Bài tập về từ vựng tiếng Việt

Mẫu BTL/ Tiểu luận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

BÀI TẬP LỚN
Học phần

TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT

TÊN ĐỀ TÀI:
TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

HỌC VIÊN: ………………….
MÃ HV: ……………………..
LỚP: …………………………
GVHD: ………………………

CÀ MAU, THÁNG … NĂM 2022

2

MỤC LỤC
Nội dung
Mở đầu
Nội dung
1….
2…..
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Trang

3

MỞ ĐẦU
Tiếng Việt là một môn học rất quan trọng ở nhà trường tiểu học. Nó là mơn học
chính, là cơ sở để hình thành vốn ngơn ngữ chuẩn, làm nền tảng cho các bậc học về
sau. Ở tiểu học, học sinh được học những kiến thức cơ bản về từ, từ loại, câu, … qua
đó giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu của những kiến thức mới.
Nói đến từ loại là nói đến sự phân lớp các từ trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ.
Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, từ loại được phân chia thành: danh từ, động
từ, tính từ, quan hệ từ,....các kiến thức về từ loại, giúp cho học sinh ở bậc tiểu học phân
biệt được các từ loại, cách dùng từ, đặt câu có ý nghĩa, vận dụng trong viết chính tả,
làm bài tập Tiếng Việt.Khơng những thế, những kiến thức về từ loại sẽ giúp học sinh
phát triển vốn từ, kĩ năng nhận diện, sử dụng thành thạo trong viết văn.Nhưng thực tế
cho thấy, những kiến thức về từ loại rất phong phú và đa dạng và học sinh cịn gặp rất
nhiều khó khăn trong việc nhận diện từ loại, phân loại từ loại, vận dụng từ loại trong
dùng từ, đặt câu .... Nếu không nắm vững những kiến thức cơ bản làm nền tảng thì học
sinh hay dễ nhầm lẫn, mắc phải những lỗi sai cơ bản.Và nếu khơng được củng cố kiến
thức ngay từ đầu thì học sinh tiểu học sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển ngơn
ngữ viết của mình. Vì thế, đối với giáo viên,việc dạy về từ loại cho học sinh là một
nhiệm vụ rất quan trọng, đang được nhiều người quan tâm đến.

4

NỘI DUNG
Nội dung 1: Từ loại tiếng Việt hiện đại

1.1. Tiêu chí phân chia từ loại tiếng Việt
- Dựa vào ý nghĩa ngữ pháp.
Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa được khái quát từ các đơn vị ngôn ngữ, là phần ý
ngĩa chung giữa các đơn vị ngôn ngữ. Trong phạm vi đơn vị được xét là từ, thì có thể
nói ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho một lớp từ. Ý nghĩa ngữ pháp là một nội
dung của từ, có mối quan hệ biện chứng với hình thức ngữ pháp của từ, ý nghĩa ngữ
pháp khác với ý nghĩa từ vựng. Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa riêng của của từng đơn vị
ngôn ngữ. Chẳng hạn, so sánh nghĩa “hoạt động di chuyển bằng chân, tốc độ bình
thường’’ là nghĩa của từ “đi”; nghĩa “tốc độ di chuyển bằng chân, tốc độ nhanh” là
nghĩa của từ “chạy”; nghĩa “hoạt động di chuyển trên không’’ là nghĩa của từ “bay”…
Đó là nghĩa của từ vựng. Cịn nghĩa chỉ hoạt động là nghĩa chung của 3 từ trên đồng
thời là nghĩa rất nhiều từ khác như lôi, kéo, nhai, cắn… Đó là nghĩa ngữ pháp.
Ý ngĩa ngữ pháp thường được lấy làm căn cứ đầu tiên để phân định từ loại.
*Ví dụ :
- Các từ như: gà, vịt, trăng, sao, người, mưa, nắng…. có ý nghĩa chung chỉ sự vật,
hiện tượng.
- Các từ như: làm, ăn, uống, nói, viết, nghiên cứu,… có ý nghĩa khái quát chung
là chỉ hoạt động.
- Các từ như: một, hai, ba, bốn,.. có ý nghĩa chung là chỉ sự cụ thể xác định của sự
vật hiện tượng.
Ý nghĩa ngữ pháp của từ có những mức độ khác nhau. Trong ý nghĩa ngữ pháp
chung của một từ loại có các nhóm ý nghĩa bộ phận mà ý nghĩa khái quát ở mức độ
thấp hơn, chẳng hạn ý nghĩa chỉ sự vật hiện tượng thường được xem là ý nghĩa khái
quát chung của danh từ, trong đó có nhóm chỉ sự vật được tri nhận như những vật rời,
phân lập được (đếm được) như con, chiếc, học sinh, giáo viên,…; có nhóm chỉ sự vật
được tri nhận như những khối đồng chất, đồng loại không phân lập (khơng đếm được)
như gà, trâu, bị, muối, gạo, .. Hoặc ý nghĩa chỉ số cụ thể, xác định là ý nghĩa khái quát
chung của số từ, trong đó có những nhóm mang ý nghĩa khái quát ở mức độ bộ phận
(thấp hơn) như nhóm chỉ số lượng, nhóm chỉ số thứ tự. Các ý nghĩa khái quát ở mức
độ thấp hơn là một căn cứ để phân chia một từ loại thành các tiểu loại.

- Dựa vào đặc điểm ngữ pháp
Từ vựng tiếng Việt khơng có sự biến đổi hình thái để biểu hiện ý nghĩa ngữ
pháp. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào ý nghĩa ngữ pháp thì chưa đủ để phân định từ loại của
từ. Do đặc điểm là một ngôn ngữ đơn lập nên trong tiếng Việt, tiêu chuẩn về hình thức
ngữ pháp được xem xét ở hai góc độ là khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ.

5

1.2. Hệ thống từ loại tiếng Việt
1.2.1. Danh từ
a. Khái niệm: Danh từ là từ loại bao gồm những từ có ý nghĩa khái quát sự
vật.Đó là những thực từ chỉ vật thể - người,động vật,thực vật,đồ vật,những hiện tượng
tự nhiên,hiện tượng xã hội và những khái niệm trừu tượng...được con người nhận thức
và phản ánh như các vật thể tồn tại trong hiện thực.
Ví dụ: Danh từ gọi tên các sự vật: bàn, ghế, bảng, phấn, máy tính, chuột, xe
máy, xe đạp,…
Danh từ gọi tên các hiện tượng: sấm, chớp, mưa, gió, bão, trời, mây, …
Danh từ gọi tên các khái niệm: con người, thuật ngữ, bệnh án, báo cáo,…
b. Đặc trưng
- Khả năng kết hợp
+ Trước danh từ : Đại từ tổng thể như: cả, tất cả, hết thảy, tất thảy, tồn bộ....
Ví dụ: Tất cả học sinh lớp 2B đang lao động
D
Từ chỉ lượng: phụ từ: những, các, mọi, ấy....số từ
Ví dụ: Giữa những đám mây xám đục ,vòm trời hiện ra những khoảng vực xanh
vời vợi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xỏa
ngang vai của Thủy...
(Buổi sớm trên cánh đồng-Lưu Quang Vũ)
Danh từ chỉ vị trí: trên, dưới, trong, ngồi,...

Ví dụ: Ban,ở sau lưng, ban ở trước mặt,ban ở bên phải, ban ở bên trái, ban ở
trên đầu, ở trên đỉnh,ban ở dưới chân, ở trong lòng lũng.
(Rừng ban - Nguyễn Tuân )
Từ chỉ xuất: cái
Ví dụ: Cái con đường kia
+ Sau danh từ: Tất cả từ loại động từ, tính từ, quan hệ từ
Ví dụ: Khu nhà xây dựng
Đại từ chỉ định: này, ấy, nọ, kia,...
Ví dụ: Núi kia đồi nọ, sông này của ta
- Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp
Trong cấu trúc câu,danh từ có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ cú pháp khác nhau,có
thể làm thành phần chính hoặc thành phần phụ của câu.Chức năng phổ biến và thường
trực của danh từ là làm chủ ngữ và bổ ngữ.
Ví dụ: Cơng dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc
phịng tồn dân.
+ Chủ ngữ : cơng dân

6

+ Bổ ngữ : nghĩa vụ quân sự ,quốc phòng toàn dân
* Sinh viên tham gia hiến máu nhân đạo
CN
+ Ngồi ra,danh từ có thể làm định ngữ, vị ngữ, các thành phần phụ khác của câu.
Ví dụ : Tơi là người Hà Tĩnh (D làm vị ngữ)
c. Phân loại
DANH TỪ
Danh từ riêng : là danh từ dùng
làm tên riêng của một người,một
địa phương,một ngọn núi...

* Ví dụ : Võ Thị Sáu, Lan, Lê...
Hồng Phong, Hà Tĩnh , Huế....
Hồng Hà, Trường Sơn...

Danh từ chung: là danh từ dùng làm tên gọi
chung cho một loại sự vật.
* Ví dụ : Vở là tên gọi chung chỉ tập hợp
giấy đóng lại để viết,thường có bìa bọc ngồi.
Tất cả các đồ vật có cấu tạo, cơng dụng như
vậy đều có tên gọi là vở
Danh từ cụ thể: Là Danh từ trừu tượng:
danh từ dùng để làm Là danh từ dùng làm
tên gọi chung của một tên gọi chung của
loại sự vật mà ta có một loại sự vật mà ta
thể cảm nhận được khơng thể cảm nhận
bằng giác quan.
bằng giác quan.
*Ví dụ :
*Ví dụ :
Kĩ sư, bác sĩ, cô giáo, Ý nghĩ, tư duy,…

Niềm vui, nỗi buồn,
quần, áo,….

1.2.2. Động từ
a. Khái niệm
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người, lồi vật. Nói một cách
đơn giản thì những sự vật nào có thể chuyển động, di chuyển, thay đổi vị trí đều là
những động từ. Hoặc những vật có cảm xúc, có thể thay đổi tâm trạng bằng các giác

quan trên cơ thể cũng là động từ.Trong tiếng Việt thì động từ, danh từ và tính từ là
những loại từ được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp và trong văn bản.
Ví dụ: Các động từ chỉ hành động, di chuyển gồm: Chạy, nhảy, đi, bước, té, ngã,
nằm, đứng, ngồi, liếc mắt, mỉm cười, đá, vẫy tay, giơ tay, múa, hát….
Các động từ chỉ trạng thái gồm: buồn, lo âu, cảm động, ngẫn ngơ, thẫn thờ, hớn hở,
lầm lì, giận, ghét, yêu….
b. Đặc trưng
- Khả năng kết hợp
+ Trước động từ: Các thành tố phụ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ, sắp,...);chỉ mệnh lệnh
(hãy);c hỉ sự phủ định (không,chẳng,chưa..)

7

Ví dụ : Ai dậy sớm
Bước ra vườn
Hoa ngát hương
Đang chờ đón
Ngồi ra cịn có các tính từ đứng trước động từ
*Ví dụ : Những cánh hoa đỏ đang rung nhè nhẹ trước gió
T
Đg
+ Sau động từ :Là các danh từ, các phụ từ chỉ sự tiếp diễn, kết thúc (xong, rồi, mãi,...),
tính từ
Ví dụ :Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…
Đg D
Đg
- Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp
Động từ có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu : làm
vị ngữ, chủ ngữ, định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ.Trong đó chức năng làm vị ngữ của động

từ là phổ biến và tiêu biểu nhất.
Ví dụ : Học tập là nhiệm vụ của học sinh. (Đg làm chủ ngữ)
c. Phân loại
Động từ được phân chia thành động từ nội động và động từ ngoại động.
Động từ ngoại động
+ Khái niệm: Là những động từ biểu
thị các hoạt động,trạng thái nhằm
hướng tới đối tượng nào đó.
+ Động từ ngoại động khi sử dụng địi
hỏi bắt buộc phải có bổ ngữ chỉ đối
tượng.
*Ví dụ : Bố mẹ rất lo lắng
cho
tôi
Đg nội động QHT
Bổ ngữ
Động từ ngoại động Ví dụ
Chỉ sự tác động.
Xây,
phá,
viết,...

Động từ nội động
+ Khái niệm: Là những động từ biểu
thị các hoạt động trạng thái khơng
nhằm hướng tới một đối tượng nào đó.
+ Động từ nội động khi dùng khơng
địi hỏi phải có bổ ngữ chỉ đối tượng đi
kèm.
Ví dụ : Bố mẹ rất thương u tơi

ĐTngoại động
Bổ ngữ

Động từ nội động
Ví dụ
Chỉ tư thế, trạng Ngồi,
thái vật lí của vật.
đứng,ngủ..
Đỗ, vỡ, chảy,…
Chỉ trạng thái tâm lí Thích, yêu,kính Chỉ trạng thái tâm Mừng, phấn
hoặc nhận thức.
trọng, ghét,…
lí, tình cảm.
khởi, n tâm,…
Chỉ hoạt động cho – Cho,biếu,tặng,
nhận.
bán,…
Nhận, mượn,…

8

Chỉ hoạt động sai Sai, bảo,…
khiến.
Khuyên, yêu
cầu, …
Chỉ hoạt động đánh Coi, bầu, khen,
giá, nhận xét.
chê,…
Chỉ hoạt động pha Trộn, hịa, pha,

trộn.

Chỉ hoạt động suy Nghĩ, tưởng,
nghĩ,nói năng, cảm thấy, nói,…
nhận,…
1.2.3. Tính từ
a. Khái niệm: Là những từ dùng để chỉ đặc điểm hay tính chất của sự vật hiện
tượng hoặc hành động. Sự kết hợp giữa tính từ và các từ ngữ khác tạo nên cụm tính từ.
Chẳng hạn như: thù, hận. yêu. thương,….
Ví dụ: Tính từ màu sắc: vàng, xanh, đỏ tím…
Tính từ phẩm chất: tốt, xấu, keo kiệt, hèn nhát…
b. Đặc trưng
- Khả năng kết hợp
+ Trước tính từ
• Phụ từ tình thái : cịn (rất ), đã, khơng, đều,…
Ví dụ : Vẫn cịn rất sớm
Đã gan dạ
Cả hai cái áo đều mới
• Phụ từ chỉ mức độ : hơi, khá, rất, cực kì, tương đối,…
Ví dụ : Hơi xấu, rất đẹp, bài hát cực kì hay,…
+ Sau tính từ
Có thể là thực từ hoặc hư từ,có thể thuộc những từ loại khác.
Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
Rộng thênh thang tám mét.
- Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp
+ Làm vị ngữ
Ví dụ : Ngơi nhà / này đẹp.
+Làm chủ ngữ : có quan hệ từ “là’’ đứng sau
Ví dụ : Ngoan nhất nhà / là bé Lan.
c. Phân loại

Tính từ được phân chia thành hai nhóm chính : tính từ đánh giá được về mức độ

9

và tính từ khơng đánh giá được về mức độ.
Tính từ đánh giá được
về mức độ
*Khái niệm : Là những tính từ có thể
dùng kèm với từ chỉ mức độ như : rất,
hơi, lắm, quá,…
Tính từ chỉ màu sắc:
xanh, đỏ, tím, vàng,…
*Ví dụ : tường rất trắng
Trời xanh quá
Tính từ chỉ kích thước: gần, xa, dài, to,

*Ví dụ : Ngơi nhà to quá
Con đường dài quá
Tính từ chỉ số lượng : ít, nhiều,...
*Ví dụ :số điểm 10 của lớp cịn ít quá,
các em cần cố gắng hơn nữa.

Tính từ không đánh giá được
về mức độ
*Khái niệm : Là những tính từ không
thể đi kèm với những từ chỉ mức độ
như : rất, hơi, lắm, quá,…
Tính từ chỉ màu sắc:đỏ au, đỏ thắm,
xanh ngắt, vàng khè,…

*Ví dụ : khăn quàng đỏ thắm
Tính từ chỉ kích thước : gần gũi, xa
xơi, rộng rãi,…
*Ví dụ : Căn nhà rộng rãi

Tính từ chỉ số lượng:ít ỏi, nhiều nhặn,

*Ví dụ : số tiền ít ỏi này, cháu hãy cầm
tạm mà lo chữa bệnh cho mẹ đi.
Tính từ chỉ trọng lượng : nặng, nhẹ,… Tính từ chỉ trọng lượng : nặng trịch,
*Ví dụ : bịch lúa này nặng lắm, hai nhẹ tênh,…
người mới nhấc nổi
*Ví dụ : hịn đá nặng trịch
Tính từ chỉ phẩm chất : tốt, xấu,…
Tính từ chỉ phẩm chất:tốt tươi, xấu xa,
*Ví dụ : bạn Hịa là người bạn rất tốt.
….
*Ví dụ : cánh đồng lúa tốt tươi
1.2.4. Số từ
a. Khái niệm
Số từ là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó. Khi dùng để
chỉ thứ tự của vật thì vị trí của số từ thường ở phía sau danh từ. Cịn khi dùng để miêu
tả số lượng của vật thì vị trí của số từ thường đứng trước danh từ.
Ví dụ: Bạn Hoa mua hai quyển vở dùng làm vở bài tập văn và toán.
b. Đặc trưng
Số từ thường dùng để chỉ số lượng hay số thứ tự của sự vật.Ví dụ: hai canh,ba
canh,canh bốn,canh năm,...
Khả năng kết hợp: Số từ thường kết hợp với danh từ đơn vị để chỉ lượng hoặc
chỉ thứ tự sự vật: Số từ + Danh từ = Chỉ số lượng, Danh từ + Số từ = Số thứ tự. Số từ
thường đứng sau danh từ: thứ,cấp,số,hạng... Là thành tố phụ trước của cụm danh từ,

10

đứng ở vị trí ngay trước danh từ.
Chức vụ cú pháp: Trong câu, số từ có thể đảm nhận vai trị một số thành phần
như chủ ngữ,vị ngữ....Ví dụ: Nước Việt Nam là một, Nhất nước nhì phân, Ta là một, là
riêng,là thứ nhất... và có thể một mình làm thành câu đặc biệt: Một! Hai!....nhưng
khơng phổ biến.
Ngồi ra, số từ còn được dùng như 1 yếu tố liên kết cấp câu: liên kết câu chứa
nó với các câu sau góp phần tạo mạch lạc cho ngơn bản hoặc văn bản: một là,hai là...;
thứ nhất, thứ hai,...
c. Phân loại
Số từ xác định: gồm những từ chỉ ý nghĩa số lượng chính xác, có thể dùng để đếm,
để tính tốn về số lượng của sự vật như: một, hai, ba, năm, trăm, hai phần ba, bốn
phần năm …
Số từ không xác định: biểu thị số khơng chính xác. Loại này có số lượng khơng
nhiều lắm.
Ví dụ: vài, dăm, mươi, vài ba, đôi ba, dăm ba, một vài, một hai, ba bảy, hai ba,
năm sáu, mấy (phân biệt với từ mấy là đại từ để hỏi) …
1.2.5. Đại từ
a.Khái niệm: Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động
từ, tính từ trong câu khỏi lặp lại các từ ấy.Trong chương trình tiếng Việt ở tiểu học,
phần từ loại về đại từ chỉ nghiên cứu về đại từ xưng hô.Đại từ xưng hô là đại từ được
người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tơi, chúng tơi, mày,
chúng mày,nó,chúng nó,…
Ví dụ: Bọn nó ngày nào cũng đi làm thêm
b. Đặc trưng
- Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp
Đại từ xưng hơ có thể đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp khác nhau trong

câu.
+ Làm chủ ngữ
Ví dụ : Tôi học bài.
Tôi và anh là hai người bạn.
+ Làm vị ngữ
Ví dụ : Người được nhắc đến là tơi.
+ Làm bổ ngữ
Ví dụ :Mọi người rất u q tơi.
+ Làm định ngữ
Ví dụ :Bố mẹ tơi rất tự hào.
+ Làm trạng ngữ

11

c. Phân loại
– Đại từ nhân xưng (dùng để xưng hô), dùng chỉ ngôi, đại diện hay thay thế cho
danh từ. Gồm có 3 ngơi:
+ Trong ngơi thứ nhất (chỉ người nói): tơi, ta, tớ, chúng tơi, chúng ta,…
+ Trong ngôi thứ hai (chỉ người nghe): cậu, các cậu, …
+ Trong ngơi thứ ba (chỉ người khơng có trong giao tiếp nhưng được nhắc đến trong
giao tiếp): họ, hắn, bọn nó, chúng nó,…
Ngồi các đại từ nhân xưng phổ biến cịn có các danh từ làm từ xưng hơ ví dụ
như trong quan hệ gia đình như ơng, bà, anh, chị, em, con, cháu,… trong các nghề
nghiệp hoặc chức vụ riêng như bộ trưởng, thầy giáo, luật sư,…
– Đại từ sử dụng với mục đích hỏi. Như hỏi về người, vật (là ai, cái gì,…),hỏi về nơi
chốn, hỏi về thời gian, hỏi về tính chất sự vật, hỏi về số lượng…
– Đại từ thay thế các từ khác nhằm tránh việc lặp từ hoặc không muốn đề cập trực tiếp.
Căn cứ vào chức năng thay thế sẽ chia thành:
– Đại từ thay thế cho danh từ. Ví dụ như: chúng tôi, chúng mày, họ, chúng,…

– Đại từ thay thế động từ, tính từ. Ví dụ: thế, vậy, như thế, như vậy…
– Đại từ thay thế cho số từ. Ví dụ bao, bao nhiêu…
1.2.6. Phụ từ
a. Khái niệm
Từ chuyên đi kèm với các thực từ để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho các từ đó.
Phụ từ khơng làm trung tâm của các ngữ, khơng có khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ
trong câu. Phụ từ chia thành hai loại: Phụ từ chuyên đi kèm với danh từ và phó từ
chuyên đi kèm với động từ, tính từ.
b. Đặc trưng
Về mặt ý nghĩa, phụ từ không thực hiện được chức năng gọi tên (định danh).
Mà chỉ làm dấu hiệu cho một loại ý nghĩa nào đó mà thơi. Phụ từ khơng thể đảm
nhiệm vai trị thành tố chính của cụm từ, chúng chuyên làm thành tố phụ trong cụm từ

12

để bổ sung cho thành tố chính một ý nghĩa nào đó.Vì thế chúng được coi là các từ
chứng, làm bộc lộ bản chất ngữ pháp của các từ làm thành tố chính. Phụ từ khơng thể
một mình đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu, mà thường cùng với từ chính
đảm nhiệm chức năng của một thành phần câu.
Vì chức năng như thế, nên phụ từ cịn được gọi là từ kèm hoặc phó từ.
c . Phân loại
Căn cứ vào bản chất ngữ pháp của các từ chính mà phụ từ thường đi kèm, các
phụ từ được phân chia thành hai nhóm: - Nhóm các phụ từ thường đi kèm với danh từ:
Các phụ từ này làm thành tố phụ trước cho danh từ và chiếm vị trí 2 trong kết cấu của
cụm danh từ. Chúng làm dấu hiệu cho ý nghĩa về lượng sự vật, nhưng khác số từ ở
chỗ: chúng không thể dùng độc lập để tính đếm.Chúng thường được gọi là các lượng
từ. Đó là các từ: những, các, mọi, mỗi, từng, một,... Ví dụ: Trong lớp tơi, mỗi người có
một vẻ riêng.
Nhóm các phụ từ thường đi kèm với động từ và tính từ: các phụ từ này làm

thành tố phụ trước hay sau cho động từ hoặc tính từ. Có thể tách biệt chúng thành một
số nhóm nhỏ như sau: Các phụ từ chỉ ý nghĩa thời – thể: đã, từng, vừa, mới, đang, sẽ,
sắp....
Các phụ từ chỉ sự tiếp diễn tương tự, đồng nhất: đều, cũng, vẫn, cứ, còn, lại,...
Các phụ từ chỉ ý khẳng định hay phủ định: có, khơng, chưa, chẳng....
Các phụ từ chỉ ý mệnh lệnh: hãy, đứng, chớ (đi trước động từ), đi,nào (đi sau).
Các phụ từ chỉ mức độ: rất, hi, khí, khá (đi trước), quá, lắm, vơ cùng: cực kì (đi sau)....
Các phụ từ chỉ sự hoàn thành (xong, rồi), chỉ kết quả (được, mất, ra .... ), chỉ ý
tự lực (lấy), chỉ ý tưng hỗ (nhau), chỉ sự phối hợp (cùng, với), chỉ cách thức (ngay liền,
luôn, nữa, mãi, dần,...) Các phụ từ này thường đi sau động từ.
Ví dụ: Họ cũng sẽ khơng đến. Các anh cứ đi nào! Em đừng khóc nữa.
1.2.7. Quan hệ từ
a. Khái niệm: Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối
quan hệ giữa những từ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì,
ở, tại, bằng...
Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...
b. Đặc trưng: Từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
Các cặp quan hệ từ thường gặp là:
+ Vì…nên…; do…nên…; nhờ…mà…: biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả.
+ Nếu…thì…; hễ…thì…: biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả; điều kiện- kết quả.
+ Tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…: biểu thị quan hệ tương phản

13

+ Khơng những…mà cịn…; khơng chỉ…mà cịn…: biểu thị quan hệ thăng tiến.
Ví dụ : Vì bị ốm nên Lan khơng đi học được.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng Nam vẫn vươn lên học tập giỏi.
c. Phân loại
Quan hệ từ được chia làm hai loại: Quan hệ từ đẳng lập có một số từ thường

gặp như: rồi,và,với,hoặc,... Quan hệ từ chính phụ có một số từ như: rằng,do,nên,vì,...
Ví dụ: “Chiếc ơ tơ của chị ruột tơi ”ở đây chỉ quan hệ sở hữu
“Vì xe bị hết điện nên tôi không thể đi đến nhà bạn” quan hệ từ trong câu biểu
thị quan hệ nguyên nhân-kết quả.
1.2.8. Trợ từ
a. Khái niệm
Trợ từ là những từ ngữ đi kèm, kết hợp với những từ ngữ khác trong câu có tác
dụng để nhấn mạnh hoặc để biểu lộ sự đánh giá, nhận xét, giải thích về sự vật, sự việc
được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ: Bạn Lan có dọn vệ sinh lớp học nhưng dọn chưa kỹ.
Trợ từ trong ví dụ này là từ “ nhưng ” để đánh giá việc Lan dọn vệ sinh không
tốt.
b. Đặc trưng
Trợ từ chính là những từ được đi kèm với các từ ngữ trong câu nhằm mục đích
nhấn mạnh, biểu thị thái độ hoặc là đánh giá 1 sự vật hiện tượng nào đó
Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành. Một số trợ từ thường gặp:
Những, chính, đích, ngay,...
c. Phân loại
Trợ từ được chia thành 2 loại gồm:
Trợ từ dùng để nhấn mạnh cho một hành động, sự vật, sự việc được nói đến trong
câu, gồn các từ như cái, những, thì,mà,là,...
Trợ từ dùng để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc, gồm các từ như ngay,
chính, đích,...
1.2.9. Tình thái từ
a. Khái niệm
Tình thái từ chính là một số từ được thêm vào câu mục đích để tạo ra sắc thái
biểu cảm cho câu đó. Từ ngữ ngắn gọn được thêm vào câu tạo thành các câu cảm thán
hay cầu khiến
Ví dụ: Cha đi cơng tác rồi
Câu trên là câu trần thuật. Nhưng khi ta thêm từ à phía sau thì nó lại trở thành

câu nghi vấn
b. Đặc trưng

14

Tạo cho câu mạch ý mang ý nghĩa cầu khiến hay cảm thán
Thơng thường thì đặt ở cuối câu
Bộc lộ tình cảm và thái độ của người nói
c. Phân loại
Tình thái từ bao gồm các loại:
Tình thái từ nghi vấn, thường có các từ ngữ trong câu như à, hả, chăng,...
Tình thái từ cầu khiến, thường có từ ngữ trong câu như: đi, nào, hãy,...
Tình thái từ cảm thán, thường có từ ngữ trong câu như: ơi, trời ơi,sao,...
Tình thái từ thể hiện các sắc thái biểu cảm như: cơ, mà,...
1.2.10. Thán từ
a. Khái niệm
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng ( vui, buồn, giận, phấn
khích) của người nói hoặc dùng để gọi đáp (gọi đáp là một trong những thành phần
tình thái trong câu).
Ví dụ: Ơ hay, sao giờ mày chưa đi học (Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên), Trời ơi!
Điện thoại của tôi bị hỏng rồi (bộc lộ cảm xúc nuối tiếc)
b. Đặc trưng
Thán từ là một câu đặc biệt
Thán từ có thể được tách riêng thành 1 câu đặc biệt, nhằm bổ nghĩa cho câu phía
sau nó.
Ví dụ: Trời ơi! Khơng thể tin được điểm thi lần này lại cao đến như vậy => Ta thấy
từ Trời ơi đã được tách riêng và tạo thành một câu đặc biệt, đồng thời đảm nhiệm vai
trò là thành phần Thán từ trong câu
Thán từ là một bộ phận trong câu

Thán từ như một bộ phận trong câu, có thể đứng ở vị trí đầu hoặc giữa câu
Ví dụ: Này, anh ấy vừa đi đâu đó? => Ta thấy lúc này Thán từ này đứng vị trí đầu
câu và cũng đã trở thành một bộ phận trong câu.
c. Phân loại
Thán từ được chia thành 2 loại chính gồm:
Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, thường có các từ như than ôi, trời
ơi, chao ôi, à, ô hay, ơ, ái,...
Thán từ gọi đáp thường dùng trong giao tiếp hằng ngày, thường có các từ như
vâng, ạ, dạ, thưa, này, ơi, ...
Nội dung 2: Chọn 3 văn bản trong SGK Tiếng Việt ở tiểu học, xác định các
từ loại danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ (những từ loại được dạy trong
chương trình tiểu học) có trong các văn bản đó.
Ơng Trạng thả diều ( SGK lớp 4, tập 1, trang 104 )

15

Vào đời vua Trần Thái Tơng, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên
là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
Lên sáu tuổi, chú học ơng thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu
hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hơm, chú thuộc hai mươi trang sách mà
vẫn có thì giờ chơi điều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào,
chú cũng đứng ngồi lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới
mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng
trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; cịn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào
trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi
vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin
thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng ngun. Ơng Trạng khi ấy mới

có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
Theo TRINH ĐƯỜNG
Danh từ: Trần Thái Tông, Nguyễn Hiền
Động từ:Chơi (chơi thả diều), mở (nhà vua mở khoa thi),làm
Tính từ: Trẻ (đó là Trạng ngun trẻ nhất nước ta), ham(chú bé rất ham thả diều)
Đại từ: Chú, thầy
Quan hệ từ:
Vẽ trứng ( SGK lớp 4,tập 1,trang 120,121 )
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ơ-nác-đơ đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến nhờ
nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ
hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:
- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay khơng có lấy
hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả
trứng, người họa sĩ phải rất khổ cơng mới được.
Thầy lại nói:
- Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ
và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì
cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt

16

xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế
giới, là niềm tự hào của tồn nhân loại. Khơng những thế, Lê-ơ-nác-đơ đa Vin-xi còn
là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.
Theo XUÂN YẾN
Danh từ: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô

Động từ: Chán ngán, tự hào
Tính từ: Bé
Đại từ: Con, thầy
Quan hệ từ:
Văn hay chữ tốt ( SGK Lớp 4, tập 1,trang 129 )
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho
điểm kém.
Một hơm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn,
có được khơng?
Cao Bá Qt vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lịng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào
ngờ, chữ ông xấu q, quan đọc khơng được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện
đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Qt vơ cùng ân hận. Ơng biết dù
văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ơng dốc hết sức luyện
viết chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông
viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những
cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ơng mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp
nước là người văn hay chữ tốt.
Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995)
Danh từ: Cao Bá Quát
Động từ: Vui vẻ
Tính từ: Chữ xấu
Đại từ: Bà cụ,cháu
Quan hệ từ:

17

KẾT LUẬN
Từ loại trong chương trình sách tiếng Việt tiểu học có vai trị quan trọng để
củng cố những kiến thức cơ bản cho giáo viên và học sinh. Đối với người giáo viên
tiểu học muốn dạy tốt về từ loại tiếng Việt thì cần phải nắm vững các kiến thức về từ
loại. Trong q trình giảng dạy cần có những ví dụ sinh động, phù hợp với khả năng tư
duy của học sinh và gần gũi với cuộc sống hằng ngày…Trong khi đứng lớp không nên
tạo áp lực quá căng thẳng cho học sinh. Trong giờ học có thể tổ chức các trị chơi ơ
chữ,các trị chơi lên quan đến nội dung bài học. Để rèn luyện khả năng viết văn và sử
dụng từ loại,giáo viên có thể yêu vầu học sinh viết đoạn văn tự chọn theo chủ điểm có
sử dụng các từ loại. Đối với những bài tập khó, cần có sự định hướng cụ thể giúp các
em thực hành tốt hơn.

18

1.
2.
3.
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Thị Kim Liên (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.
Chu Thị Thủy An (2005), Dạy học luyện từ và câu, NXB Giáo dục.
Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1, NXB GD.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, NXB GD, 2000