Ai thế nào lớp 3

Câu hỏi 2: (Trang 145 SGK tiếng việt lớp 3 tập 1) – Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Phần soạn bài luyện từ và câu: Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy trang 145 SGK tiếng việt tập 1.

71 câu ôn luyện từ và câu lớp 3 giúp các em học sinh lớp 3 luyện trả lời các câu hỏi phần Luyện từ và câu thật nhuần nhuyễn, nắm vững kiến thức môn Tiếng Việt 3 để ôn thi học kì 2 năm 2021 - 2022 đạt kết quả cao.

Với các dạng bài tập như điền từ vào chỗ trống, câu có hình ảnh so sánh, tìm từ chỉ hoạt động, xác định kiểu câu, đặt câu.... Qua đó, các em sẽ rèn thật tốt kỹ năng giải bài tập luyện từ và câu cho mình. Mời các em cùng tải miễn phí:

Câu 1. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Tán bàng xòe ra giống như…. (cái ô, mái nhà, cái lá).

Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống để câu có hình ảnh so sánh.

Những lá bàng mùa đông đỏ như… ……………… (ngọn lửa, ngôi sao, mặt trời).

Câu 3. Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh:

A. Những chú gà con chạy như lăn tròn.B. Những chú gà con chạy rất nhanh.

C. Những chú gà con chạy tung tăng.

Câu 4. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

- Tiếng suối ngân nga như……………………..

Câu 5. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

- Mặt trăng tròn vành vạnh như………………

Câu 6. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

- Trường học là………………….

Câu 7. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

- Mặt nước hồ trong tựa như…………..

Câu 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Sương sớm long lanh như …….. (những hạt ngọc, làn mưa, hạt cát)

Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Nước cam vàng như…………… (mật ong, lòng đỏ trứng gà, bông lúa chín)

Câu 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Hoa xoan nở từng chùm như………….. (những chùm sao, chùm nhãn, chùm vải)

Câu 11. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi "thế nào"

Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

Câu 12. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi "thế nào"

Bạn Tuấn rất khiêm tốn và thật thà.

Câu 13. Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau:

Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
………………………………………………

Câu 14. Câu: “Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.” được viết theo mẫu câu nào?

A. Ai là gì?B. Ai làm gì?C. Ai thế nào?

D. Cái gì thế nào?

Câu 15. Câu "Em còn giặt bít tất" thuộc mẫu câu

A. Ai làm gì?B. Ai thế nào?C. Cả a, b đều đúng

D. Cả a, b đều sai

Câu 16. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:

Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả
………………………………………………

Câu 17. Câu “Ông lão đào hũ bạc lên, đưa cho con” thuộc mẫu câu nào em đã học?

A. Ai làm gì?B. Ai là gì? C. Ai thế nào?.

D. Cả a, b, c đều sai.

Câu 18. Trong câu "Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền’’, từ chỉ hoạt động là:

A. Vất vả.B. Đồng tiền.

C. Làm lụng.

Câu 19. Câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì? là:

A. Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn.B. Bé con đi đâu sớm thế?

C. Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!

Câu 20. Câu văn được viết theo mẫu câu Ai thế nào? Là:

A. Nào, bác cháu ta lên đường!B. Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh.

C. Trả lời xong, Kim Đồng quay lại.

Câu 21: Câu văn có hình ảnh so sánh là:

a) Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai tay.b) Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người.

c) Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa.

Câu 22: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? nói về anh Kim Đồng:

.........................................................................................................................................

Cách phân biệt câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? là hiểu được câu đó dùng để làm gì?vị ngữ của câu thuộc từ loại nào: động từ, tính từ, cụm danh từ, động từ…

Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? và Ai- thế nào?

  • Về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên chủ yếu khác nhau ở vị ngữ:

– Câu kể Ai –làm gì ? có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.

– Câu kể Ai- thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ – vị.

– Câu kể Ai – là gì? có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ -vị.

Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:

+ Câu kể Ai- là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.

Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.

Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.

Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.

+ Câu kể Ai- làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, vật khi được nhân hóa.

Ví dụ: – Minh quét nhà giúp mẹ.

– Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.

– Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.

+ Câu kể Ai- thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

Ví dụ: – Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.

Khi dạy các kiểu câu cần gắn với các chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói, viết cho học sinh.

Muốn xác định câu kể ta dựa vào đâu? Dựa vào hình thức câu kể: Cuối câu kể có dấu chấm; Dựa vào mục đích nói của câu kể để: Kể, tả, giới thiệu hoặc nhận xét.

Tiếp theo, muốn xác định được câu kể đó thuộc kiểu câu nào thì trước tiên các em phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ trong câu đó.

+ Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? (con gì?). Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì?. Vì vậy Vị ngữ là động từ (cụm động từ) tạo thành.

+ Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? con gì?). Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi thế nào?. Vì vậy Vị ngữ thường do tính từ (cụm tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm động từ chỉ trạng thái) tạo thành.

+ Câu kể Ai là gì? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? con gì?). Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì? (là ai? là con gì?). Vì vậy Vị ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.

Sự khác biệt giữa 2 kiểu câu: Ai- làm gì? và Ai- thế nào?

Kiểu câuAi – làm gì?Ai – thế nào? 

Đặc điểm của chủ ngữ

 

 

-Chỉ người, động vật ít khi chỉ bất động vật.

-Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? ít khi trả lời câu hỏi cái gì?( trừ trường hợp sự vật nêu ở chủ ngữ được nhân hóa.)