Ăn trộm hàng bị xử phạt như thế nào

Ăn cắp vặt là một trong những hành vi trái pháp luật xảy ra thường xuyên và phổ biến. Trong đó, tùy từng trường hợp, người ăn cắp vặt có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ăn cắp vặt bị phạt hành chính đến 2 triệu đồng

Ăn cắp vặt là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác với giá trị nhỏ bằng việc lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.

Nói đến ăn cắp vặt tức là nói đến hành vi trộm cắp tài sản với giá trị nhỏ nhặt, không đáng kể. Mặc dù giá trị tài sản không lớn nhưng đây cũng là một trong những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác.

Vì vậy, nếu ăn cắp vặt lần đầu thì người vi phạm sẽ không bị truy cứu trách trách nhiệm hình sự mà chỉ bị phạt hành chính từ 01 - 02 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi trộm cắp tài sản.

Trường hợp bị phạt hành chính, người vi phạm có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tài sản đã ăn cắp được.

Nếu người nước ngoài vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi Việt Nam.

an cap vat bi phat the nao

Ăn cắp vặt bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Ăn cắp vặt nhiều lần có thể đi tù

Ăn cắp vặt tuy thiệt hại gây ra không lớn, không có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, người thực hiện vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Theo quy định trên, việc ăn cắp vặt tài sản với giá trị dưới 02 triệu đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản với mức phạt lên đến 03 năm tù nếu đã từng vi phạm hành chính hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, xã hội,…

Ngoài ra, Tội trộm cắp tài sản còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác là:

- Phạt tù từ 02 - 07 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp sau: Phạm tội có tổ chức; ​Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm...

- Phạt tù từ 07 - 15 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Phạt tù từ 12 - 20 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Lưu ý: Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, mọi hình phạt đối với Tội trộm cắp tài sản đều có thể áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, chỉ phải chịu hình phạt tù đối với tội trộm cắp tài sản trên 200 triệu; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh hoặc lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để trộm cắp tài sản (căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự).

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Ăn cắp vặt bị phạt thế nào?. Nếu có thắc mắc liên quan, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Quy định về miễn trách nhiệm hình sự mới nhất.

Trộm cắp tài sản là gì? Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản? Mức phạt ăn cắp vặt?

Hiện nay, trộm cắp tài sản là hành vi thường xuyên xảy ra trong đời sống hàng ngày. Đây là hành vi vừa vi phạm đạo đức lại vừa vi phạm pháp luật cần loại bỏ và xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật. Hành vi trộm cắp xảy ra rất nhiều với nhiều hình thức, thủ đoạn trộm cắp nhiều loại tài sản có giá trị khác nhau. Hiện nay, pháp luật quy định cụ thể về hình thức xử lý đối với hành vi này.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Luật sư tư vấn luật hình sự qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Trộm cắp tài sản là gì?
  • 2 2. Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản: 
    • 2.1 2.1. Dấu hiệu pháp lý: 
    • 2.2 2.2. Trộm bao nhiêu tiền bị truy tố hình sự?
  • 3 3. Mức phạt ăn cắp vặt?

1. Trộm cắp tài sản là gì?

Trộm cắp tài sản là một hành vi nguy hiểm với xã hội. Chính vì vậy, pháp luật hiện nay đã đưa ra những chế tài đủ mạnh, đủ răn đe để xử lý những hành vi này. Trộm cắp tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu. Tội xâm phạm sở hữu là những hành vi có lỗi, xâm hại đến quan hệ sở hữu và chính sự xâm hại này đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm đến xã hội của hành vi. Đối tượng tác động của tội phạm có hành vi xâm phạm quyền sở hữu đó chính là tài sản (bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản). Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không phải là đối tượng của hành vi xâm phạm quyền sở hữu, cụ thể:

– Một số vật do tính chất và công dụng đặc biệt không được coi là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu mà là đối tượng tác động của các hành vi phạm tội khác, ví dụ như công trình, phương tiện giao thông vận tải, tài nguyên rừng,…

– Vật khi không còn là tài sản vì đã bị chủ tài sản huỷ bỏ cũng sẽ không còn là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu, ví dụ như gia súc đã bị chôn do mắc bệnh,…

– Quyền về tài sản nói chung không thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Nhưng những giấy tờ có thể hiện quyền về tài sản như hoá đơn có thể là đối tượng tác động của nhóm tội này trong những trường hợp giấy tờ này cho phép ai cũng có thể sử dụng được.

Xem thêm: Tội ăn trộm tài sản người khác bị xử phạt như thế nào? Tội trộm cắp tài sản bị đi tù bao nhiêu năm?

Trộm cắp tài sản chính là những hành vi, cử chỉ lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác mà tài sản đó đang có người quản lý. Chính vì thế hành vi trộm cắp tài sản chính là tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là những tội xâm phạm sở hữu bằng việc chiếm đoạt và do vậy nên trong cấu thành tội phạm của những tội này có dấu hiệu chiếm đoạt.

Chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình. Về mặt khách quan, hành vi chiếm đoạt là hành vi làm cho chủ tài sản mất hẳn khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình và tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Như vậy, chiếm đoạt tài sản về mặt thực tế là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất tài sản vừa tạo cho người chiếm đoạt có tài sản đó. Còn đối với tài sản bị chiếm đoạt thì phải còn nằm trong sự chiếm hữu, sự quản lý của chủ tài sản. Tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu, sự quản lý của chủ tài sản thì không còn là đối tượng của hành vi chiếm đoạt. Chủ tài sản ở đây được hiểu là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản.

Xét về mặt chủ quan, lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang có người sở hữu, quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình. Những trường hợp lầm tưởng là tài sản của mình hoặc là là tài không có người chiếm hữu, quản lý đều không phải là trường hợp có hành vi chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt được coi là đã hoàn thành khi người phạm tội đã làm chủ được tài sản chiếm đoạt.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản: 

2.1. Dấu hiệu pháp lý: 

Căn cứ điều 173 Bộ Luật hình sự 2015 quy định thì để cấu thành nên tội trộm cắp tài sản thì hành vi trộm cắp phải thoả mãn một trong các dấu hiệu sau:

– Tài sản trộm cắp trị giá từ 02 triệu đồng trở lên;

– Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;

– Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc về tội tại điều 290 và chưa được xoá án tích;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Xem thêm: Thủ tục trình báo, tố cáo ra cơ quan công an khi bị mất tài sản

– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

– Tài sản là di vật, cổ vật: di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học; cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên.

Do tội trộm cắp tài sản cũng thuộc tội xâm phạm sở hữu nên dấu hiệu hành vi phạm tội của tội trộm cắp tài sản cũng phải có dấu hiệu của tội xâm phạm sở hữu đó là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt tài sản. Cùng với dấu hiệu này thì tội trộm cắp tài sản cũng sẽ phải có hai dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm đoạt và tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt đó là dấu hiệu lén lút và tài sản đang có người quản lý. Hai dấu hiệu này cũng chính là hai dấu hiệu để phân biệt với hành vi chiếm đoạt của những tội khác.

Lén lút là dấu hiệu chỉ đặc điểm khách quan của hành vi chiếm đoạt tài sản vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi đó. Hành vi chiếm đoạt tài sản được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra.

Tài sản là đối tượng của tội trộm cắp là tài sản đang có người quản lý. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản ở tội trộm cắp tài sản phải là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý .

Để đánh giá người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa, đã làm chủ được tài sản hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt. Có một số trường hợp cụ thể như sau:

– Nếu vật chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi đã chiếm đoạt được khi người phạm tội khi người phạm tội đã giấu được tài sản trong người.

– Nếu vật chiếm đoạt không thuộc loại nói trên thì coi chiếm đoạt được khi đã mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản.

Xem thêm: Xử lý hành vi trộm cắp tài sản của công ty? Có bị sa thải không?

– Nếu vật chiếm đoạt là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực bảo quản riêng thì coi là đã chiếm đoạt được khi đã dịch chuyển tài sản khỏi vị trí ban đầu.

2.2. Trộm bao nhiêu tiền bị truy tố hình sự?

Với phân tích về dấu hiệu pháp lý về tội trộm cắp tài sản ở trên thì những đối tượng nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên thì sẽ bị truy tố hình sự.

Tuy nhiên đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp có bị truy tố trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản hay không sẽ còn phải đối chiếu tới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chứ không phải bất cứ đối tượng nào trộm cắp 02 triệu đồng trở lên thì sẽ phải truy tố với tội danh này.

Tại điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì:

– Người dưới 14 tuổi sẽ không bị truy tố hình sự với bất kỳ tội danh nào kể cả tội trộm cắp tài sản.

– Người nào từ đủ 16 tuổi trở lên thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm trong đó có tội trộm cắp tài sản

– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hình phạt tù đối với tội trộm cắp tài sản khi hành vi đó cấu thành nên tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, cụ thể:

+ Đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ 200 triệu đồng trở lên

Xem thêm: Tội trộm cắp tài sản theo quy định Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015

+ Đối tượng lợi dụng thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ăn cắp vặt có thể được hiểu là đối tượng ăn cắp sẽ dùng những hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác đang quản lý, chiếm hữu và tài sản này có giá trị nhỏ, không đáng kể về giá trị (chưa tới 02 triệu đồng) bằng việc lợi dụng những sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng những thời điểm mà người quản lý tài sản không biết. Mặc dù giá trị đối với đối tượng bị trộm cắp không đáng kể nhưng đây cũng là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với người lần đầu tiên có hành vi này.

Tại khoản 1 điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội có nêu rõ người nào trộm cắp tài sản của tổ chức, cá nhân khác sẽ bị phạt tiền từ 02 triệu đến 03 triệu, ngoài ra đối với hành vi này còn có hình thức xử phạt bổ sung đó chính là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Đối với hành vi này được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP chỉ bị phạt tiền từ 01 triệu đến 02 triệu. Như vậy, tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP đã tăng mức phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản nhưng tăng không đáng kể.

Tuy nhiên, nếu một người thực hiện hành vi ăn cắp vặt với giá trị tài sản dưới 02 triệu đồng cũng có thể sẽ bị truy tố hình sự về tội trộm cắp tài sản với mức phạt cao nhất là 03 năm tù giam trong trường hợp đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn vi phạm hoặc đã từng bị kết án về các tội chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xoá án tích; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội; tài sản bị trộm cắp là phương tiện kiếm sống chính của người quản lý tài sản; tài sản bị trộm cắp là các di vật, cổ vật.