Bà bầu đắng miệng thường xuyên vì sao

Cơ thể phụ nữ khi mang thai thường có nhiều thay đổi, tăng tiết nước bọt không phải là hiện tượng hiếm, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Mặc dù biểu hiện này vô hại nhưng nó gây ra nhiều khó chịu, phiền toái cho mẹ bầu. Vậy làm thế nào nếu bị tăng tiết nước bọt khi mang thai?

Tăng tiết nước bọt khi mang thai là hiện tượng khá nhiều mẹ bầu gặp phải. Nó là một trong những thay đổi ở cơ thể cũng giống như biểu hiện xì hơi hay són tiểu khi cười.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mỗi ngày cơ thể người có thể tiết ra trung bình khoảng 2 lít nước bọt. Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nước bọt có thể tiết ra nhiều hơn bình thường ở những tháng đầu thai kỳ, kèm theo các triệu chứng khác như có đờm, buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu...

Tuy nhiên, tăng tiết nước bọt khi mang thai không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và không gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi, chính vì thế mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm nếu bị mắc phải hiện tượng tăng tiết nước bọt khi mang thai.

Bà bầu đắng miệng thường xuyên vì sao

Hiện tượng tăng tiết nước bọt khi mang thai hoàn toàn vô hại

Ngoài việc gây ra những khó chịu, phiền toái thì hiện tượng tăng tiết nước bọt khi mang thai hoàn toàn vô hại. Đặc biệt, với một số trường hợp, tăng tiết nước bọt còn mang lại một số lợi ích như:

  • Giúp bôi trơn trong khoang miệng và mọi hoạt động ăn uống, nhai nuốt trở nên dễ dàng hơn.
  • Tăng tiết nước bọt khi mang thai sẽ giúp cho thai phụ cân bằng được nồng độ acid trong dạ dày.
  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa và phân hủy thức ăn nhờ một số enzyme được tiết ra từ nước bọt.
  • Giúp tăng khả năng kháng khuẩn trong khoang miệng và hạn chế mắc một số bệnh răng miệng trong thời gian mang thai cho thai phụ.

Hiện tượng tăng tiết nước bọt khi mang thai có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, cụ thể:

  • Do cơ thể có sự thay đổi hormone khi mang thai.
  • Do tình trạng ốm nghén, nôn mửa trong suốt thai kỳ.
  • Thai phụ mắc chứng ợ nóng khi mang thai.
  • Thói quen hút thuốc lá khi mang thai.
  • Thai phụ bị một số bệnh nhiễm trùng về răng miệng.
  • Thai phụ tiếp xúc với môi trường thủy ngân hoặc chất hóa học độc hại trong thuốc trừ sâu.

Nếu gặp phải hiện tượng tăng tiết nước bọt khi mang thai thì thai phụ không nên quá lo lắng, trong trường hợp tình trạng này kéo dài và gây ra nhiều khó chịu, gây áp lực tâm lý thì nên thông báo với bác sĩ để có cách giảm tiết nước bọt.

Ngoài ra, thai phụ cũng có thể áp dụng một số biện pháp giúp kiểm soát tình trạng tăng tiết nước bọt khi mang thai sau đây:

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá khi mang thai nếu như thai phụ có thói quen này. Hút thuốc không chỉ làm tăng tiết nước bọt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
  • Kiểm tra tình trạng răng miệng và đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh, không có vấn đề.

Bà bầu đắng miệng thường xuyên vì sao

Bà bầu nên kiểm tra tình trạng răng miệng và đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh, không có vấn đề

  • Nếu nước bọt tiết ra nhiều thì thai phụ có thể ngậm kẹo bạc hà để dễ dàng nuốt nước bọt khi tiết ra hơn.
  • Không sử dụng thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và tinh bột, chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Hãy uống nhiều nước hoặc cũng có thể ngậm một lát chanh hay gừng để ngăn ngừa tình trạng tăng tiết nước bọt khi mang thai.

Tóm lại, tăng tiết nước bọt khi mang thai không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nếu tình trạng tăng tiết nước bọt làm mẹ bầu khó chịu thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để tìm cách giảm tiết nước bọt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Buồn nôn, đắng miệng, nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai hay không là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, bởi đây là triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là các triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.

Buồn nôn, nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Thực tế, nhạt mồm nhạt miệng buồn nôn khi mang thai là dấu hiệu gặp ở hầu hết thai phụ khi chớm bầu. Các triệu chứng này là tình trạng ốm nghén, chủ yếu xảy ra vào buổi sáng hoặc bất kỳ lúc nào trong ngày hoặc ban đêm.

Về triệu chứng buồn nôn: Thai phụ có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn ói. Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu mang thai thường là do các yếu tố chuyển hóa, nội tiết, tiêu hóa, tâm lý,... Đối với hầu hết phụ nữ bị ốm nghén, các triệu chứng buồn nôn thường bắt đầu khoảng 1 tháng sau kỳ kinh nguyệt gần nhất. Tuy nhiên, một số chị em ốm nghén sớm hơn hoặc không bị ốm nghén. Nếu luôn cảm thấy buồn nôn và không thể kìm lại, có thể chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị.

Về triệu chứng nhạt miệng chán ăn khi mang thai: Trong thời kỳ đầu khi mang thai, các giác quan trở nên nhạy cảm hơn và phụ nữ thường bị thay đổi khẩu vị. Một số loại thực phẩm hoặc đồ uống mà trước đây bạn thích có thể khiến bạn khó chịu, chán ăn. Các biểu hiện thường là: Nhạt miệng khi mang bầu, đắng miệng, cảm giác như có kim loại trong miệng; thèm ăn những món mới không phải món bạn thích trước đây; mất hứng thú với một số thực phẩm hoặc đồ uống trước đây bạn thích; khứu giác nhạy cảm với một số mùi nhất định,...

Xem ngay: 11 dấu hiệu mang thai sớm nhất của thai kỳ

Ngoài nhạt miệng buồn nôn, còn có một số dấu hiệu khác cho thấy chị em đã mang thai. Đó là:

  • Mất kinh nguyệt: Đây là biểu hiện có thai đầu tiên. Nếu mất kinh nguyệt khoảng 1 tuần trở lên, có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện gây lầm lẫn nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, đang lo lắng, căng thẳng hoặc dùng thuốc,... gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;
  • Mệt mỏi: Đây là biểu hiện có thai khá phổ biến. Chị em thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi mang thai, đặc biệt trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Trong thời kỳ đầu mang thai, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng vọt có thể khiến bạn buồn ngủ. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng khiến bạn mệt mỏi, nhạt miệng buồn nôn và dễ xúc động hơn;
  • Đau ngực: Khi mới mang thai, ngực của chị em có thể trở nên lớn hơn, có cảm giác căng tức giống như khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Chị em cũng có thể cảm thấy đau râm ran ở ngực, các tĩnh mạch nổi rõ hơn, núm vú trở nên tối màu hơn, có hiện tượng rò rỉ sữa. Đây là biểu hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Cảm giác khó chịu này sẽ giảm sau vài tuần khi cơ thể thích ứng với sự thay đổi nội tiết tố;
  • Đi tiểu thường xuyên: Khi có thai, chị em có thể cảm thấy thường xuyên mắc tiểu hơn so với bình thường, kể cả vào ban đêm. Điều này là do lượng máu trong cơ thể tăng lên trong thai kỳ khiến thận lọc, thải nước tiểu nhiều hơn;
  • Táo bón: Sự thay đổi nội tiết tố khi bạn mang thai khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, có thể gây táo bón;
  • Triệu chứng khác: Tăng tiết dịch âm đạo, trướng bụng, đầy hơi,...

Như vậy, đắng miệng, nhạt miệng buồn nôn là một trong những dấu hiệu mang thai. Việc nhận biết và xác định có thai càng sớm càng tốt để các thai phụ được chăm sóc trước sinh một cách tốt nhất.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: