Ams trong xuất nhập khẩu là gì

Phí AMS là gì ? Mức thu bao nhiêu ?

Bài viết liên quan: Túi khí chèn hàng container

Mức thu của phí AMS là từ 25-35 USD/BL, tùy hãng tàu và không bội nhân theo số container.

AMS được viết tắt từ  Automated Manifest System. Phí này được áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu và chuyển tải tại Mỹ. Chính xác thì AMS là tên loại thủ tục mà hải quan Mỹ yêu cầu được khai báo. Còn phí AMS là do hãng tàu đặt ra và thu booking party – forwarder hoặc shipper (do hãng tàu là bên thực hiện thủ tục khai báo cho lô hàng).

Có trường hợp hàng đi Trung Quốc – Nhật Bản vẫn bị đề thu AMS trong hóa đơn. Vì sao ?

Lý do: tên gọi đúng đối với hàng Trung Quốc là AFS, đối với Nhật Bản là AFR nhưng do bản chất AFS-AFR và AMS giống nhau nên thường được gọi chung là AMS cho dễ nhớ.

Ai là người khai AMS cho container

Hãng tàu sẽ khai báo AMS cho Master Bill

Các fowarder/booking agent sẽ khai báo AMS cho House Bill

Bản chất và quy tắc của phí AMS

AMS được đề ra năm 2003, sau sự kiện khủng bố 11 tháng 9 tại Mỹ. Tất cả container, hàng hóa vào Mỹ sẽ được báo trước và nhận biết sơ lược trước khi cập cảng nhằm đảm bảo an ninh.

Thủ tục AMS tuân theo quy tắc “24 tiếng”, giống như thủ tục ENS của hàng đi Châu Âu.

Tức là: Bạn đóng phí AMS cho hãng tàu/agent, hãng tàu/agent có trách nhiệm khai báo AMS cho lô hàng của bạn trên hệ thống thông tin của hải quan Mỹ với thời hạn là: Không được trễ hơn “24 tiếng trước giờ tàu mẹ khởi hành”

Tất cả hàng hóa bị nghi ngờ liên quan đến khủng bố, người gửi và người nhận thuộc danh sách đen sẽ bị yêu cầu “Không được load” trong vòng 24 giờ kể từ sau khi thủ tục AMS được khai báo qua hệ thống hải quan. Tỉ lệ nhận phản hồi “Không được load” thực tế dưới 1%.

Đồng thời, nếu AMS bị khai báo trễ hoặc quên khai báo (lỗi hãng tàu hoặc booking agent), hải quan Mỹ sẽ tiến hành phạt tiền trên mỗi lô hàng. Số tiền phạt mà hải quan Mỹ yêu cầu bên sai phạm phải trả là 5000 USD/lô hàng.

Việc phạt này có thể được hải quan Mỹ thông báo sau vài tháng hoặc cả 1 năm từ ngày hàng onboard. Mức tiền phạt sẽ cộng dồn tất cả lô hàng đã khai trễ trong thời gian đó.

Tức là bạn có thể không nhận ra bạn đã mắc lỗi AMS dù hàng đã giao xong xuôi, đến khi hải quan Mỹ gửi thông báo phạt thì mới vỡ lỡ ra. Không đóng đủ tiền phạt, bạn không thể xuất khẩu các lô hàng sau vào Mỹ.

Ams trong xuất nhập khẩu là gì

Đối với hàng hóa đi Mỹ, quãng đường vận chuyển rất dài, 20-45 ngày tùy cảng đến, chính vì vậy, việc đảm bảo cho hàng hóa được an toàn, tránh đổ vỡ (do sóng biền, do bốc dỡ hàng, do dằn xóc giao door cho người mua – đặc biệt là khi lãnh thổ Mỹ cực kỳ rộng lớn, khoảng cách từ cảng và vào nội địa khá xa) là cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, việc sử dụng túi khí chèn hàng để cố định thùng carton, pallet trong container là 100% cần thiết.

Giá thành của túi khí chèn hàng container chỉ khoảng vài trăm nghìn để chèn an toàn một container hàng 40 feet. Đối với Mỹ, họ ưa chuộng sử dụng cả loại túi khí chèn hàng có lớp ngoài bằng giấy kraft và polywoven.

Chúng tôi cung cấp cả 2 loại túi này với giá sỉ lẻ và dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm:

Bạn có thể tham khảo và liên hệ ngay: https://tuikhi.com/tui-khi-chen-hang/ 

Cám ơn bạn đã đọc bài viết: Phí AMS là gì ?

Thị trường Mỹ được xem là một trong thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Khi xuất nhập hàng từ Việt Nam sang Mỹ bạn cần đặc biệt chú ý tới phí AMS. Vậy cụ thể phí AMS là gì? Bản chất của phí AMS là gì? Tất tần tật về AMS chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Phí AMS là gì? 

Ams trong xuất nhập khẩu là gì

Tất cả các container, hàng hóa khi vào Mỹ đều phải thực hiện khai báo AMS

Phí AMS là viết tắt của Automated Manifest System – Dịch ra là Hệ thống truyền manifest tự động. Đây là hệ thống và là quy trình bắt buộc của hải quan Mỹ đối với các hàng hóa nhập vào cảng/sân bay tại Mỹ.

Hãng tàu chính là bên đặt ra phí AMS, đồng thời thu booking party - forwarder bởi lẽ hàng tàu chính là bên có nghĩ vụ làm thủ tục khai báo cho lô hàng. Còn bên xuất khẩu chính là bên bị thu phí. Nói cách khác, hãng tàu hay hãng hàng không sẽ tiến hành thu phí này từ người xuất khẩu, coi như phí dịch vụ cho việc khai báo AMS thay cho bên xuất khẩu. 

Nhiều trường hợp người xuất khẩu có thể gặp phí AMS đối với hàng đi Trung Quốc, tuy nhiên đây là do cách gọi cho dễ nhớ của một số bên, tên đúng của phí dành cho hàng đi Trung Quốc là AFS (Advance Filing Surcharge) – Phí AMS và AFS có cùng tính chất và ý nghĩa, nhưng 2 quốc gia Mỹ và Trung Quốc gia đặt tên khác nhau.

Trên thực tế, các đơn vị hãng tàu sẽ tiến hành làm thủ tục khai báo AMS cho Master Bill. Còn các Forwarder hay booking agent sẽ khai báo phí AMS cho Housse Bill. 

Xem thêm: Fago Logistics cung cấp dịch vụ hải quan trọn gói chất lượng, giá rẻ

2. Bản chất của phí AMS là gì?

AMS được đề ra năm 2003, sau sự kiện khủng bố 11 tháng 9 tại Mỹ. Theo đó, tất cả container, hàng hóa vào Mỹ sẽ được báo trước và nhận biết sơ lược trước khi cập cảng nhằm đảm bảo an ninh.

Hải quan Mỹ yêu cầu thông tin manifest của lô hàng – tức các thông tin về tên hàng, số lượng, trọng lượng, người bán, người mua, cảng đi, cảng đến. Các thông tin manifest này bắt buộc phải truyền đến hải quan Mỹ chậm nhất là “24 giờ trước khi hàng load lên tàu” – Nguyên tắc này giống với nguyên tắc “Trước 24 giờ” của khai ENS cho hàng đi Châu Âu.

Mục đích của việc khai báo AMS này là để phòng chống buôn lậu, khủng bố. AMS được áp dụng cho cả vận tải đường biển và đường hàng không, tất cả hàng nhập vào Mỹ đều phải khai báo AMS. Đồng thời, nếu AMS bị khai báo trễ hoặc quên khai báo (lỗi hãng tàu hoặc booking agent), hải quan Mỹ sẽ tiến hành phạt tiền trên mỗi lô hàng. Số tiền phạt mà hải quan Mỹ yêu cầu bên sai phạm phải trả là 5000 USD/lô hàng.

Xem thêm: Phí CFS là gì? Điểm khác biệt giữa phí CFS và THC

3. Quy trình đăng ký phí AMS và những lưu ý về khai báo AMS

Ams trong xuất nhập khẩu là gì

Đăng ký khai báo AMS

+ Thủ tục đăng ký AMS được thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Đăng ký khai báo AMS. Thời gian đăng ký khoảng 10 ngày làm việc hoặc phụ thuộc vào tiến độ duyệt hồ sơ của bên Hải Quan Mỹ.

Bước 2: Đăng ký, tạo tài khoản kê khai AMS với GOL. Thời gian sẽ là 2 ngày làm việc.  

+ Những lưu ý về khai báo AMS

Bên khai AMS: Các bên có liên quan trực tiếp đến quá trình khai báo AMS bao gồm nhà vận chuyển thực tế (hãng tàu) và các NVOCCs (những bên vận chuyển không có tàu).

Thời hạn nộp AMS: Việc nộp AMS phải được thực hiện chậm nhất 48 tiếng trước khi tàu mẹ xuất phát từ cảng chuyển tải cuối cùng (48 tiếng trước khi hàng rời khỏi cảng đi nếu tàu không chuyển tải).

Các nội dung khai báo AMS: Hãng tàu phải điền đầy đủ các thông tin về hàng hóa, container và tàu mẹ (mother vessel)

4. Hậu quả khi hãng tàu khai trễ phí AMS theo quy định

Ams trong xuất nhập khẩu là gì

Nếu hãng tàu không tuân thủ nghiêm ngặt quy định này có thể bị phạt 5.000 USD 

Nếu hãng tàu không tuân thủ nghiêm ngặt quy định này, hải quan Mỹ sẽ đưa ra các hình phạt như từ chối tờ khai của tàu.

Áp dụng một mức phạt lên tới 5.000 USD cho mỗi lô hàng. Án phạt này sẽ được thông báo bởi hải quan Mỹ sau vài tháng kể từ khi hàng chính thức onboard, thậm chí là cả 1 năm. Mức tiền phạt sẽ bị cộng dồn cho tất cả các lô hàng mà bên hãng tàu đã khai trễ hạn trong suốt thời gian đó. 

Ngoài ra, hải quan Mỹ sẽ cấm tàu cập bến, không cho phép dỡ container xuống cảng, và thậm chí tịch thu cả con tàu. Do đó, các hàng tãu cần thực hiện nghiêm việc khai báo AMS theo quy định.

Xem thêm: Phụ phí THC là gì? Hoạt động thu phí THC tại Việt Nam

5. Mức thu phí AMS là bao nhiêu?

Mức thu AMS thường là 30-40 USD/lô hàng (tức 30-40 USD/bill). AMS không thu theo số lượng và khối lượng của hàng, 1 hay 100 container có chung 1 bill of lading vẫn chỉ thu 30-40 USD.

Như vậy, khi xuất hàng sang Mỹ, doanh nghiệp cần xác định trước những chi phí như phí AMS để ciệc nắm bắt được đầy đủ các loại thuế và phụ phí trong xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn lường trước chi phí tổn thất.

Bên cạnh phí AMS, doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết các phụ phí khác khi xuất khẩu hàng hoá đi các quốc gia trên thế giới như:

+ Phí ACI dành cho các lô hàng được vận chuyển đi Canada. 

+ Phí ENS dành cho các lô hàng vận chuyển vào thị trường châu Âu EU.

+ Phí AFR áp dụng cho các lô hàng xuấ khẩu đi Nhật.

+ Phí ANB dáp dụng cho các cont hàng xuất khẩu đi các nước châu Á.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về phí AMS mà chúng tôi muốn gửi đến quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có như sử dụng các dịch vụ liên quan đến làm thủ tục hải quan hay có nhu cầu thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa vui lòng liên hệ trực tiếp đến Fago Logistics.

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/