hiện khẩu hiệu “một giúp hai”, nghĩa là một đơn vị tiên tiến phụ trách giúp hai đơn vị chậm tiến theo cho kịp mình.

Đây là kết quả bước đầu của cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa xã hội ở nông thôn Trung Quốc.

*

* *

Thưa các đồng chí,

Ở Quảng Đông, ruộng đất không tốt hơn ruộng đất ta, mà có nơi còn cằn cọi hơn - như ở Hải Lăng; không nhiều hơn ta, mà có nơi còn ít hơn - như ở Sơn Đẩu (27 đến 30 người 1 mẫu tây). Đồng bào nông dân ta cũng cần cù chịu khó như bà con nông dân Trung Quốc. Vì sao mà chúng ta thu hoạch mỗi mẫu tây mỗi năm nhiều lắm cũng chỉ được độ 6 tấn, còn bà con nông dân Trung Quốc thu hoạch mỗi năm 1 mẫu tây từ 10 đến 13 tấn thóc, hoặc nhiều hơn nữa?

Nguyên nhân chính đưa đến kết quả tốt đẹp đó ở nông thôn Quảng Đông là do chi bộ rất đoàn kết và lãnh đạo rất đúng đắn; cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên đều gương mẫu; cán bộ đều “ba cùng”, và cán bộ tham gia lao động sản xuất tập thể đã thành chế độ nghiêm ngặt.

Nhờ vậy mà đoàn kết chặt chẽ các xã viên, làm cho mọi người phấn khởi thi đua cần kiệm xây dựng kinh tế tập thể.

Tôi nghĩ rằng những việc bà con nông dân Trung Quốc làm được, nếu chúng ta cố gắng thì chúng ta cũng nhất định làm được.

Khi trở về nước, tôi rất thích thú đọc trong báo Nhân Dân hai bài nói về hợp tác xã Đông Phương Hồng (30-7-1964) và hợp tác xã Đức Ninh (31-8-1964). Xin tóm lại như sau:

Hợp tác xã Đông Phương Hồng (Thanh Hóa) ruộng đất cũng ít, mỗi người chỉ có 1 sào 12 thước Trung Bộ. Nhưng vì chi bộ khéo lãnh đạo và tổ chức, cho nên kết quả rất khá:

- Thu hoạch mỗi năm một tăng. Năm 1961 mỗi vụ 1 mẫu tây 21 tạ, năm 1964 tăng lên 28 tạ.

Nghĩa vụ lương thực năm 1961 hơn 78 tấn; năm 1963 hơn 115 tấn.

Đời sống xã viên cải thiện rõ rệt. Nếu lấy sản lượng hiện nay mà so sánh thì còn kém xa Quảng Đông, nhưng Đông Phương Hồng đang tiến lên một cách vững chắc. Được như vậy là do chi bộ lãnh đạo sáng suốt, và đấu tranh kiên quyết giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Đồng thời với giáo dục tư tưởng, chi bộ thiết thực quan tâm đến đời sống của xã viên. Chi bộ không ngừng ra sức phát triển đảng trong lớp bần nông và trung nông lớp dưới.

Năm 1960 chỉ có 11 đảng viên.

Năm 1964 đã có 33 đảng viên. Trong số đó có 21 đồng chí bần nông, 10 đồng chí phụ nữ. Đảng viên từ 18 đến 30 tuổi chiếm 51%. Trong 5 chi ủy, 3 đồng chí là bần nông, 2 là phụ nữ. Như thế là chi bộ phát triển đúng chiều hướng tốt.

Ban quản trị hợp tác xã có 15 người thì 10 người là bần nông, 5 là thanh niên lao động, 2 phụ nữ. Ban quản trị như thế là vững vàng.

Nhờ có chi bộ vững mà ban quản trị vững.

Nhờ có chi bộ vững và ban quản trị vững mà hợp tác xã vững.

Cố gắng học thêm kinh nghiệm tốt, phát triển ưu điểm sẵn có, sửa chữa những thiếu sót còn lại (như nghề chăn nuôi chưa mạnh, năng suất dâu tằm chưa cao, tổ chức dân quân tự vệ chưa thật vững...) - thì hợp tác xã Đông Phương Hồng chắc sẽ tiến bộ nhiều hơn.

Đức Ninh (Quảng Bình) trước kia là một xã nghèo khổ. Trong thời kỳ kháng chiến bị giặc Pháp chiếm đất đóng đồn. Cả xã có 6.000 người, thì 2.000 người phải bỏ nhà đi kiếm ăn nơi khác. Năm 1945, đã chết đói hơn 200 người.

Từ ngày hòa bình trở lại, cải cách ruộng đất thắng lợi, nông dân có ruộng cày, xây dựng hợp tác xã. Vừa mở rộng diện tích bằng cách tăng vụ và khai hoang, vừa thực hiện thâm canh tăng năng suất. Nhờ vậy diện tích từ 802 mẫu nay tăng lên hơn gấp đôi: 1.628 mẫu. Thủy lợi đã căn bản đủ tưới cho 1.600 mẫu. Ruộng một vụ chuyển thành ba vụ ăn chắc. Các nghề phụ như chăn nuôi lợn, vịt, cá, làm gỗ, nung vôi, v.v. đều được phát triển.

Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. 20% hộ thừa ăn, 70% no đủ, 10% còn thiếu ăn vài tháng thì có bà con giúp đỡ.

Trước kia, ngoài mấy tên địa chủ có nhà ngói, còn 97% gia đình trong làng đều là những túp lều với “lau treo rèm nát, trúc cài phên thưa”. Hiện nay hơn 90% hộ đã có nhà ngói. Cuối năm sau, cả xã có thể ở nhà ngói.

Đời sống văn hóa cũng tiến bộ nhiều. Trước kia, cả xã chỉ có 30 trẻ em có bằng sơ học và 7 người học trung học, đều là con em của địa chủ, phú nông. Hiện nay, ngoài số trẻ em đang học cấp 2, có 74 học sinh tốt nghiệp lớp 7 và 5 học sinh lớp 10, 4 học đại học.

Nói tóm lại, do chi bộ lãnh đạo tốt, xã viên hăng hái cần cù, mà đời sống của đồng bào nông dân Đức Ninh đã cải thiện rất nhiều.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, miền Bắc nước ta đã có khá nhiều nơi như Đông Phương Hồng và Đức Ninh.

Sự thật đã chứng tỏ rằng hợp tác xã tốt hay là kém đều do chi bộ.

Nếu chi bộ các nơi đều cố gắng lãnh đạo tốt, đảng viên và đoàn viên thanh niên đều gương mẫu xung phong, cán bộ và xã viên đều thấm nhuần tinh thần làm chủ tập thể và phấn khởi thi đua cần kiệm xây dựng hợp tác xã, xây dựng nước nhà, lại ra sức học tập kinh nghiệm sản xuất của bà con nông dân Quảng Đông, mỗi mẫu tây đạt 10-13 tấn thóc, thì nhất định trong ít năm nữa, miền Bắc ta sẽ dân giàu nước mạnh, làm cho cơ sở càng vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

1 áng gạo bao nhiêu kg?

Ang là một dụng cụ đo lường lúa gạo rất phổ biến ở vùng đồng bằng Triệu Phong và Hải Lăng trước khi những chiếc cân đực sử dụng rộng rãi. Ang có thể tích sử dụng là 0,153 m3 tương đường với khoảng 10kg lúa phơi khô mỗi một lần đong.

1 tấn lúa bằng bao nhiêu kg?

Như vậy 1 tấn sẽ bằng 1.000kg.

1 giạ lúa là bao nhiêu kg?

Trong khi giá phân bón tăng nhanh thì giá lúa lại sụt giảm mạnh và hiện tại đối với lúa IR 50404 có giá chỉ 4.500 đồng/kg, tương đương với mức 90.000 đồng/gịạ (một giạ lúa là 20 kg).

1 giá là bao nhiêu?

1 giạ = thời Pháp được quy định là 40 lít khi đong gạo nhưng cũng có khi chỉ là 20 lít cho một số mặt hàng.