Ăn chay có ăn thịt trâu được không

TPO - Thịt trâu giàu dinh dưỡng, nhưng nếu bạn đang mắc những bệnh dưới đây thì nên tránh xa để bảo vệ sức khỏe của mình. Đặc biệt, khi chế biến thịt trâu cũng nên tránh một số 'đại kỵ' để khỏi 'rước họa vào thân'.

Mặc dù thịt trâu giàu đạm và dinh dưỡng nhưng chỉ định cho riêng với một số bệnh nhân. Ngoài ra, các danh y cũng đúc kết, không nên ăn thịt trâu với củ kiệu, hẹ vì dễ phát sinh nhiệt bệnh, cũng không nên ăn với gừng vì làm hư răng. Dưới đây là một số người không nên ăn thịt trâu:

Bà bầu không nên ăn thịt trâu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt trâu thuộc nhóm thực phẩm bà bầu cần hạn chế ăn, thậm chí là không nên ăn (trong nhóm đó có thịt chó, ba ba). Bởi thịt trâu là thực phẩm có thể gây nên tình trạng đầy bụng, ợ nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe bà bầu.

Trong thịt trâu có chứa hàm lượng lớn chất đạm, nếu bà bầu ăn thịt trâu quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh gút. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bà bầu không nên ăn thịt trâu trong thời kỳ dưỡng thai.

Bệnh mỡ máu

Hai loại thịt này có chứa lượng chất đạm khá cao, không tốt cho sức khỏe của những người bị bệnh mỡ trong máu. Vì vậy, những người mắc bệnh mỡ máu nên chú ý khi lựa chọn và thưởng thức món ăn này.

Sỏi thận

Người bị sỏi thận ngoài hạn chế ăn thịt gia cầm, cá cũng cần hạn chế thịt trâu, bò. Bởi hai loại thịt này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi.

Người mắc bệnh u xơ cổ tử cung

Những người đang mắc bệnh u xơ cổ tử cung cũng không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt trâu, bò. Nguyên nhân là trong loại thực phẩm này có những kích thích tố như estrogen có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.

Người mắc bệnh cao huyết áp

Trong thành phần của thịt trâu, bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là người bị cao huyết áp. Những người bị bệnh này cũng nên chú ý bảo vệ sức khỏe của mình.

Người bị bệnh viêm khớp

Theo các chuyên gia cho biết những người bị viêm khớp tuyệt đối không ăn loại thực phẩm này bởi khi cơ thể tiêu hóa lượng thịt trâu, bò đã ăn sẽ sản xuất ra rất nhiều axit – và các axit cần khoáng chất canxi để trung hòa. Khi cơ thể của bạn không được bổ sung lượng canxi cần thiết, nó sẽ tự rút canxi từ hệ xương khiến cho bạn càng thêm loãng xương nhiều hơn.

Sai lầm khi chế biến thịt trâu

Không ăn kèm với củ kiệu, hẹ

Món thịt trâu khá nhiều sắt, nhưng bạn không nên kết hợp chúng với củ kiệu, hẹ. Tuy nhiên nên tránh ăn trâu với củ kiệu, hẹ trong cùng bữa vì sẽ khiến bạn đau bụng nếu dạ dày bạn không tốt.

Không ăn với gừng

Theo các chuyên gia Đông y đã đúc kết, không nên ăn thịt trâu với gừng vì làm hư răng lợi của bạn. Chính vì vậy, nếu dùng thịt trâu nấu chín xắt mỏng chấm với nước mắm gừng phải thêm giấm, lúc này sẽ ăn vào sẽ chữa tỳ hư thấp ủng, sưng thũng nặng nề hai chân vô cùng nguy hiểm.

Không bỏ thịt trâu gác bếp vào lò vi sóng để hâm nóng

Đây là sai lầm khiến bạn muốn quẳng ngay món này vào thùng rác.

Vì thịt trâu gác bếp vốn rất dai, lại được hong khô nên lại càng dai. Nếu cho lò vi sóng sẽ bị rút nước, thịt sẽ không thể xé nổi.

Giải pháp: Thấm nước vào miếng thịt, hấp cách thủy (là ngon nhất). Hoặc bỏ vào lò nướng khoảng 10p nhiệt độ 220 độ C

Cách chọn thịt trâu ngon:  Thịt trâu là loại nguyên liệu có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng. Để chế biến được món ăn từ thịt trâu ngon chúng ta cần phải chọn được thịt trâu ngon.

Thịt trâu ngon là thịt trâu có thớ thịt to,màu đỏ tía , mỡ trắng hơn mỡ bò. Thịt trâu ăn không ngon bằng thịt bò.

Cách phân biệt thịt trâu và thịt bò qua hình thức bên ngoài Về hình thức bên ngoài, nếu chúng ta để ý thì cũng hoàn toàn có thể phân biệt được hai loại thịt trâu và thịt bò, dựa vào màu sắc, thớ thịt, sợi cơ trên bề mặt thịt.

Về màu sắc: Thịt bò ngon có màu hồng hoặc đỏ và sáng hơn và có vẻ màu tươi hơn, trên cơ thịt bò có màng mỡ màu vàng đặc trưng. Còn thịt trâu có màu hồng đậm hơn, đỏ đậm, sẫm màu hơn, đường cơ trên miếng thịt trâu ít có mỡ hoặc có mỡ màu trắng. Kể cả sau khi chế biến, thịt bò thường có màu nâu nhạt còn thịt trâu sẽ đậm màu hơn rất nhiều.

Về thớ thịt: Cách nhận biết thịt trâu và thịt bò cũng trở nên đơn giản hơn đối với các chị em khi quan sát thớ thịt. Bạn hãy nhìn vào bề mặt cắt ngang của miếng thịt là có thể nhận ra sự khác biệt. Thịt trâu có thớ thịt rất to, thô còn thịt bò có thớ thịt nhỏ hơn và mịn màng hơn thịt trâu. Cắt ngang thớ thịt quan sát thấy sợi cơ của thịt trâu to hơn sợi cơ của thịt bò, độ mịn kém thịt bò. Chính những thớ thịt to và thô của thịt trâu khiến nó trở nên có vị dai và chắc hơn thịt bò rất nhiều.

Ăn chay có ăn thịt trâu được không
-Lâu nay, những người con Phật đều cho rằng không được ăn thịt chó, ếch, cá chép… và khuyến khích mọi người ăn chay. Đây là điều mà nhiều người vẫn chưa lý giải được mà chỉ biết đó là điều cấm không được ăn mà thôi? Vậy nguyên nhân là từ đâu?

Ăn chay có ăn thịt trâu được không
Phật giáo không hề có chuyện cấm ăn thịt những con chó, ếch hay cá chép mà được ăn những con vật khác (ảnh minh họa)

Nói về vấn đề tại sao trong dân gian lại cho rằng, người tu Phật không được ăn thịt chó, ếch, cá chép…, thầy Thích Minh Thiện (TP HCM) cho rằng: “Hiện nay, Phật giáo có tại Việt Nam đang có 3 hệ phái Nguyên Thủy, Đại Thừa và Khất sĩ.

Trong đó quý Sư tu theo Hệ phái Phật giáo Nguyên thủy, không có quan niệm về chay mặn, chỉ có quan niệm Tịnh nhục.

Do đó, chư Tăng và Phật tử tu tập theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy có thể ăn những thực phẩm thuộc về Tam Tịnh nhục (không thấy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết) - PV). Dù được ăn thịt nhưng không giết hại sinh vật và tu tập phát triển tâm Từ bi vẫn là những tiêu chí hàng đầu.

Riêng với các Chư Tăng Ni tu theo Phật giáo Đại thừa và Khất sĩ thì lại ăn chay không ăn các loại thịt, chỉ ăn ngũ cốc và rau quả. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ áp dụng cho Tăng sĩ. Còn đối với Phật tử tại gia, việc ăn trường chay được khích lệ còn hầu hết chỉ giới hạn trong những ngày trai mà thôi.

Chính vì thế Phật tử cần hiểu rõ là Phật giáo không hề có chuyện cấm ăn thịt con này mà được ăn con kia. Việc ăn chay của Phật giáo có nghĩa là không ăn tất cả các loại thịt, không giết các con vật đang sống để ăn...

Còn nếu nói Phật giáo cấm ăn thịt của các con chó, ếch, cá chép… là không đúng. Vì tất cả những con vật này đều là chúng sanh, mà đã có sự sống thì không thể dùng nếu ăn chay”.

Ngoài ra Phật giáo không như đạo Hồi hay Ấn Độ giáo chỉ cấm ăn thịt heo, thịt bò… vì đó là những con vật thiêng liêng. Vì thế không có chuyện Phật giáo có những điều luật kiêng cử không được ăn thịt chó, ếch, hay cá chép.

Ăn chay có ăn thịt trâu được không
Việc ăn chay của Phật giáo có nghĩa là không ăn tất cả các loại thịt, không giết các con vật đang sống để ăn...

Thêm một ví dụ nữa đó là vào dịp Noel, chúng ta thường nghe các gia đình có đạo hay làm thịt chó để ăn mừng nhưng ở phương Tây thì lại ăn thịt gà Tây… Qua đó cho thấy việc ăn hay không ăn thịt những con gì cũng có thể điều nàyxuất phát từ tín ngưỡng dân gian.

Vì thế nếu người đời thường hiện nay quan niệm không được ăn thịt chó, ếch, cá chép… có lẽ xuất phát từ dân gian. Có thể dân gian cho rằng chó là loài vật thân thiết, gắn bó, trung thành và có ích đối với đời sống con người nên thường được con người xem như bạn hữu, thậm chí như một thành viên trong gia đình.

Khi còn sống chó được con người đối xử nhân hậu, thường được vuốt ve, tâm sự và lúc chết được chôn cất chu đáo. Do đó, đánh đập hoặc giết hại chó là một hành vi bất nhẫn, ăn thịt chó lại càng bất nhẫn và táng tận lương tâm hơn.

Còn ếch khi chúng ta bắt chúng, lúc đó ta có thể thấy hai chân trước của ếch hay chắp lại như lúc chúng ta chắp tay chào nhau trong đạo Phật, vì thế nhiều người thấy vậy nên không muốn ăn.

Riêng về cá chép, dân gian Việt Nam có câu chuyện cá chép hóa rồng. Mà rồng là một linh vật thiêng liêng, cao lớn trong cách nghĩ của người dân. Chính vì thế mới có chuyện không được ăn.

Từ những điều này kết hợp với vấn đề ăn chay của Phật giáo mà dần dần hình thành và trở thành một tín ngưỡng dân gian về việc kiêng ăn thịt chó, ếch, cá chép… gắn với Phật giáo.

Hoài Lương (ghi lại)

[links()]