Bài học rút ra từ tác phẩm Thương vợ

Bởi Phil Dong

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Phil Dong

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Van Hoc Moi

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Van Hoc Moi

Giới thiệu về cuốn sách này

Văn mẫu bài này thì cứ phải gọi là vô vàn, mỗi người mộtý một cảm nhận riêng,đọcđể tham khảo thôi nhé:

Tú Xương (1870-1907), tên thật là Trần Tế Xương, cuộc đời ngắn ngủi 37 năm của ông gắn liền với giai đoạn đau thương nhất của đất nước khi thực dân Pháp hoàn toàn nắm quyền thống trị trên đất nước Việt Nam, triều đình phong kiến thì sợ hãi, nhu nhược trước kẻ thù, thối nát và khốn nạn với nhân dân. Tú Xương từ nhỏ đã nổi tiếng là người thông minh, sáng dạ, tôn thờ quan niệm “nhập thế tích cực” của Nho học, muốn tham gia vào chốn quan trường để giúp đời giúp nước. Thế nhưng khốn nỗi, cả cuộc đời ông dù gắn liền, tập trung hết tâm huyết vào khoa cử thế nhưng thi đến tận 8 lần mà vẫn bất đắc chí. Cuối cùng chỉ được chức tú tài, hữu danh vô thực, nhà cửa lại mất hết, điều đó đã để lại trong lòng ông những nỗi khốn khổ, đắng cay và phẫn uất vô cùng với cái xã hội Tây-ta thối nát, lẫn lộn. Những cảm xúc ấy được ông thể hiện rất rõ trong các tác phẩm thơ ca của mình. Dù cuộc đời có nhiều tủi nhục, khổ sở nhưng phúc phận cũng cho ông có được một người vợ hiền, đó là bà Phạm Thị Mẫn, người phụ nữ đại diện cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam với sự tần tảo, thủy chung, chịu thương chịu khó, cả đời hết lòng hy sinh cho gia đình. Hiểu được nỗi vất vả của vợ thế nên Tú Xương đã nhiều lần đưa hình ảnh bà vào thơ ca của mình như một hình mẫu điển hình để thể hiện sự trân trọng, yêu thương, và cảm thông với sự vất vả của bà. Điển hình là bài thơ Thương Vợ, một trong những bài thơ được biết đến nhiều nhất của Tú Xương trong mảng thơ trữ tình, bên cạnh lĩnh vực trào phúng vốn là sở trường của ông.

Dẫu là một bài thơ trữ tình thế nhưng Thương vợ vẫn thấp thoáng đâu đó cái nét trào phúng, vốn là nét riêng của Trần Tế Xương không thể lẫn lộn với bất cứ nhà thơ nào. Không chỉ vậy, với đề tài là người vợ thì Tú Xương vốn dĩ đã khác hẳn so với các nhà thơ cùng thời, ông là một trong số các nhà thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền Nho học lâu đời nhưng lại có cái nhìn rất khoáng đạt và thương cảm về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bên cạnh đại thi hào Nguyễn Du nhìn về người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh Thúy Kiều với tư tưởng hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, thì Tú Xương lại có một bước tiến khác khá thú vị và độc đáo khi viết về người vợ tần tảo mưa nắng của mình bằng những câu từ tếu táo, thế nhưng ẩn chứa sâu trong đó là sự cảm thông sâu sắc, sự trân trọng, biết ơn với người vợ kết tóc của mình. Có thể nói rằng Tú Xương là một nhà thơ hiếm trong văn học Việt Nam, với những đề tài mới lạ, với giọng thơ trào phúng sâu sắc bên cạnh cuộc đời nhiều uất hận, cay đắng.Trong bài thơ hình ảnh bà Tú hiện lên thông qua nỗi lòng thương yêu của Tú Xương trước hết là ở hai câu đề.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”

Ở câu khai đề tác giả đã tái hiện bối cảnh thời gian và không gian mưu sinh của bà Tú. Với từ “quanh năm”, gợi cảm giác triền miên, từ ngày này qua ngày khác, mùa này qua mùa khác, năm này qua năm khác, dường như người phụ nữ này chẳng có lúc nào được ngơi nghỉ, đó là một khoảng thời gian rất khắc nghiệt của cả đời bà Tú. Thứ hai là không gian “mom sông”, là chòm đất ở bờ sông nhô ra giữa lòng sông, có thuyền đò neo đậu, rất cheo leo, nguy hiểm không hợp để làm ăn đi lại lâu dài. Ấy thế mà bà Tú vẫn phải xông pha, chen lấn để tranh hàng, để giành khách kiếm miếng cơm manh áo cho cả gia đình. Từ bối cảnh khắc nghiệt, khó khăn như vậy hình ảnh bà Tú hiện lên với công việc buôn bán vất vả và cơ cực vô cùng. Đến câu thừa đề, lại là ý giải thích cho những cái vất vả khó nhọc mà một tay bà Tú phải cáng đáng, ấy là bởi nỗi phải “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Cả gia đình đều trông cậy vào việc bà Tú buôn bán, bà phải gánh trên vai hai gánh nặng, một bên là 5 đứa con thơ dại, một bên là ông chồng, mà ông chồng này là gánh nặng đặc biệt, có một người thôi nhưng chẳng khác nào nuôi thêm 5 đứa con nữa. Viết như vậy, Tú Xương đang có hàm ý mỉa mai, trào phúng chính bản thân mình, mỉa mai bởi bản thân ông vốn là đàn ông sức dài vai rộng thế mà lại không biết san sẻ, đỡ đần cùng vợ nuôi 5 đứa con. Mà đằng này ông lại chẳng khác nào mấy đứa con ngày ngày ăn bám, dựa vào từng đồng tiền khó nhọc vợ kiếm được để sống cuộc đời cay đắng và bất mãn. Từ hai câu thơ trên ta thấy được cảm xúc của nhà thơ không chỉ dừng lại ở nỗi lòng thương vợ sâu sắc mà còn là nỗi tủi nhục, hổ thẹn với vợ và với chính bản thân mình vì sự vô năng bất lực trước cuộc đời, thấy xót xa cho cuộc đời khoa cử vô vọng, không có khả năng đùm bọc vợ con, ngược lại trở thành một gánh nặng để vợ phải một mình gánh gồng tất thảy. Bên cạnh ý giải thích, câu thừa đề này còn bộc lộ thành quả sau bao ngày tháng vất vả của bà Tú. Điều đó thể hiện thông qua hai từ “nuôi đủ”, không thừa cũng không thiếu, gần giống với câu thành ngữ dân gian “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Có thể thấy rằng bà Tú là một người phụ nữ cực kỳ tảo tần, tháo vát, dù với công việc khó khăn, với hai gánh nặng đè trên đôi vai nhưng một tay bà vẫn cáng đáng đâu vào đó, đảm bảo cho chồng con một cuộc sống đủ đầy. Hoàn thành xuất sắc trách nhiệm của một trụ cột kinh tế trong gia đình, thậm chí vĩ đại hơn nhiều đấng mày râu khác trong việc đảm bảo đời sống vợ con. Có thể nói rằng đằng sau hai chữ nuôi đủ này ta thấy cả một cái sự biết ơn, trân trọng, ngưỡng mộ mà Tú Xương dành cho người vợ kết tóc của mình.

Hình ảnh bà Tú còn được tiếp tục tái hiện thông qua hai câu thực.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.

Nghệ thuật nổi bật ở đây là nghệ thuật đảo cấu trúc, nhấn mạnh hai từ “lặn lội” và “eo sèo” khi đặt chúng ở đầu mỗi câu thực, đó cũng là hai động thái mưu sinh của bà Tú. Trước hết từ “lặn lội” là một từ tượng hình, gợi ra dáng vẻ vất vả nhọc nhằn xông pha nơi đầu sóng ngọn gió của bà Tú, từ tượng thanh “eo sèo” lại tái hiện hình ảnh của bà Tú trong công việc mưu sinh đời thường, đó những tiếng ì sèo mặc cả, ngã giá, bon chen, giành khách giữa buổi chợ đông, cốt sao để thu được nhiều lợi tức nhất. Tác giả cũng tái hiện lại bối cảnh làm việc của bà Tú, có phần cụ thể và chi tiết hơn. “Khi quãng vắng” là bối cảnh không gian vắng vẻ, heo hút, đồng thời cũng cho chúng ta thấy bối cảnh thời gian khi sáng sớm hoặc khi tối muộn, cả không gian và thời gian đều chứa đựng trong đó nhiều bất trắc nguy hiểm. “Buổi đò đông” cũng là một môi trường làm việc quá khó khăn, lắm bon chen, thị phi, đồng thời cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ cho bà Tú trong lúc mải mưu sinh. Không chỉ dừng lại ở việc tái hiện hình ảnh bà Tú trong lao động bằng những chi tiết tả thực, mà Tú Xương còn dùng một hình ảnh ẩn dụ rất kinh điển trong ca dao Việt Nam ấy là “thân cò”. Hình ảnh này gợi ra thân ảnh bà Tú đang đơn độc, lầm lũi cặm cụi trong công việc mưu sinh trong bối cảnh công việc vất vả, khó nhọc, vô cùng đáng thương. Đồng thời “thân cò” cũng gợi cho người đọc nghĩ về dáng vẻ, thân phận của người lao động, người phụ nữ trong xã hội cũ, ở họ đều có những đặc điểm chung là sự khốn khó, cam chịu và hoàn cảnh tội nghiệp.

Chuyển sang hai câu thơ luận hình ảnh của bà Tú tiếp tục hiện lên trong nỗi lòng yêu thương và trân trọng của chồng.

“Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công”

Tú Xương đã vận dụng một cách tài tình các thành ngữ dân gian để khắc họa những nỗi vất vả cơ cực của bà Tú trong cả cuộc đời, trong cuộc hôn nhân với Trần Tế Xương. “Một duyên hai nợ”, xuất phát từ thuật ngữ “duyên nợ” của nhà Phật, ông đã sáng tạo bằng cách chêm xen các số từ “một”, “hai”, thể hiện ý nghĩa sâu sắc rằng trong cuộc hôn nhân này, cái duyên thì chỉ có một, nhưng cái nợ thì có tới hai. Và bà Tú thực sự là người chịu nhiều thiệt thòi, bởi duyên ít mà nợ nhiều, hạnh phúc ấm áp chẳng có bao nhiêu, mà cay đắng khổ cực thì nhiều. Bên cạnh thành ngữ “duyên nợ” thì tác giả còn sử dụng thêm thành ngữ “năm nắng mười mưa”, nắng mưa đều là những yếu tố chỉ thời tiết bất lợi, trong bài thơ là ý chỉ sự khắc nghiệt của cuộc đời mà bà Tú phải gánh chịu. Bên cạnh nghệ thuật dùng thành ngữ, thì Tú Xương còn thể hiện tính cách, tâm hồn của bà Tú trong các vế tiểu đối “âu đành phận”và “dám quản công”, thể hiện sự nhẫn nhịn, cam chịu, không nề hà than thân, trách phận của bà Tú, đồng thời cũng là đặc điểm chung của những người phụ nữ trong chế độ phong kiến, một lòng thờ chồng, thờ con. Nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của bà Tú ấy là đức hi sinh và lòng vị tha cao cả, xuất phát từ tấm lòng yêu chồng và thương con tha thiết. Như vậy qua sáu câu thơ đầu, bà Tú đã hiện lên với hai đặc điểm vừa đáng thương lại cũng vừa đáng trọng.

Thông qua nỗi lòng thương vợ bộc lộ dọc bài thơ thì hình ảnh ông Tú cũng hiện lên một cách thấp thoáng. Trước hết ông là một người biết yêu thương, quý trọng và biết tri ân vợ, và trong bối cảnh xã hội xưa có được một người đàn ông biết yêu thương quý trọng người bạn đời của mình như thế là không nhiều, bởi họ còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhất phu đa thê. Tình cảm yêu thương của ông Tú được thể hiện gián tiếp qua việc khắc họa hình ảnh bà Tú, đồng thời thể hiện trực tiếp thông qua lời khen, lời ghi nhận công lao của ông Tú đối vợ “Nuôi đủ năm con với một chồng” theo lối nói hài hước, tếu táo và có chút tự trào.

Tú Xương cũng hiện lên là một người có nhân cách thông qua những lời tự trách “một duyên hai nợ”, ông tự nhận mình là cái “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu, phải trả ở kiếp này. Sự tự trách ấy còn được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!”, đó là tiếng chửi ném vào chính mình bởi thấy áy náy và day dứt vì không hoàn thành trách nhiệm của một người đàn ông trong gia đình, sau đó là ném vào xã hội, cái xã hội để cho sự bất công được hiện diện một cách hiển nhiên. Tiếng chửi và lời tự trách thấp thoáng trong cả bài thơ là xuất phát từ ý thức trách của người chồng, người cha trong gia đình, đồng thời cũng là ý thức về sự bất lực của bản thân khi khi không thể làm gì đỡ đần vợ con, về sự bất đắc chí trong công danh. Sự tự trách cũng là xuất phát từ lòng yêu thương, sự cảm thông sâu sắc của ông Tú dành cho người vợ kết tóc của mình trong công cuộc mưu sinh, trong cuộc hôn nhân không mấy mỹ mãn này với ông.

Qua bài thơ ta thấy hiện lên hình ảnh của một người phụ nữ vừa đáng thương vừa đáng trọng, đồng thời bộc lộ được rõ nét vẻ đẹp tâm hồn của bà Tú với đức hy sinh cao cả, sự đảm đang tháo vát, có lòng vị tha và lòng yêu thương chồng con tha thiết. Bên cạnh đó ta còn thấy được sự yêu thương của ông Tú đối với vợ mình và vẻ đẹp nhân cách của ông qua những lời tự trách, trào phúng.

Video liên quan

Chủ đề