Bài tập tính bình quân lương thực theo đầu người

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

  • Giải Địa Lí Lớp 9
  • Giải Địa Lí Lớp 9 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 9
  • Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 9
  • Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1 trang 53 SBT Địa Lí 9: Dựa vào bảng 22.

Bảng 22. TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒN BẰNG SÔNG HỒNG, THỜI KÌ 1995-2007

(Đơn vị %)

Năm 1995 1998 2000 2002 2007
Dân số 100,0 103,5 105,6 108,2 120,8
Sản lượng lương thực 100,0 117,7 128,6 131,1 153,9
Bình quân lương thực theo đầu người 100,0 113,8 121,8 121,1 110,0

Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ gia tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở vùng Đồng bằng sông Hồng, thời kì 1995-2007.

Lời giải:

Bài tập tính bình quân lương thực theo đầu người

Biểu đồ thể hiện tốc độ gia tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở vùng Đồng bằng sông Hồng, thời kì 1995-2007.

Bài 2 trang 54 SBT Địa Lí 9: Nối ô chữ ở cột A với những ô chữ thích hợp ở cột B để được một sơ đồ đúng về ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số với việc đảm bảo lương thực của Đồng Bằng sông Hồng.

A (tỉ lệ gia tăng dân số) B (việc đảm bảo lương thực của vùng)
Tỉ lệ gia tăng dân số

a) Dân số của vùng sẽ giảm đi

b) Bình quân lương thực/đầu người sẽ tăng lên

c) Là điều kiện tuân lợi đẻ tăng bình quân lương thực/ đầu người.

d) Nếu sản xuất lương thực của vùng ngày càng tăng thì việc đảm bảo lương thực của vùng ngày càng vũng chắc.

Lời giải:

Nối cột (A) với các ý b, c ở cột (B).

Bài 3 trang 55 SBT Địa Lí 9: Ghi chữ Đ vào ý trả lời đúng

1. Cây lương thực trồng trong vụ đông bao gồm ngô, khoai,… đều có năng xuất cao, ổn định.

2. Phát triển cây lương thực vụ đông là góp phần tăng nhanh về diện tích và sản lượng cây lương thực.

3. Cây lương thực vụ đông là nguồn thức ăn gia súc quan trọng.

4. Cây lương thực vụ đông là nguồn thức ăn chính của nhân dân.

5. Trồng cây lương thực vụ đông là góp phần giải quyết vững chắc vấn đề lương thực ở đồng bằng.

Lời giải:

Ý trả lời đúng: 1, 2, 3.

Bài 4 trang 55 SBT Địa Lí 9: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân, em hãy nối ô chữ số (1)và ô chữ số (2) với những ô chữ thích hợp ở giữa đẻ nêu rõ những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng băng sông Hồng.

(1)Thuận lợi

(2)Khó khăn

a)Địa hình tương đối băng phẳng, đất phù sa máu mỡ.

b)Úng lụt về mùa mưa, hạn hán thiếu nước về mùa mưa ít.

c)Khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm quan năm và mưa theo mùa)

d)Nhiêu loại sâu bệnh, sau bệnh phát triển nhanh.

đ) Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, đáp ứng yêu cầu tập trung nhiều lao động trong thời kì mùa vụ.

e) Có nhiều bão gió, lại thường xảy ra vào mùa thu hoạch, ảnh hưởng xấu đến năng xuất và sản lượng.

g) Cơ sở vật chất kĩ thuật phụ vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng hoàn chỉnh.

h) Đường lối phát triển nông nghiệp đúng đắn, nhiêu chính sách thích hợp đã khuyến khích sản xuất lương thực phát triển mạnh.

i) Dân cư có kinh nghiệm trồng cây lương thực, đặc biệt là lúa nước.

Lời giải:

(1)Nối với a, c, đ, h, h, i.

(2)Nối với b, d, e.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

  • Giải Địa Lí Lớp 9
  • Giải Địa Lí Lớp 9 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9
  • Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 9
  • Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9

Giải Vở Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1 trang 55 VBT Địa lí 9: Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng căn cứ vào bảng số liệu dưới đây (năm gốc 1995 = 100,0%).

Năm 1995 2000 2005 2010 2014
Dân số 100,0 105,6 111,1 116,2 121,2
Sản lượng lương thực 100,0 128,6 123,7 132,7 131,4
Bình quân lương thực/đầu người 100,0 121,8 111,3 114,1 108,4

Lời giải:

Bài tập tính bình quân lương thực theo đầu người

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995-2014.

Bài 2 trang 56 VBT Địa lí 9: Dựa vào bài 20, 21 trong SGK và sự hiểu biết, hãy điền nội dung phù hợp để hoàn chỉnh bảng sau

NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Điều kiện tự nhiên Điều kiện kinh tế – xã hội
Thuận lợi
Khó khăn

Lời giải:

NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Điều kiện tự nhiên Điều kiện kinh tế – xã hội
Thuận lợi

+ Địa hình tương đối băng phẳng, đất phù sa màu mỡ.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm quan năm và mưa theo mùa)

+ Nguồn nước dồi dào

+ Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, đáp ứng yêu cầu tập trung nhiều lao động trong thời kì mùa vụ, + Dân cư có kinh nghiệm trồng cây lương thực, đặc biệt là lúa nước.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật phụ vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng hoàn chỉnh.

+ Đường lối phát triển nông nghiệp đúng đắn, nhiêu chính sách thích hợp đã khuyến khích sản xuất lương thực phát triển mạnh.

Khó khăn

+ Úng lụt về mùa mưa, hạn hán thiếu nước về mùa mưa ít

+ Nhiệt độ cao độ ẩm lớn nên thuận lợi cho sâu bệnh phát triển

+ Có nhiều bão gió, lại thường xảy ra vào mùa thu hoạch, ảnh hưởng xấu đến năng xuất và sản lượng.

+ Bình quân lương thực/đầu người thấp.

+ Bình quân đất nông nghiệp/đầu người thấp.

+ Sản xuất nhỏ lẻ nên năng xuất còn hạn chế.

Bài 3 trang 56 VBT Địa lí 9: Dựa vào số liệu bình quân lương thực theo đầu người của cả nước (năm 1995: 363,1kg/người, năm 2000: 444,8 kg/người, năm 2005: 480,9 kg/người, năm 2010: 513,4 kg/người, năm 2014: 553,1 kg/người), tính toán rồi điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

TỐC ĐỘ TĂNG BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CẢ NƯỚC (%)

Năm 1995 2000 2005 2010 2014
Đồng bằng sông Hồng 100,0 121,8 111,3 114,1 108,4
Cả nước 100,0

Lời giải:

TỐC ĐỘ TĂNG BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CẢ NƯỚC (%)

Năm 1995 2000 2005 2010 2014
Đồng bằng sông Hồng 100,0 121,8 111,3 114,1 108,4
Cả nước 100,0 122,5 132,4 141,4 152,3

Nhận xét:

– Tốc độ tăng bình quân lương thực theo đầu người của cả nước tăng liên tục và tăng nhanh hơn ĐBSH, năm 2014 tăng 152,3% so với năm 1995.

– Tốc độ tăng bình quân lương thực theo đầu người của ĐBSH rất là thấp, năm 2014 tăng 108,4% với năm 1995 và có xu hướng giảm từ 2000-2014 giảm từ 121,8% xuống 108,4%.

Bài 6 trang 54 VBT Địa lí 9: Đánh dấu (X) vào ý đúng.

Lời giải:

Giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ góp phần:

A. tăng sản lượng lương thực.
X B. tăng bình quân lương thực theo đầu người.
C. cả hai ý trên đều đúng