Bài tập bình luận bản án

Bài tập bình luận bản án

© TẠP CHÍ TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ - CƠ QUAN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Số giấy phép: 425/GP-BTTTT cấp ngày 07/9/2017

Tổng Biên tập: Trần Quốc Việt

Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Hải Châu

Thư ký Tòa soạn: Nguyễn Phan Khiêm

Tòa soạn: Số 2 Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

PVTT phía Nam: 124 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh; Điện thoại: 090.328.3333.

Hotline:0904042469 | Điện thoại: 024 33828 938 | Fax: 024 39362 750

Email:

Bản quyền thuộc về Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử.

Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải ghi rõ nguồn Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử (https://tapchitoaan.vn)

BẢN ÁN SỐ 07 NGÀY 28/10/2021 CỦA TAND HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH

LONG AN VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN

1. Tóm tắt bản án - Nguyên đơn: Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại M. - Bị đơn: Công ty Cổ phần A. - Quan hệ tranh chấp: Hợp đồng mua bán.

  • Nội dung vụ án: Công ty TNHH SX TM M (Công ty M) có ký 49 hợp đồng nhận thầu sản xuất inox màu với Công ty cổ phần A (Công ty A), theo hóa đơn chứng từ và bảng đối chiếu tổng hợp công nợ quá hạn thanh toán kèm theo thì công ty A còn nợ Công ty M số tiền là 6.925.287 đồng. Phía Công ty M đã nhiều lần liên lạc và nhắc nhở nhưng Công ty A cố tình né tránh. Nay công ty M yêu cầu Công ty A trả số tiền nợ gốc chưa thanh toán là 6.925.287 đồng và tiền lãi phạt cho chậm thanh toán.

  • Quyết định của Tòa án: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH SX TM M đối với Công ty Avề việc tranh chấp “Hợp đồng mua bán”. Buộc Công ty Cổ phần A có trách nhiệm thanh toán cho Công ty TNHH SX TM M số tiền là 7.758.260 đồng (trong đó tiền gốc là 6.925.287 đồng, tiền lãi là 832.973 đồng).

2. Bình luận bản án

Trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng nếu hành vi của một chủ thể gây thiệt hại và ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của chủ thể còn lại sẽ cấu thành một vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo quy định tại Điều 2 Luật Thương mại 2005 nếu chủ thể giao kết hợp đồng là thương nhân; tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại. Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 định nghĩa: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.” Căn cứ Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 về giao dịch mua bán tài sản, “bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”.

Điều 297 Luật Thương mại 2005 quy định: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các

biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”. Căn cứ theo quy định trên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì bên bị vi phạm có thể áp dụng đồng thời chế tài buộc thực hiện hợp đồng, chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm, không được áp dụng các chế tài khác. Buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã kí kết. Trong nhiều trường hợp, các chế tài khác như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm không thể thay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng. Việc thực hiện đúng hợp đồng còn thể hiện sự uy tín của các bên giao kết hợp đồng, do đó các bên phải hoàn thành nghĩa vụ của mình để bảo đảm quyền lợi cho phía bên kia. Như vậy, khi công ty M đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì phía công ty A phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng thỏa thuận giữa hai bên về phương thức trả tiền, thời hạn trả tiền và số tiền phải trả.

Trong vụ án trên, giữa công ty A và công ty M có tồn tại với nhau quan hệ hợp đồng tức là giữa hai công ty tồn tại quyền và nghĩa vụ trách nhiệm đối với hợp đồng mua bán đó mà cụ thể ở đây công ty A là bên mua và công ty là bên bán. Theo Điều 50 Luật thương mại 2005 thì : “Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận” tức là bên phía công ty A phải có nghĩa vụ thanh toán đúng hạn cho công ty M theo hợp đồng nhưng công ty A chậm trễ nên phía toà án xét xử công ty A không chỉ phải trả khoản tiền gốc cho công ty M như đã viết trong hợp đồng mà bên cạnh đó còn phải trả khoản tiền lãi phát sinh trong thời gian chậm trễ theo quy định của Điều 306 Luật thương mại 2005 : “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lí khác thì bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Với bản án trên, toà án đã giải quyết cho công ty M vừa nhận được số tiền gốc vừa nhận được khoản tiền lãi tương ứng, hướng giải quyết của toàn phù hợp với Luật thương mại 2005 đảm bảo quyền lợi cho nguyên đơn và phía bị đơn phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình khi vi phạm hợp đồng.

sinh”. Căn cứ theo quy định trên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì bên bị vi phạm có thể áp dụng đồng thời chế tài buộc thực hiện hợp đồng, chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm, không được áp dụng các chế tài khác. Buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã kí kết. Trong nhiều trường hợp, các chế tài khác như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm không thể thay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng. Việc thực hiện đúng hợp đồng còn thể hiện sự uy tín của các bên giao kết hợp đồng, do đó các bên phải hoàn thành nghĩa vụ của mình để bảo đảm quyền lợi cho phía bên kia. Như vậy, khi công ty M đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì phía công ty A phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng thỏa thuận giữa hai bên về phương thức trả tiền, thời hạn trả tiền và số tiền phải trả.

Trong vụ án trên, giữa công ty A và công ty M có tồn tại với nhau quan hệ hợp đồng tức là giữa hai công ty tồn tại quyền và nghĩa vụ trách nhiệm đối với hợp đồng mua bán đó mà cụ thể ở đây công ty A là bên mua và công ty là bên bán. Theo Điều 50 Luật thương mại 2005 thì : “Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận” tức là bên phía công ty A phải có nghĩa vụ thanh toán đúng hạn cho công ty M theo hợp đồng nhưng công ty A chậm trễ nên phía toà án xét xử công ty A không chỉ phải trả khoản tiền gốc cho công ty M như đã viết trong hợp đồng mà bên cạnh đó còn phải trả khoản tiền lãi phát sinh trong thời gian chậm trễ theo quy định của Điều 306 Luật thương mại 2005 : “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lí khác thì bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Với bản án trên, toà án đã giải quyết cho công ty M vừa nhận được số tiền gốc vừa nhận được khoản tiền lãi tương ứng, hướng giải quyết của toàn phù hợp với Luật thương mại 2005 đảm bảo quyền lợi cho nguyên đơn và phía bị đơn phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình khi vi phạm hợp đồng.