Bài tập môn tín dụng và thanh toán quốc tế

Tín dụng và thanh toán quốc tế 3tc 

10 câu trắc nghiệm đúng sai + 10 câu trắc nghiệm chọn phương án + 1 câu bài tập tình huống + câu bài tập tính toán

lập hối phiếu, với 1 câu tình huống UCP

mình đề 6 lập hối phiếu trong tín dụng chứng từ L/C, 1 tình huống về L/C là: L/C dc quy định giao hàng vào khoảng 15/6/2012, và sau khi bên bán giao hàng va kí vần đơn(B/L) vào ngày 18/6/2012, bên xk gửi chứng từ đến NH phát hành vào ngày 8/7/ 2012, hỏi có dc NHFH thanh toán hay ko???, còn tỷ giá sec như thế nào so với tỷ giá đien hoi?? UCP/DC có mang tính bắt buộc??? …..

Đề 3 ca 2: 10 câu Đ S ko khó lắm, hỏi rải rác (ct tỷ giá chéo, tín dụng XK, ảnh hưởng tăng/giảm tỷ giá hối đoái đến XNK…) 10 câu chọn đáp án khó hơn 1 chút, chọn nhiều đáp án đúng (thị trường quốc tế sử dụng đồng tiền nào để yết giá, séc TMQT do ai ký,…) Nhìn chung trắc ng rải rác nhg có vẻ dễ hơn kì trc Bt tình huống giao hàng nhiều lần (phải vận dụng UCP để làm -.-) & 1bt tín dụng (tính thờ hạn tín dụng theo tháng)

đề 2 tình huống là công ty ký hợp đồng có điều khỏan thanh tóan bằng phương thức tín dụng chứng từ và trên L/C có ghi cho phép giao hàng nhiều lần, tổng cộng 30000 tấn, theo cơ cấu 10000 tấn gạo 5% 10000 tấn gạo 25% và 10000 tấn gạo 35%. Công ty giao hàng đợt một gồm 4000 tấn gạo 25% 5000tấn 35% và 2000 tấn 5% sau đó xuất trình chứng từ thì ngân hàng có chấp nhận thanh toán ko.

Đề 2 bài tập là công ty XNK A xuất khẩu lô hàng trị giá 9 triệu HKD và nhập khẩu lô hàng trị giá 120triệu JPY. hỏi công ty phải dùng thêm bao nhiêu bản tệ để thanh tóan hai hợp đồng trên. Biết tỷ giá USD/HKD, tỷ giá USD/JPY và tỷ giá USD/VND. Mình ko nhớ tỷ giá cụ thể.

Trắc nghiệm đề 2 phần đúng sai:

1.Lãi suất cao thì tỷ giá tăng

2.tỷ giá đồng ngoại tệ giảm so với đồng nội tệ thì thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài.

3.ULC 1931 là luật quốc tế bắt buộc khi sử dụng Séc.

4.Hình mẫu của hối phiếu quy định tính pháp lý của hối p…Xem thêm

trắc nghiệm ABC đề 2:

1. tỷ giá séc:A.bằng B nhỏ hơn C lớn hơn tỷ giá điện hối.

2. Tỷ suất chiết khấu cao dẫn đến A tỷ giá giảm B tỷ giá tăng D chống lạm phát.

3. Ký chấp nhận hối phiếu trả sau trong phuơng thức tín dụng chứng từ là ai Z

A nhà XK B nhà NK C ngân hàng phát hành D ngân hàng thông báo.

tài liệu về hồi phiếu và bài tập tình huống

http://www.mediafire.com/?96c1dhiudrqdqdb

http://www.mediafire.com/?26765xutb2avtrv

Bài giảng thầy Hưng: 

Trắc nghiệm: 

Đề thi kỳ 3 năm 2013

Đề thi kỳ 3 năm 2012

Bài tập môn tín dụng và thanh toán quốc tế

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Dưới đây là những bài tập Thanh toán quốc tế cơ bản dành cho các bạn sinh viên Ngân hàng tham khảo và nâng cao các nghiệp vụ của mình, ôn tập và thi cuối kì tốt hơn.

Tóm tắt nội dung tài liệu

Bài tập môn tín dụng và thanh toán quốc tế

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.


Page 2

YOMEDIA

Dưới đây là những bài tập Thanh toán quốc tế cơ bản dành cho các bạn sinh viên Ngân hàng tham khảo và nâng cao các nghiệp vụ của mình, ôn tập và thi cuối kì tốt hơn.

22-10-2013 2212 603

Download

Bài tập môn tín dụng và thanh toán quốc tế

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Bài tập môn tín dụng và thanh toán quốc tế

Tổng hợp dạng trắc nghiệm Tín dụng và thanh toán quốc tế

Câu 1: Ngày giao hàng được hiểu là:

a) Ngày “Clean on board” trên B/L

b) Ngày phát hành B/L

c) Tùy theo loại B/L sử dụng

àC. vì nếu trên vận đơn ko có ghi chú riêng biệt về ngày giao hàng thì ngày fát hành vận đơn chính là ngày giao hàng. Còn nếu trên vận đơn được fát hành sau khi hàng hóa được bốc lên tàu thì ngày “lên tàu” được xem là ngày giao hàng.

Câu 2: NH chuyển chứng từ (remitting bank) phải kiểm tra nội dung các chứng từ liệt kê trên yêu cầu nhờ thu nhận được từ người nhờ thu, là:

a) Đúng

b) Sai

àB. Vì các NH chuyển chứng từ chỉ là trung tâm thanh toán, chỉ thực hiện việc chuyển chứng từ theo đúng những chỉ thị trong nhờ thu và trong nội dung phù hợp với quy định của URC được dẫn chiếu mà ko có trách nhiệm phải kiểm tra nội dung các chứng từ

Câu 3: Người quyết định cuối cùng rằng bộ chứng từ có phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C là

a) Issuing bank

b) Applicant

c) Negotiating bank

d) Reimbursement bank

àA. Vì NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH chịu trách nhiệm chính về việc thanh toán giá trị của tín dụng. KHi NH thanh tóan gửi bộ chứng từ đến, NHFH phải kiểm tra xem có fù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng ko. Nếu fù hợp thì trả tiền cho NH thanh toán, nếu ko fù hợp NH có quyền từ chối việc hoàn lại số tiền đã thanh toán

Câu 4: Không thể sử dụng 2 đồng tiền trong cùng 1 hợp đồng thương mại, là:

a) Đúng

b) Sai

àB. Vì trong HĐTM có thể dùng đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh tóan là 2 đồng tiền khác nhau, tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên

Câu 5: Để hạn chế rủi ro khi áp dung thanh tóan nhờ thu, nhà xuất khẩu nên lựa chọn hối phiếu trơn, là

a) Đúng

b) Sai

àB. Vì phương thức thanh toán nhờ thu trơn là phương thức thanh toán ko kèm chứng từ. Vì vậy ko đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, vì giữa việc nhận hàng và thanh toán của người nhập khẩu ko có sự ràng buộc lẫn nhauà người xuất khẩu gặp nhiều rủi ro

Câu 6: UCP 500 là văn bản pháp lí bắt buộc tất cả các chủ thể tham gia thanh toán tín dụng chứng từ phải thực hiện là

a) Đúng

b) Sai

àB. Vì UCP 500 là loại văn bản mang tính pháp lí tùy ý , ko mang tính chất bắt buộc. Tính bắt buộc chỉ thể hiện khi các bên liên quan đã tuyên bố áp dụng nó và dẫn chiếu trong L/C.

Câu 7: Lợi thế của nhà nhập khẩu trong D/P và D/A là như nhau

a) Đúng

b) Sai

àB. Đối với D/A nhà nhập khẩu đc sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toánà ko bị sức ép về vốnà rủi ro thuộc về người XK. Đối với D/P nhà nhập khẩu phải trả tiền rồi mới đc nhận hàng, bị sức ép về vốnà rủi ro thuộc về người NK như hàng ko đúng chất lượng, yêu cầu, thời gian …

Câu 8: Một B/L hoàn hảo bắt buộc phải có từ hoàn hảo (clean) trên bề mặt của vận đơn đó, là

a) Đúng

b) Sai

àB. Vận đơn sạch là vận đơn trên đó thuyền trưởng ko viết gì vào vận đơn hoặc viết vào đó nhưng nói tất cả hàng hóa nhìn bề ngoài đều đảm bảo quy cách đóng gói xuất khẩu. Vì vậy 1 B/L hoàn hảo ko nhất thiết phải có từ clean trên bề mặt

Câu 9: Trong phương thức thanh toán nhờ thu trơn (Clean Collection), nhà xuất khẩu phải xuất tình chứng từ nào qua NH:

a) Bill of Lading

b) Bill of Exchange

c) Invoice

d) C/O

àB. Vì trong phương thức nhờ thu trơn chỉ căn cứ vào hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra. Các chứng từ thương mại do bên XK chuyển giao trực tiếp cho bên nhập khẩu, ko qua NH. Mà các chứng từ B/L, invoice, C/O lại là các chứng từ thương mại, chỉ có B/E là chứng từ tài chính

Câu 10: 1 NH đã xác nhận thư tín dụng thì phải có trách nhiệm xác nhận những sửa đổi của L/C đó:

a) Đúng

b) Sai

àB. Vì NH xác nhận là NH do người thụ hưởng ko tin tưởng vào khả năng thanh toán của NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH nên họ thường yêu cầu NH có uy tín trong lĩnh vực tài chính tiền tệ xác nhận vào thư tín dụng, vì vậy NH xác nhận chịu trách nhiệm thanh tóan số tiền trong thư tín dụng cho người thụ hưởng. Còn trách nhiệm xác nhận những sửa đổi trong L/C đó do NHFH chịu trách nhiệm

Câu 11: Bộ chứng từ hoàn hảo là cơ sở để

a) Nhà xuất khẩu đòi tiền NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C

b) Nhà nhập khẩu hòan trả NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH số tiền đã thanh tóan cho người thụ hưởng

c) NH xác nhận thực hiện cam kết thanh toán

d) Tất cả các câu trên đều đúng

àD. Vì nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ fù hợp với đk quy định của L/C, NH bên NK (NHFH) sẽ thanh toán giá trị L/C cho người thụ hưởng. Sau đó NH sẽ giao lại bộ chứng từ hoàn hảo này cho NH NK để họ nhận hàng với đk nhà nhập khẩu phải thanh toán bồi hoàn giá trị L/C cho NH theo hợp đồng đã kí kết.

Trong trường hợp sử dụng L/C xác nhận thì khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ fù hợp với đk của L/C thì sẽ đc chấp nhận thanh toán giá trị L/C như cam kết.

Câu 27: Sửa đổi L/C chỉ được thực hiện bởi NH đã FH L/C đó, là

a) Đúng

b) Sai

àA. Vì trong thanh toán tín dụng chứng từ NHFH chịu trách nhiệm thanh toán, nên rủi ro thanh toán thuộc về NHFH. Vì vậy NHFH là người có quyền quyết định sửa đổi bổ xung các điều khoản của L/C

Câu 28: Thông báo sửa đổi thư tín dụng cho người hưởng lợi chỉ được thực hiện bởi NH đã thông báo L/C đó, là:

a) Đúng

b) Sai

àA. VÌ trong tín dụng chứng từ NH thông báo có trách nhiệm chuyển thư tín dụng và thông báo cho người XK. Nên sau khi L/C đc sửa đổi bổ xung thì những nội dung sửa đổi, bổ xung sẽ đc gửi tới người XK thông qua NH thông báo

Qua các dạng câu hỏi trắc nghiệm trên giúp bạn cải thiện kiến thức môn Tín dụng và thanh toán quốc tế cũng như ở bài viết này đã tổng hợp tài liệu môn Tín dụng và thanh toán quốc tế mới nhất cho các bạn tham khảo.

Tài liệu tham khảo môn Tín dụng và thanh toán quốc tế mới nhất : Tại đây


Bài tập môn tín dụng và thanh toán quốc tế

Các bài viết mới