Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung

Bài cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền trung tiến hành như thế nào? Với một đất nước đa dạng bản sắc văn hóa như Việt Nam, mỗi vùng miền đều có những phong tục tập quán riêng. Điều này thể hiện rõ ở các nghi thức cúng lễ. Vậy ở miền trung, cách cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé sẽ được thực hiện ra sao? Tìm hiểu qua những thông tin sau đây để giải đáp được thắc mắc của bạn nhé.

Uống nước nhớ nguồn là truyền thống vô cùng tốt đẹp của người Việt ta. Ngày cúng đầy tháng hay cúng thôi nôi đều là nghi thức cúng bái quan trọng được các gia đình có con nhỏ thực hiện. Không chỉ riêng ở miền trung mà kể cả miền bắc hay miền nam vẫn tồn tại. Từ trước đến nay những ngày cúng lễ này được xem như một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của dân tộc ta.

Ngày cúng đầy tháng và thôi nôi thực sự vô cùng ý nghĩa:

  • Theo như quan niệm của ông bà ta, mỗi đứa trẻ có thể bình an sinh ra đời là nhờ “mẹ sanh, mẹ độ”. Chính sự che chở, bảo vệ của các bà mụ và Đức ông đã giúp bé chào đời thành công và lớn lên khỏe mạnh.
  • Thực hiện nghi lễ này chính là cách để cha mẹ tạ ơn các vị thần cùng gia tiên nội ngoại, thiên địa đã phù hộ bản mệnh cháu bé.
  • Không chỉ vậy, thông qua nghi lễ còn có thể thành cầu mong chư vị phù hộ chở che cho trẻ trong giai đoạn đầu đời. Hy vọng có thể giúp bé vượt qua mọi khó khăn một cách thuận lợi mà phát triển tốt nhất ở giai đoạn tiếp theo.
  • Ngoài ra, ngày cúng đầy tháng thôi nôi còn để khẳng định sự tồn tại của bé trong gia phả dòng họ. Là ngày để mọi người có thể cùng chia sẻ niềm vui với nhau.
Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung
Bài cúng thôi nôi bé trai bé gái ở miền trung

Bài cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền trung chi tiết

Về vấn khấn, hầu như mọi vùng miền đều gần giống như nhau. Thông thường một bài cúng sẽ rất dài nên khó mà chúng ta có thể học thuộc trong một khoảng thời gian ngắn. Một trong những mẹo nhỏ chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn chính là nên in bài mẫu dưới đây ra giấy để tiến hành nghi lễ một cách thuận lợi nhất.

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Chúng con kính lạy Đệ nhất đại tiên chúa cùng chư vị tiên nương

Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương, các vị Đức ông cùng gia tiên hai họ nội ngoại.

Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch. Vợ chồng chúng con gồm có … sinh được con (trai, gái) đặt tên là … Chúng con hiện ngụ tại …

Nay chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật cúng đầy tháng cho cháu dâng bày lên trước án. Trước chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con tâu trình:

Nhờ ơn chư vị thần linh cùng gia tiên. Để chúng con sinh cháu (trai, gái) tên … sinh ngày … được mẹ tròn con vuông.

Chúng con thành tâm cúi xin chư vị giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Xin các vị phù hộ độ trì, vuốt ve che chở. Phù hộ cho cháu được tươi đẹp, thông minh, được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được an khang, không nghĩ lo, gặp dữ hóa lành.

Xin thành tâm cúi lễ, xin được chư vị chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”

Trước khi thực hiện bạn nên đọc đi đọc lại nhiều lần để có thể nắm được hết các ý chính của bài văn khẩn. Như vậy khi tiến hành thực hiện nghi lễ sẽ không còn cảm thấy bỡ ngỡ. Hiệu quả khấn vái đạt được cũng sẽ cao hơn.

Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung
Bài cúng thôi nôi cho bé gái ở miền trung

Những lưu ý khi cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai theo phong tục miền Trung

Sự chỉnh chu trong lễ cúng đầy tháng cũng như thôi nôi là điều tất cả mọi người đều hướng đến. Vậy bạn đã biết đâu là những vấn đề chúng ta cần chuẩn bị để nghi lễ được tiến hành một cách thuận lợi nhất hay chưa? Ngoài việc xác định bài cúng thôi nôi bé trai miền trung và bài cúng thôi nôi cho bé gái ở miền trung như thế nào bạn còn nên chú ý đến thông tin sau:

  • Thứ nhất, nên bày mâm cúng bà Mụ ở bàn lớn và đồ cúng các Đức ông sẽ đặt ở bàn nhỏ.
  • Thứ hai, cần phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 bàn cúng không quá xa.
  • Thứ ba, khi sắp xếp lễ vật trên bàn cần chú ý tuân thủ quy tắc đặt “Đông bình Tây quả”.
  • Thứ tư, đảm bảo chọn vị trí đặt các lễ cúng sao cho gọn gàng, đẹp mắt.
  • Tiếp đến, sau khi bày mâm xong sẽ tiến hành nghi thức chính. Đúng giờ đã chọn cha mẹ sẽ bắt đầu thắp nhang đèn xin phép cúng và khấn thành tâm.
  • Sau khi khấn xong sẽ cắm nhang và chờ đến khi nhang gần cháy hết để làm nghi lễ khai hoa bắt miếng hoặc xin keo chọn tên cho con.
  • Cuối cùng, khi nhang đã cháy hết hãy bắt đầu đốt giấy tiền vàng mã và rải muối gạo xung quanh sân nhà.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn nắm được bài cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền trung chính xác nhất. Bắt đầu tiến hành chuẩn bị mọi thứ ngay từ bây giờ để ngày vui được diễn ra một cách trọn vẹn nhất nhé. Trên đây chính là tất tần tật những thông tin về lễ cúng đầy tháng và thôi nôi theo phong tục miền trung hữu ích nhất dành cho bạn đấy.

Lễ cúng đầy tháng miền Trung là nghi lễ quan trọng với mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở khu vực miền Trung. Đây là nghi lễ đầu đời với các bé và được cha mẹ tổ chức để cảm tạ Đức Ông và 12 Bà Mụ vì đã giúp mẹ và bé được sinh ra đầy đặn khỏe mạnh trong 1 tháng vừa qua. Có rất nhiều thắc mắc về lễ cúng đầy tháng miền Trung cho bé sẽ được Daythangthoinoi giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Vì sao có lễ cúng đầy tháng miền Trung?

Lễ cúng đầy tháng được gia đình tổ chức cho bé trai và bé gái nhằm cảm tạ các vị thần linh đã phù hộ và giúp đỡ mẹ con được an toàn và phát triển khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai đến khi bé trong 1 tháng tuổi, các vị thần linh đó không ai khác ngoài Bà chúa đầu thai, 12 Bà Mụ và Đức ông. Đây cũng chính là lúc thích hợp để giới thiệu bé với họ hàng, bạn bè để bé nhận được sự chúc phúc và yêu thương của tất cả mọi người.

Cách tính ngày, giờ cúng đầy tháng cho bé

Theo quan niệm dân gian thì các lễ cúng quan trọng của người Việt đều dựa vào lịch Âm để thực hiện bởi nền văn mình lúa nước đã có từ hàng ngàn năm nay. Nếu gia đình sinh ra bé gái thì sẽ lùi ngày làm lễ đầy tháng đi 2 ngày, còn nếu là bé trai thì sẽ lùi ngày làm đầy tháng đi 1 ngày, người xưa đã có câu nói “gái lùi hai, trai lùi 1” để nói về cách tính ngày đầy tháng này đấy.

Ví dụ: Bé gái sinh ngày 22/2 Âm lịch thì lễ đầy tháng cho bé được tổ chức vào ngày 20/3 Âm lịch. nếu bé rai sinh vào ngày 22/2 Âm lịch thì lễ đầy tháng được tổ chức vào ngày 21/3 Âm lịch.

Giờ cúng đầy tháng cho bé gái, trai được chọn vào buổi sáng sớm tuy nhiên nếu gia đình bận rộn thì có thể tổ chức vào chiều tối để được đông đủ thành viên có mặt trong ngày lễ quan trọng này của bé.

>>> Có thể bạn muốn biết:

Hướng dẫn lễ cúng đầy tháng bé trai, bé gái miền Nam

Đầy tháng cho bé cúng xôi chè gì

Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung
Mâm cúng đầy tháng bé trai miền Trung

Mâm cúng đầy tháng miền Trung gồm những gì?

Gồm có lễ vật cúng Bà Mụ, Đức Ông và 3 Đức Thầy. Cụ thể:

Lễ vật cúng đầy tháng cho 12 bà Mụ

12 đĩa xôi nhỏ

12 chén chè nhỏ

12 chén cháo nhỏ

12 đĩa bánh kẹo

12 đĩa bánh hỏi

12 đĩa thịt quay

12 ly nước lọc

12 bộ váy áo

12 nén vàng xanh

12 đôi hài xanh

Ngoài ra khi làm lễ cúng đầy tháng miền Trung cho bé thì nên chuẩn bị 1 phần lớn các lễ vật kể trên cho Bà Chúa và bày trên 1 mâm riêng. Đặc biệt nếu cúng đầy tháng cho bé trai thì lễ cúng miền Trung phải có chè đậu trắng (miền khác có thể là loại chè khác).

Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé miền Trung

Lễ vật cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy:

Cháo (1 bát lớn)

Gà luộc: 1 con

1 miếng thịt quay

Xôi (3 đĩa lớn)

Trầu cau (trầu cánh phượng)

Hoa quả (5 loại quả bày trên 1 đĩa)

Nến (đen cầy)

Rượu nếp

Hương thắp

Tiền vàng mã

Gạo, muối, muỗng ,đũa hoa

Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung
Chè trôi nước trong cúng đầy tháng bé gái

Cách sắp mâm cúng đầy tháng miền Trung cho bé

Lễ vật trên mâm cúng Bà Mụ sẽ được sắp trên bàn lớn, lễ vật trên mâm cúng Đức Ông sẽ được sắp trên bàn nhỏ và 2 bàn cách nhau 1 khoảng là 10 cm. Lễ vật được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” sao cho nhìn hài hòa, cân xứng.

Nghi thức khai hoa, xin keo

Nghi thức khai hoa hay còn gọi là nghi thức bắt miếng là phần được mong chờ trong lễ cúng đầy tháng cho bé. Bé sẽ được đặt giữa bàn, chủ lễ sẽ thực hiện nghi lễ khai hoa, 1 tay ẵm bé, 1 tay cầm nhánh hoa quơ qua quơ lại xung quanh bé và đọc những câu chúc tốt đẹp như sau:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Sau đó chủ lễ sẽ tiến hành nghi thức xin keo để đặt tên cho bé. Tuy nhiên ngày nay thì người ta sẽ chọn tên cho bé ngay lúc sinh ra trong bênh viện nên nhiều nơi không còn thực hiện nghi thức xin keo nữa.

Hình ảnh mâm cúng đầy tháng, mâm cúng mụ miền Nam được cung cấp bởi Daythangthoinoi:

→ Hình ảnh chụp tại nhà khách 100%

→ Đầy đủ lễ vật, lễ nghi truyền thống

→ Xôi chè, bánh bao cam kết màu tự nhiên, đảm bảo an toàn thực phẩm.

→ Nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp

Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung

Xôi tam sắc trong mâm cúng đầy tháng cho bé
Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung

Lễ vật cúng đầy tháng cho bé
Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung

Cúng đầy tháng bên nội hay bên ngoại?
Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung

Đặt tên đầy tháng cho bé
Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung

Lễ vật trong mâm cúng đầy cữ cho bé
Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung

Nghi lễ cúng mụ
Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung

Hướng dẫn cúng đầy cữ cho bé trai, bé gái
Bài cúng đầy tháng be trai miền Trung

Bài văn khấn cúng mụ

Nếu như ba mẹ quá bận rộn không thể tự làm được hoặc muốn có lễ thôi nôi của con được được diễn ra đúng nghi thức, trọn vẹn thì hãy liên hệ với Daythangthoinoi theo Hotline: 1900 3010 –  0879 479 794 hoặc fanpage để đặt mâm cúng đúng lễ nghi lễ.