Ai giết 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc

Để giữ cho mạch máu giao thông từ Bắc vào Nam được thông suốt, biết bao xương máu của các chiến sỹ và nhân dân đã đổ xuống. Trong đó phải kể đến sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái TNXP thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55. Sự hy sinh đó là biểu tượng cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ nước thế kỷ XX.

Tuy vậy, ngày 27/7/2014, Báo Lao động số 172 đăng tải bài: "Gặp người sống sót trong đơn vị của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc” của tác giả Giang Thùy Linh ghi lại lời kể của bà Trần Thị Bích Thao (SN 1942, quê tại xã Vĩnh Lộc, Can Lộc) hiện đang sống tại tỉnh Thái Nguyên, là cựu TNXP từng công tác tại Ngã ba Đồng Lộc. Nội dung của bài báo có nhiều chi tiết trái ngược so với những thông tin, cứ liệu lịch sử được công bố từ trước đến nay, gây thắc mắc cho các tầng lớp nhân dân cũng như sự bức xúc cho các cựu TNXP đã từng sống, chiến đấu tại chiến trường Đồng Lộc.

Ai giết 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại đang từng ngày "thay da, đổi thịt".

Cụ thể, trong tác phẩm: "Gặp người sống sót trong đơn vị của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc", tác giả Giang Thùy Linh đã cung cấp tới bạn đọc thông tin bà Trần Thị Bích Thao từng tham gia TNXP từ tháng 4/1965 - 4/1969, thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55, P18 Hà Tĩnh. Và theo lời kể của bà Thao, vào chiều 24/7/1968, khi 10 nữ TNXP hy sinh thì người được tìm thấy sau cùng không phải Tiểu đội phó Hồ Thị Cúc mà là Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần.

Trong bài báo, tác giả ghi lại lời bà Thao kể: “Ngoài 4 nữ TNXP đi Nghi Xuân làm nhiệm vụ, o Thao là người nữ TNXP duy nhất trong Tiểu đội sống sót có mặt tại hiện trường, chứng kiến từ đầu chí cuối sự hy sinh bi hùng của 10 nữ đồng đội tại Ngã Ba Đồng Lộc”; "O Tần là A trưởng, bao giờ cũng có một cái hầm tròn tròn riêng đứng để quan sát, báo động cho chị em. Không may là Tần đứng riêng một góc nên là khó tìm. 3 ngày sau, nắng miền Trung gay gắt thì mùi bốc lên. Đưa con chó ra tìm thì mới biết o Tần ở cái góc đấy"...

Trước những thông tin đó, BTV Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức xác minh với sự tham dự của đông đảo các nhân chứng từng là cựu TNXP cùng Đại đội 552 và Tiểu đội 4 (thời điểm ngày 24/7/1968) sống và chiến đấu tại chiến trường Đồng Lộc đầy ác liệt, gian khổ.

Ai giết 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc
Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thế Hoàn: "Chiến tranh đã lùi xa, đi tìm sự thật là cần thiết, nhưng chúng ta phải tôn trọng lịch sử. Ngã ba Đồng Lộc là một địa chỉ đỏ có ý nghĩa to lớn giáo dục truyền thống yêu nước đối với các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Cho nên các thông tin về lịch sử của Đồng Lộc cần có sự xác minh cẩn trọng".

Tại buổi xác minh, ông Nguyễn Thế Linh, Đại đội trưởng Đại đội 552 vì sức khỏe yếu nên đã không thể đến tham dự. Tuy nhiên, ông đã gửi văn bản đến hội nghị để làm rõ các nội dụng mà Báo Lao động nêu. Trong văn bản, ông Linh khẳng định: “Đầu năm 1968, Tiểu đội 4 có 18 đồng chí, từ tháng 4/1968 đến tháng 6/1968 thì chuyển đi 3 đồng chí gồm: Bùi Thị Tịnh về A Công binh, Nguyễn Thị Xuân về Tập đoàn (bộ phận nấu ăn), Trần Thị Bích Thao được chuyển đi khỏi C552 về Viện điều dưỡng ở Sơn Lĩnh (Hương Sơn) rồi chuyển đi học luôn. Tháng 7/1968, chuyển 3 đồng chí bổ sung cho đơn vị đi Vĩnh Linh gồm: Trần Thị Thanh (Đức Đồng, Đức Thọ), Nguyễn Thị Hường (Đức Lĩnh, Vũ Quang), Nguyễn Thị Hường (TP Hà Tĩnh). Đến ngày 24/7/1968 thì Tiểu đội 4 chỉ còn 12 đồng chí”.

Cũng theo khẳng định của ông Nguyễn Thế Linh: “Từ tháng 6/1968, đồng chí Trần Thị Bích Thao không có danh sách quân số tại đơn vị 552 nữa” và “Bài báo của Giang Thùy Linh theo lời kể của Trần Thị Bích Thao là hoàn toàn sai 100%”.

Tại buổi xác minh, ông Đào Văn Tinh - Chủ tịch Hội cựu TNXP Hà Tĩnh cũng khẳng định, thông tin báo đưa bà Trần Thị Bích Thao từng tham gia TNXP từ tháng 4/1965 là chưa chính xác. Vì Tổng đội 55, P18 Hà Tĩnh bắt đầu có mặt ở Đồng Lộc từ tháng 6/1965, từ tháng tháng 4, 5 thì chưa hoạt động.

Ai giết 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc
Chủ tịch Hội cựu TNXP Đào Văn Tinh: Báo Lao động đưa thông tin bà Trần Thị Bích Thao từng tham gia TNXP từ tháng 4/1965 - 4/1969 là hoàn toàn sai. Vì Tổng đội 55, P18 Hà Tĩnh bắt đầu có mặt ở Đồng Lộc từ tháng 6/1965, còn tháng tháng 4, 5 thì chưa hoạt động.

Đặc biệt, có mặt tại buổi xác minh, bà Lê Thị Hồng (Đức Lạc, Đức Thọ), một trong 12 người thuộc Tiểu đội 4 của chị Võ Thị Tần may mắn sống sót kể lại là: Vào thời điểm 24/7/1968, Tiểu đội 4 có 12 người, trước đó bà Hồng là người được cử đi Quảng Bình lấy gỗ về làm hầm, còn bà Nguyễn Thị Thanh (biệt danh Thanh đói - theo lời nhân vật) thì bị ốm nằm ở nhà, không ra hiện trường nên ngày 24/7/1968 định mệnh đó, Tiểu đội 4 chỉ có 10 người ra hiện trường.

"Nếu tôi không đi lấy gỗ, chị Thanh không ốm, và chị Thao nếu thuộc Tiểu đội 4 thì khi đó cũng sẽ hy sinh hết luôn, làm sao sống được đến giờ" - bà Hồng bùi ngùi.

Còn theo bà Nguyễn Thị Diệu Lan (TP Hà Tĩnh), cựu TNXP thuộc Tiểu đội 3 cho biết: "Tôi là người tham gia vào cuộc tìm kiếm thi thể 10 nữ TNXP lúc đó. Trong quá trình tìm kiếm phát hiện 1 hầm có 3 người, 1 hầm có 6 người, trong đó chị Võ Thị Tần ở hầm có 6 người. Còn việc tìm kiếm thi thể chị Cúc thì các lực lượng đều thay phiên nhau, đầu tiên là đảng viên, sau là công binh, rồi đến các Tiểu đội 3, Tiểu đội 8... Và không có chuyện dùng chó đi tìm như lời kể. Đến buối cuối chiều ngày thứ 3 thì tìm được chị Cúc ở triền đồi, các anh ở Tiểu đội 8 dùng tay bới đất, đưa chị Cúc lên chứ không có dùng cuốc, xẻng chi hết. Nhiều chi tiết miêu tả thi hài các chị lúc hy sinh và khâm liệm như trong bài báo nói là không đúng".

Ai giết 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc
Bà Dương Thị Bích Châu khẳng định vào thời điểm các 10 nữ TNXP hy sinh bà Trần Thị Bích Thao không thuộc Tiểu đội 4 và Tiểu đội 5.

Đồng tình với lời kể của bà Lan, các cựu TNXP Nguyễn Thị Xuân (Đức Thọ), người được điều từ Tiểu đội 4 về bộ phận Tập đoàn vào tháng 4/1968, Nguyễn Thị Bé (Đức Thọ) ở A công binh, Dương Thị Bích Châu (Vĩnh Lộc, Can Lộc, thuộc Tiểu đội 5) đều khẳng định: ở thời điểm 10 cô hy sinh, bà Trần Thị Bích Thao không thuộc Tiểu đội 4 và cũng không có chuyện tìm thấy chị Tần sau cùng như Báo Lao động đã đưa.

Cũng tại buổi gặp gỡ, nhiều ý kiến cho rằng, một số từ ngữ được dùng trong bài báo nói về bà Thao như: “Biệt xứ để rời xa ký ức đau đớn” đã phản ánh không đúng tình hình của bà Thao lúc đó. Bà Thao được đi điều dưỡng, rồi được đi học và lên Thái Nguyên làm việc, lấy chồng, sinh cơ lập nghiệp như bao cựu chiến binh, cựu TNXP sống xa quê, hoàn toàn không phải do ký ức chiến tranh đau đớn. Bà Lương Thị Tuệ, nguyên Tổng đội phó Tổng đội TNXP 55, hiện là Phó chủ tịch Hội cựu TNXP Hà Tĩnh nói: “Đọc bài báo, là những người trong cuộc, chúng tôi rất buồn!”

Ai giết 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc
Bà Nguyễn Thị Diệu Lan (Tiểu đội 3): "Tôi là người tham gia vào cuộc tìm kiếm thi thể 10 nữ TNXP lúc đó. Trong quá trình tìm kiếm phát hiện 1 hầm có 3 người, 1 hầm có 6 người, trong đó chị Võ Thị Tần ở hầm có 6 người".

Phát biểu tại buổi xác minh, Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thế Hoàn cho rằng: Chúng ta phải tôn trọng lịch sử. Ngã ba Đồng Lộc là một địa chỉ đỏ có ý nghĩa to lớn giáo dục truyền thống yêu nước đối với các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Cho nên các thông tin về lịch sử của Đồng Lộc cần có sự xác minh cẩn trọng và khi đưa lên báo chí phải có căn cứ chính xác. Các thông tin xác minh từ các cựu TNXP từng sống và chiến đầu tại chiến trường Đồng Lộc, Tỉnh Đoàn và các đơn vị liên quan sẽ lấy làm căn cứ xác đáng báo cáo lên Thường trực Tỉnh ủy để có ý kiến chỉ đạo, xử lý.

Phúc Quang (Theo Báo Hà Tĩnh)

Ai giết 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc; về sự hy sinh cao cả của 10 cô gái thanh niên xung phong tuổi mười tám, đôi mươi.

Thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh, Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn lịch sử. Diện tích của Ngã ba là 50ha được nằm trong một thung lũng có hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, ở giữa là con đường độc đạo, mặt đường như một lòng máng khiến cho mỗi lần bom địch thả xuống đều khiến cho đất đá lăn xuống làm cản trở giao thông.

Ai giết 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc
Tượng đài Ngã ba Đồng Lộc trong chuyến đi du lịch Thiên Cầm 4 ngày 3 đêm của tôi

10 cô gái ngã ba Đồng Lộc

Rời xa tiếng sóng biển Thiên Cầm tôi trở về ngã ba Đồng Lộc để nghe về câu chuyện huyền thoại nơi đây, về mười cô gái đồng Lộc và giờ mới biết. Mọi con đường từ Bắc chí Nam đều phải vượt qua ngã ba Đồng Lộc. Được ví như cổ họng, khi qua được đây sẽ phân tán tỏa ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào Nam nên Ngã ba Đồng Lộc được coi là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược.

Vì vậy trong chiến tranh, kẻ địch luôn muốn ném bom hủy diệt nhằm cắt đứt con đường chi viện sức người, sức của , vũ khí của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam. Tính trong 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, quân địch đã trút xuống đây gần 48600 quả bom các loại.

Câu chuyện 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc của tác giả Nghiêm Văn Tân. Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội Thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh gồm 10 cô gái Đồng Lộc còn rất trẻ tuổi từ 17 đến 24 do chị Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng là đơn vị làm việc thường trực tại Ngã ba Đồng Lộc, chịu trách nhiệm san lấp bom ở đoạn đường này để không đứt mạch giao thông nối hậu phương với tiền tuyến. Bình thường tiểu đội hoạt động về đêm để lấp hố bom mà máy bay đã bắn phá vào ban ngày.

Ai giết 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc

12 cô gái thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc (ảnh chụp trước khi các cô hy sinh 1 tuần)

❤️Giới thiệu tour du lịch 2022 hấp dẫn nhất hiện nay:❤️

Ngày 24/7/1968, hồi 17h, tiểu đội 4 thanh niên xung phong nhận được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lấp hố bom, sửa chữa đường và hầm trú ẩn trong sâu rãnh thoát nước để nhanh chóng thông đường cho xe qua.

Danh sách tiểu đội gồm 10 cô gái trẻ:

  1. Nguyễn Thị Nhỏ –  19 tuổi – chiến sĩ
  2. Trần Thị Rạng – 19 tuổi – chiến sĩ
  3. Võ Thị Hợi – 20 tuổi – chiến sĩ
  4. Hồ Thị Cúc – 21 tuổi – tiểu đội phó
  5. Dương Thị Xuân – 19 tuổi – chiến sĩ
  6. Võ thị Tần – 22 tuổi – tiểu đội trưởng
  7. Hà Thị Xanh – 18 tuổi – chiến sĩ
  8. Nguyễn Thị Xuân – 20 tuổi – chiến sĩ
  9. Võ Thị Hạ – 19 tuổi – chiến sĩ
  10. Trần Thị Hường – 17 tuổi – chiến sĩ

Ai giết 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc

Chân dung 10 cô gái thanh niên xung phong.

Sau khi nhận nhiệm vụ các cô gái đến hiện trường gấp rút triển khai công việc mà không hề sợ hãi. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa í ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực từ hướng Bắc hướng vào Nam vượt qua trọng điểm.

Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường rồi sau đó lại chồm dậy làm việc. 16h30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm – nơi 10 cô gái của tiểu đội 4, Đại đội 552 đang tránh bom. Các tiểu đội thanh niên xung phong đi phía sau gào thét lên, người dân xóm Bãi Dĩa cũng lao ra gọi tên từng người.

Nhưng chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài cái xẻng, cuốc văng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người, 10 cô gái Đồng Lộc đã hy sinh ở độ tuổi mười tám, đôi mươi. Các chị đã vĩnh viễn nằm tại ngã ba huyết mạch Bắc – Nam này như họ đã chung một chiến hào lúc còn sống. Tên tuổi 10 cô gái thanh niên xung phong đã trở thành bất tử.

Bạn cũng có thể như tôi, đặt một chuyến đi tour du lịch Thiên Cầm để hiểu hơn về câu truyện cảm động về những cô gái Ngã Ba Đồng Lộc này. Cũng không xa biển Thiên Cầm lắm đâu.

Bạn đọc cũng quan tâm:

10 cô gái ở ngã ba đồng lộc
mười cô gái ngã ba đồng lộc
hình ảnh 10 cô gái ở ngã ba đồng lộc
10 cô gái ngã ba đồng lộc
10 cô gái hy sinh ở ngã ba đồng lộc
ngã ba độc lập
ngã ba đồng lộc 10 cô gái
kể chuyện 10 cô gái đồng lộc
mười cô gái
những cô gái đồng lộc
nhung co gai nga ba dong loc
tên 10 cô gái ở ngã ba đồng lộc

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?