Ăn lươn nhiều có tốt không

Lươn là loại thực phẩm mà có lẽ hầu hết ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần sử dụng chúng nhưng không phải ai cũng biết được tác dụng thực sự của nó với sức khỏe là gì. Vậy để hiểu hơn về các công dụng của con lươn, ăn lươn có tốt không thì đừng bỏ qua đoạn viết sau nhé!

Thành phần dinh dưỡng của lươn

Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100 gam thịt lươn có chứa một số chất dinh dưỡng sau đây:

  • Chất đạm: 18.7g
  • Chất béo: 0.9g  
  • Photpho: 150 mg
  • Canxi: 39 mg
  • Sắt: 1.6 mg
  • Ngoài ra, còn có chứa các vitamin A, D các vitamin B1, B2, B6 và PP.

Nhìn chung, những tác dụng của lươn đối với sức khỏe là vô cùng quý giá. Nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng, lại là thực phẩm lành tính nên thịt lươn luôn được chọn lựa là thức ăn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ.

Ăn lươn nhiều có tốt không
Ăn lươn có tốt không

Ăn lươn có tốt không, công dụng thần kỳ như thế nào?

Thịt lươn: Ngon và bổ, thích hợp với thể trạng nhiệt, rất tốt cho trẻ em gầy yếu, xanh xao, phụ nữ sau khi đẻ hư nhược, khí huyết không điều hoà.

Ở đồng bằng Nam Bộ, lươn nấu với cá, rau rút và một số rau gia vị thành món lẩu canh chua, một món ăn- vị thuốc bổ dưỡng phổ biến có thêm tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương và mùi vị thơm ngon hấp dẫn phảng phất tựa nấm hương của rau rút.

Thịt lươn nấu với ngó sen, ăn chữa rong kinh, băng huyết; cuốn lá lốt nướng ăn chữa tê thấp; hầm với rau dừa nước lại là thuốc bổ máu; ninh nhừ với màng mề gà, ăn trị cam tích trẻ em.

Người Nhật Bản coi thịt lươn như một loại thực phẩm thông huyết mạch, lợi gân cốt, nên gọi là “sâm động vật”.

Ghi chú: Theo sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh, phàm con lươn nào bò ngóc đầu lên và có khoang trắng ở cổ thì không nên dùng.

Người bị bệnh sốt rét, vàng da, kiết lỵ, đầy bụng khó tiêu, không nên ăn lươn.

Một số bài thuốc có lươn có thể bạn đã biết?

Dùng ở Việt Nam

1. Chữa mồ hôi ra nhiều ở tay chân

  • Lươn (1 con) làm sạch, luộc qua, gỡ lấy thịt; ý dĩ nhân (20 g) để sống, phơi khô hoặc sao vàng, giã nhỏ thành bột; gạo nếp (30 g) vo kỹ, để ráo nước, giã thành bột.
  • Trộn chung 3 thứ, thêm ít muối, nấu với nước luộc lươn cho dừ nhuyễn thành cháo, ăn trong ngày. Dùng 5-7 ngày. (Nhân dân ở An Giang lại dùng thịt lươn vàng (50 g), nấu cháo với đọt khoai môn nước (20 g) ăn trong ngày).
Ăn lươn nhiều có tốt không
Ăn lươn có tốt không, có tác dụng chữa bệnh mồ hôi tay

2. Chữa bạch đới, khí hư

Lươn (1 con to) lấy phần giữa (khoảng 30 cm) đốt ra tro; hồ tiêu (15 hạt ) tán nhỏ, trộn với rượu, uống (Nam dược thần hiệu).

3. Chữa liệt mặt, méo mồm

Tiết lươn (1 phần), nhựa cây duối hoặc bột hạt thầu dầu tía (2 phần). Đánh cho nhuyễn, phết lên giấy, dán vào má (bị bên này thì dán bên kia và ngược lại).

4. Chữa chảy máu dạ dày

Tiết lươn (10 ml) trộn với bột than da trâu (10g) uống với nước mía làm một lần trong ngày. Ngày dùng 2 lần.

Dùng ở Trung Quốc

1. Chữa kiết lỵ

Đầu lươn rang khô, tán thành bột, trộn với ít đường đỏ, rồi hoà rượu uống.

2. Chữa viêm gan mạn tính

Lươn vàng (2-3 con) làm thịt, bỏ ruột; tầm gửi cây dâu (60 g); rễ lau (30 g); nước (vừa đủ). Tất cả đem nấu chín, ăn cả cái lẫn nước.

3. Chữa thần kinh, suy nhược

Thịt lươn (250 g) thái nhỏ, hấp cách thuỷ với hoài sơn, bách hợp (mỗi thứ 30 g) và nước (vừa đủ). Ăn trong ngày. Dùng nhiều ngày.

4. Chữa thiếu máu, gầy còm, mệt mỏi

Ăn lươn nhiều có tốt không
Ăn lươn có tốt không – Lươn có tác dụng chữa Chữa thiếu máu, gầy còm, mệt mỏi

Thịt lươn (15 g) thái nhỏ, nấu với nước gừng (10- 20 ml) và ít gạo thành cơm. Ăn trong ngày.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, TH Food Đệ Nhất Lươn BamBoo seẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khi ăn lươn, hiểu hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

TPO - Lươn là thực phẩm không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn chữa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên người ăn cần ghi nhớ những lưu ý này kẻo ngộ độc lúc nào không hay.

Lươn có giá trị dinh dưỡng cao

Lươn có thành phần dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt lươn có chứa 12,7g chất đạm và 25,6g chất béo. Trong đó, cholesterol là 0,05g và năng lượng chiếm 285 calo. Ngoài ra, thịt lươn còn có các vitamin như: vitamin A, vitamin B1, niacin, riboflavin, biotin, vitamin B6, và các loại khoáng chất như: sắt, natri, kali, calci, magie, photpho.

Ở Việt Nam, lươn được ví như một loại “đặc sản”, có thể dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn thơm ngon. Theo đông y, thịt lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, trừ phong thấp, chữa suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp… nếu ăn đúng cách.

Ăn lươn nhiều có tốt không

Tuy nhiên, cũng như các thực phẩm khác, nếu không biết cách khi ăn lươn, bạn có thể sẽ bị nhiễm bệnh. Do đó, nên để ý một vài lưu ý sau khi chế biến cũng như khi ăn chúng.

Người bệnh gút không nên ăn lươn

Bệnh gút là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng nặng.

Người đang dùng hà thủ ô đỏ không nên ăn lươn

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh gút là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến việc tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao.

Chế biến cẩn thận kẻo nhiễm ký sinh trùng

Lươn sống trong môi trường sình lầy, hay chui rúc dưới ao bùn, nước đục… Chưa kể lươn còn có thói ăn tạp nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt của lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng. Ngoài ra, trong thịt lươn còn có một loại ấu trùng ký sinh rất dai và chịu được nhiệt độ cao, vì vậy nếu công đoạn làm sạch và chế biến lươn không đảm bảo rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, thậm chí tạo điều kiện cho ký sinh trùng làm tổ trong cơ thể chúng ta.

Để diệt bỏ hết những ký sinh trùng này, vị lương y cho rằng chúng ta nên vệ sinh cẩn thận, chế biến bằng cách ninh nhừ, hấp thủy, không nên ăn lươn khi chưa chín kỹ.

Không ăn lươn chết hoặc ươn

Nhiều người cứ nghĩ, lươn chết hoặc đã ươn chỉ kém tươi ngon một chút so với lươn còn sống. Nhưng bạn không nên tiếc rẻ để ăn những con lươn đã chết hoặc ươn dù cho trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể.

Nguyên nhân vì trong khi lươn chết, hợp chất này có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.

Sau khi ăn lươn cần tránh thực phẩm tính hàn

Vị chuyên gia khuyến cáo mọi người cần tránh ăn thực phẩm tính hàn như tôm, cua biển, dưa hấu, chuối tiêu… ngay sau khi ăn lươn, chạch vì lươn tính cam ôn, ăn liền nhau có thể gây khó chịu, thậm chí ngộ độc.

Ăn lươn nhiều có tốt không

Cách chọn lươn tươi ngon

Bạn hãy ưu tiên chọn những con lươn có độ lớn vừa phải và có hai phần màu rõ rệt, phần bụng màu vàng và phần lưng màu đen. Vì hầu như chúng đều được bắt lên từ kênh rạch, ao hồ nên thịt của chúng sẽ thơm và săn chắc hơn.

Trái lại, với những con quá nhỏ thì bạn sẽ ăn không ngon, hoặc những con quá lớn (có phần bụng màu đen) thì đa phần thuộc loại lươn nuôi, nên thịt của chúng dễ bị nhão và không thơm.

Ăn lươn nhiều có tốt không

Những cách làm sạch nhớt lươn

Cách 1: Bóp lươn với muối

Bạn có thể dùng túi nilong rồi cho lươn và muối hạt (có thể thay thế bằng muối ăn hằng ngày) vào rồi lắc mạnh, chà muối lên mình lươn khoảng 2 phút. Nếu không ngại tiếp xúc với nhớt, bạn có thể dùng tay và chà muối trực tiếp lên thân lươn với thời gian tương tự.

Sau đó, rửa lươn bằng nước cốt chanh, rồi lại rửa sạch với nước thường. Cuối cùng, dùng khăn sạch thấm khô lươn.

Cách 2: Tuốt lươn với nước cốt chanh hoặc nước vo gạo

Vắt nước cốt chanh, hoặc để lại nước sau khi vo gạo, bạn dùng 1 trong 2 loại nước đó dùng để tuốt lươn. Khi cảm nhận được độ nhớt của lươn giảm đi, bạn mới tiến hành mổ bụng, bỏ hết nội tạng và rửa lại sạch với nước muối.

Lưu ý: Không nên dùng giấm để loại bỏ nhớt của lươn, vì giấm sẽ làm cho lươn bị mất đi mùi vị đặc trưng. Bạn có thể dùng nồi có nắp, cho nước ấm và lươn vào khoảng 10 phút, lươn giãy dụa một hồi có thể sẽ giảm bớt độ nhớt.

Cách 3: Chà lươn với tro bếp

Bạn có thể dùng tro bếp chà xát lên thân lươn, rồi sau đó vuốt sạch nhớt vài lần cùng với tro. Cuối cùng rửa lại với nước sạch.

Cách 4: Cho lươn vào ngăn đá tủ lạnh

Bạn để lươn vào một túi sạch, rồi cho vào ngăn đá của tủ lạnh khoảng 2 tiếng. Sau khi lấy ra, ngâm chúng vào nước rồi dùng giẻ lưới vuốt nhẹ trên thân lươn vài lần để loại bỏ độ nhớt.

Ăn lươn có tác hại gì?

Cũng cần lưu ý, vì thịt lươn có nhiều chất đạm, đặc biệt axit amin histidine- là một axit amin “tối cần thiết” cho trẻ em; bình thường histidine rất tốt cho cơ thể, nhưng khi con lươn chết, axit amin này biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người.

Ăn cháo lươn có tác dụng gì?

Trong Đông y thịt lươn có tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Chức năng của thịt lươn đối với cơ thể giúp bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt. Sử dụng thịt lươn cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tý, hậu sản băng huyết, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, hay suy nhược cơ thể.

Những ai không được ăn cháo lươn?

Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao. Lươn sống trong môi trường sình lầy, hay chui rúc dưới ao bùn, nước đục… Chưa kể lươn còn có thói ăn tạp nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt của lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng.

Ăn xương lươn có tác dụng gì?

Xương lươn (Thiên ngư cốt): Xương lương đốt cháy thành than, hòa dầu bôi nhọt ác tính, dùng trị phong nhiệt ung độc. Dân gian còn dùng xương lươn rang với cát, tán nhỏ, hòa với nước lọc uống trị được bệnh đau lưng.