Ăn bồ câu có tốt không

Trong ẩm thực cổ truyền phương Đông, việc phối hợp các loại thực phẩm với nhau có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những giúp cho mọi đồ ăn thức uống có thể phát huy tối đa hiệu quả bổ dưỡng mà còn tránh sinh ra độc tố.

Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108), chim bồ câu không nên ăn với thịt lợn bởi dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, gây chướng bụng, có hại cho sức khỏe.

Đồng thời, khi ăn thịt bồ câu bạn cần tránh kết hợp cùng với nấm đầu khỉ, cá diếc, tôm vì có thể gây phản ứng dị ứng, đầy hơi, chướng bụng hay nổi mề đay.

Ăn bồ câu có tốt không

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ăn quá nhiều chim bồ câu trong một thời điểm

Lương y Nguyễn Văn Phúc (Phòng khám đa khoa Thiên Nam) cho hay, thịt chim bồ câu rất tốt để bồi bổ sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con. Nguyên nhân bởi hàm lượng chất béo trong thịt chim bồ câu, đặc biệt là phần da rất cao vì vậy để tránh thừa chất bạn nên có chế độ ăn cân bằng cùng các thực phẩm bổ dưỡng khác.

Người thể trạng nóng, đang bị sốt, huyết áp cao... vẫn ăn nhiều chim bồ câu

Chim bồ câu giàu dinh dưỡng nên bị hiểu lầm rằng phù hợp với tất cả những ai có sức khỏe yếu. Thực tế, thịt chim bồ câu có chứa hàm lượng đạm rất cao, gây nóng trong nên không phải ai cũng ăn được. Nó thích hợp với những người có thể chất lạnh.

Còn người có thể trạng nóng trong, đang bị sốt, cao huyết áp... nếu ăn thịt chim bồ câu sẽ làm tăng sự khó chịu trong cơ thể, làm phản tác dụng của món ăn.

Đặc biệt, đối tượng có ham muốn tình dục mạnh mẽ không nên ăn nhiều các món chế biến từ thịt bồ câu, bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong món thịt này có thể sẽ làm ham muốn tình dục tăng cao hơn nữa, khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu.

Cho trẻ sơ sinh ăn thịt chim bồ câu

Thịt chim bồ câu được coi là "thượng phẩm" đối với dinh dưỡng trẻ nhỏ, giúp bé cao lớn, thông minh hơn. Tuy nhiên, loại thịt này dành cho bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi trở lên chứ không sử dụng cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, xương của chim bồ câu khá nhỏ có thể gây hóc xương cho trẻ, phụ huynh nên chú ý loại bỏ trong quá trình chế biến thịt cho bé.

Một số thực đơn và bài thuốc chữa bệnh từ thịt chim bồ câu

Bồ câu hầm kỷ tử hoàng tinh:

Bồ câu 1 con, kỷ tử 24g, hoàng tinh 30g. Bồ câu làm sạch, cho vào nồi cùng hoàng tinh, kỷ tử, thêm nước sạch và gia vị lượng thích hợp; đun nhỏ lửa hầm nhừ. Dùng cho người cao tuổi, cơ thể suy nhược.
Bồ câu hầm: Bồ câu 1 con. Làm sạch, thêm nước sạch và gia vị lượng thích hợp; hầm nhừ. Dùng cho người bệnh sốt rét lâu ngày.

Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc:

Bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làm sạch; tất cả cùng cho vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.

Bồ câu hầm qui bản, miết giáp, bá tử nhân, đại táo:

Bồ câu 1 con, miết giáp 15g, qui bản 15g, bá tử nhân 15g, đại táo 30g (khoảng 10 quả). Bồ câu làm sạch. Qui bản, miết giáp nướng và đập vụn. Nấu miếp giáp, quy bản, bá tử nhân lấy nước, bỏ bã. Dùng nước dược liệu nấu với chim câu, thêm đại táo và gia vị thích hợp. Đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho phụ nữ huyết hư âm hư, da xanh, thiếu máu, hay xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm, bế kinh, kinh khí ít.

Trứng bồ câu hầm đông trùng hạ thảo:

Trứng bồ câu 2 – 4 quả, trùng thảo 5g, long nhãn 30g, kỷ tử 20g, ngũ vị tử 10g. Trứng chim luộc qua, bóc bỏ vỏ, hầm cách thuỷ với các vị thuốc. Nếu không có trùng thảo thì hầm trứng bồ câu với 3 dược liệu trên cũng được. Chữa thận hư, khí hư, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, di tinh, mất ngủ.

Chữa đái tháo đường:

Chim câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 20g, mộc nhĩ trắng 15g. Chim câu làm sạch, chặt nhỏ; nấu với các dược liệu đến chín nhừ. Ăn cả nước lẫn cái, 1 lần trong ngày.

Chữa chứng ra mồ hôi trộm:

Bồ câu non 1 con, hoàng kỳ 20g, kỷ tử 25g. Bồ câu làm sạch, mổ moi bỏ nội tạng, rửa sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào trong bụng. Hấp cách thủy 1 giờ, ăn thịt chim và nước. Dùng 3 – 5 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.

Theo đông y, thịt bồ câu có tính bình, hơi ấm, tác dụng tăng cường khí huyết, bồi bổ ngũ tạng, kích thích tiêu hóa, loại trừ cam tích. Cụ thể giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu là gì và cách chế biến thịt chim bồ câu thế nào? Cùng đọc bài viết sau để giải đáp, bạn nhé.

Nghiên cứu cho thấy, thịt chim bồ câu chứa 22.14% protid, 1% lipid và các muối khoáng, đặc biệt thịt bồ câu có lượng protein cao, trong khi lượng mỡ và cholesterol thấp. Ngoài ra nó còn chứa vitamin A, B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu. Có thể nói rằng, giá trị dinh dưỡng trong thịt bồ câu cao hơn cả thịt bò và thịt gà.

Ăn bồ câu có tốt không
Giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu rất cao.

Tác dụng của thịt chim bồ câu

Bồi bổ cơ thể, tăng khả năng phục hồi chức năng và chữa lành vết thương

Thịt bồ câu nấu chín chứa nhiều collagen, rất tốt cho người có vết thương hở trên da hoặc người mới ốm dậy. Ngoài ra, các axit amin và khoáng chất trong thịt chim bồ câu có khả năng hỗ trợ cơ thể tổng hợp và xây dựng protein, tái tạo tế bào hồng cầu và năng lượng để cơ thể nhanh phục hồi các chức năng vật lý sau khi ốm.

Bổ não, tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy

Thịt bồ câu là nguồn cung cấp photspholipid. Chất này có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tế bào mô để làm chậm quá trình lão hóa ở hệ thần kinh. Do đó, các món ăn chế biến từ bồ câu không những giúp bồi dưỡng sức khỏe mà còn có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy cho người lao động trí óc và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.

Thịt bồ câu dưỡng nhan, tăng cường sinh lực

Bạn có thể không biết rằng, hàm lượng chondroitin trong thịt bồ câu sánh ngang với nhung hươu. Đông y cho rằng người thường xuyên ăn thịt bồ câu sẽ có thần sắc khỏe mạnh, da hồng hào, trẻ lâu và tràn đầy sinh lực.

Chế biến thịt chim bồ câu

Bồ câu nấu cháo đậu xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 con chim bồ câu non, 1/2 bát gạo tẻ và 1 nắm gạo nếp, 50gr đậu xanh, 100g hạt sen, 200g nấm rơm, hành lá, hành củ, tỏi, gừng. Các loại gia vị: mắm, muối, dầu ăn, hạt nêm, tiêu.

Cách nấu cháo thịt bồ câu với đậu xanh: Đầu tiên, rang gạo tẻ và gạo nếp cho vàng thơm. Tiếp theo cho nước, đậu xanh, gạo vừa rang và hạt sen vào hầm cho nhừ. Trong thời gian này, chuẩn bị thịt chim bồ câu đã được rửa sạch, lọc lấy phần thịt. Băm nhỏ thịt, ướp cùng với các loại gia vị mắm, tiêu, hạt nêm. Hành củ, tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Hành lá xắt nhỏ. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi. Nấm rơm bổ đôi hoặc ba tùy ý.

Tiếp theo, phi thơm hành, tỏi rồi bỏ thịt bồ câu đã băm nhỏ vào xào cho săn lại. Khi cháo đã nhừ nhuyễn, bạn hớt hết lớp bọt phía trên, cho hết phần thịt vừa xào vào rồi cho gừng và nấm vào nấu cho đến khi nấm chín rồi tắt bếp. Múc cháo ra tô, rưới hành lá lên trên rồi thưởng thức.

Ăn bồ câu có tốt không
Thịt chim bồ câu nấu cháo là món ăn được nhiều người ưa chuộng.

Bồ câu hầm thuốc Bắc

Nguyên liệu: 1 con chim bồ câu, gừng, nấm hương, hạt sen, ngải cứu, táo tàu, kỷ tử, ý dĩ và gia vị cần thiết.

Thực hiện theo các bước sau:

  • Sau khi làm sạch chim bồ câu, thui sơ qua để lớp da săn lại và xém vàng. Bước này sẽ giúp thịt chim bồ câu thơm ngon hơn sau khi hầm.
  • Gừng cạo vỏ, đập giập, cho vào nồi nước đun sôi rồi thả chim bồ câu vào cho sôi trở lại. Tiếp đó, bạn vớt bọt ra rồi vớt chim ra một cái đĩa, để riêng.
  • Nấm hương, hạt sen rửa sạch, ngâm nước ấm cho mềm.
  • Ngải cứu rửa sạch, để ráo rồi vò nhẹ lá. Sau đó, bạn nhét hết số ngải cứu này vào bụng con chim bồ câu.
  • Cho nấm hương, táo tàu, hạt sen, kỷ tử, ý dĩ vào một chiếc nồi có thể chứa đủ lượng chim bồ câu bạn muốn hầm. Thêm một lượng nước vừa đủ vào nồi rồi nêm gia vị vừa ăn. Sau đó, bạn đặt chim bồ câu vào nồi, đậy kín nắp và hầm trên ngọn lửa liu riu trong khoảng 30 phút là dùng được.

Một số lưu ý khi ăn thịt chim bồ câu

Mặc dù giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu rất cao nhưng không phải là thực phẩm phù hợp với một số đối tượng.

  • Người có nhu cầu tình dục cao không nên ăn các món chế biến từ thịt bồ câu. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào có thể sẽ làm ham muốn tình dục tăng cao hơn nữa.
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người ít tập thể dục, cũng không nên ăn các món chế biến từ thịt bồ câu quá thường xuyên. Hơn nữa, mỗi lần ăn cũng chỉ dùng một lượng vừa phải. Nguyên nhân là vì có một số chất dinh dưỡng trong thịt bồ câu có thể không phù hợp với thể trạng của thai nhi mà bạn không nhận ra. Chính vì điều này, lạm dụng các món ăn từ thịt chim bồ câu có thể gây hại cho thai nhi.
  • Không chỉ phụ nữ mang thai, những đối tượng khác cũng nên dùng các món ăn từ thịt bồ câu trong chừng mực, do giá trị dinh dưỡng quá cao.
  • Khi chế biến, bạn không nên kết hợp bồ câu với thịt lợn hoặc tôm. Sự kết hợp này có thể gây ra các phản ứng dị ứng hoặc đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng cho người ăn.

Ăn bồ câu có tốt không
Không nên nấu chung thịt chim bồ câu và tôm.

Thịt chim bồ câu tuy có lợi cho sức khỏe nhưng không vì thế mà chúng ta lạm dụng nó. Sử dụng đúng nhu cầu, đúng đối tượng với hàm lượng vừa đủ là cách để giữ gìn sức khỏe của mình và người thân.