Bài tập xử lý tình huống luật công chức

Tổng hợp bài tập tình huống luật hành chính .pdf ✓ Ngân hàng câu hỏi môn luật hành chính có đáp án, bài tập luật hành chính về cán bộ, công chức ✓ Câu hỏi bài tập tình huống môn luật hành chính và lời giải chi tiết ✓ Download bài tập luật hành chính không mất phí tại ViecLamVui

Bài tập xử lý tình huống luật công chức


  • 1 Tải bài tập tình huống luật hành chính có đáp án PDF

Tải bài tập tình huống luật hành chính có đáp án PDF

Sau đây là tài liệu bài tập tình huống luật hành chính có lời giải chi tiết. Bài tập xử lý tình huống Luật hành chính là các tình huống xử lý vi phạm luật hành chính được ViecLamVui tổng hợp giúp sinh viên ngành Luật dễ dàng ôn tập môn Luật hành chính để chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Câu hỏi và cách giải bài tập tình huống môn luật hành chính căn cứ trên quy định về Luật hành chính hiện hành.

XEM TRƯỚC

TẢI FULL TÀI LIỆU BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LUẬT HÀNH CHÍNH

>> Tham khảo thêm các tài liệu luật hành chính khác: 

  • Giáo trình luật hành chính
  • Đề thi luật hành chính
  • Trắc nghiệm luật hành chính
  • Tiểu luận luật hành chính

Trên đây là tổng hợp bài tập tình huống luật hành chính có đáp án PDF, ViecLamVui - chuyên trang tìm việc nhanh miễn phí - gửi đến bạn. Hy vọng tài liệu trên có thể hỗ trợ việc học tập và nghiên cứu của các bạn thật hiệu quả.

#BaiTapTinhHuongLuatHanhChinh #BaiTapTinhHuongLuatHanhChinhCoDapAn #ViecLamVui

Đề cương ôn tập môn Luật hành chính có đáp án. Tổng hợp các câu hỏi ôn tập và bài tập tình huống môn luật hành chính có đáp án.

BÀI 1: NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao.

>>> Xem thêm:

  • 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
  • 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
  • 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
  • 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
  • 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
  • 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
  • 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật

1. Tất cả những quan hệ xã hội có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.

2. Luật hành chính có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội mà ở đó không có sự hiện diện của cơ quan hành chính nhà nước.

3. Hoạt động chấp hành – điều hành trong đơn vị sự nghiệp công lập là đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính.

4. Luật hành chính không chỉ sử dụng phương pháp quyền uy – phục tùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành – điều hành.

5. Các bên trong quan hệ hành chính nhà nước luôn có sự phụ thuộc với nhau về mặt tổ chức.

BÀI 2: QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH, NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao.

1. Cơ quan nhà nước ở địa phương không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính.

2. Chỉ thị của UBND các cấp không thể là nguồn của luật hành chính.

3. Nguồn của luật hành chính không thể là quyết định do Bộ trưởng ban hành.

4. Chỉ văn bản quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành là nguồn của luật hành chính.

5. Quyết định do UBND các cấp ban hành có thể không là nguồn của luật hành chính

BÀI 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao.

1. Quy phạm Luật Hành chính là cơ sở thực tế làm phát sinh quan hệ Luật Hành chính.

2. Cá nhân có thể chỉ có năng lực hành vi hành chính mà không có năng lực pháp Luật Hành chính.

3. Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ pháp Luật Hành chính là trách nhiệm trước bên bị thiệt hại.

4. Quan hệ Luật Hành chính không thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham gia quan hệ.

5. Năng lực pháp Luật Hành chính và năng lực hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước phát sinh vào những thời điểm khác nhau.

BÀI 4: CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Tất cả thành viên Chính phủ đều do Quốc hội bầu ra và phải là Đại biểu Quốc hội.

3. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước có đơn vị cơ sở trực thuộc.

4. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

5. Tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh đều tổ chức cơ quan chuyên môn với tên gọi như nhau.

BÀI 5: CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích

1. Ngạch cán bộ thể hiện trình độ và thâm niên công tác của cán bộ.

2. Khi công chức thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính mà không bao giờ bị xử lý kỷ luật.

3. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Giám đốc Sở Tư pháp là Bộ trưởngBộ Tư pháp.

4. Việc tuyển dụng công chức chỉ được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển.

5. Không được họp hội đồng kỷ luật trong mọi trường hợp vắng mặt cán bộ, công chức vi phạm.

II. Bài tập tình huống

Bà B công tác tại Ủy ban nhân dân huyện X (tỉnh Y). Ngày 4/10/2019, bà B có hành vi hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với công dân liên hệ công tác. Người có thẩm quyền phát hiện ra hành vi vi phạm này và quyết định xử lý kỷ luật bà B.

a. Anh (chị) hãy xác định người có thẩm quyền và hình thức kỷ luật có thể áp dụng đối với và B?

b. Theo xác nhận của bệnh viện đa khoa tỉnh Y thì bà B đang mang thai 12 tuần? Người có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào?

CHƯƠNG 6: ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ VIÊN CHỨC

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích

1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không phải là viên chức.

2. Bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Quốc tế Việt – Pháp là viên chức.

3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không bao giờ được chấm dứt hợp đồng làm việc đối với lao động nữ đang trong thời gian có thai.

4. Người xin dự tuyển làm viên chức không nhất thiết phải đủ 18 tuổi trở lên.

5. Viên chức là những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng lao động.

II. Bài tập tình huống

Bà Nguyễn Thị Y là bác sỹ ngoại khoa, công tác tại Bệnh viện M (trực thuộc Bộ Y tế). Bà được cử tham dự một hội thảo quốc tế về tim mạch tại Pháp từ ngày 02/3/2019 đến ngày 08/3/2019. Theo dự kiến, bà sẽ về nước ngày 10/3/2019 và sẽ thực hiện 3 ca mổ cho các bệnh nhân nhi bị hở van tim bẩm sinh vào ngày 11/3/2019. Thế nhưng, ngày 16/3 bà mới trở lại nơi làm việc với lý do trong thời gian ở Pháp bà bị đau ruột thừa cấp, phải tiến hành phẫu thuật và điều trị. Anh (chị) hãy xác định và nêu căn cứ pháp lý:

a. Có thể xử lý kỷ luật bà Y không? Tại sao?

b. Giả sử, bà Y đã tự ý kéo dài thời gian tham dự hội thảo để đến thăm con trai đang du học tại Bỉ. Hình thức xử lý kỷ luật nào sẽ được áp dụng đối với bà Y và thẩm quyền xử lý kỷ luật thuộc về ai?

BÀI 7: HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.

1. Hoạt động ban hành Luật của Quốc hội là một hình thức quản lý nhà nước quan

trọng.

2. Mọi chủ thể quản lý đều có thể sử dụng các biện pháp tổ chức – xã hội trực tiếp.

3. Không thể sử dụng nhiều hình thức quản lý khác nhau cho một hoạt động quản lý nhà nước.

4. Phương pháp cưỡng chế nhà nước chỉ được áp dụng đối với những chủ thể vi phạm pháp luật.

5. Phương pháp thuyết phục là phương pháp quản lý nhà nước duy nhất hướng đối tượng quản lý tới các xử sự tự giác.

BÀI 8: QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao.

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không phải là quyết định quản lý nhà nước.

2. Có thể cho phép tồn tại một quyết định quản lý nhà nước hợp pháp nhưng không hợp lý.

3. Không thể cho phép tồn tại một quyết định quản lý nhà nước hợp lý nhưng không hợp pháp.

4. Quyết định quản lý nhà nước chỉ thể hiện dưới dạng văn bản.

5. Thủ tục rút gọn không áp dụng cho việc ban hành các quyết định quản lý nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

BÀI 9: KHÁI QUÁT VỀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.

1. Biện pháp phòng ngừa hành chính chỉ bao gồm các biện pháp bắt buộc trực tiếp.

2. Trưng dụng tài sản công dân không phải là biện pháp ngăn chặn hành chính.

3. Mọi trường hợp khám người theo thủ tục hành chính đều phải có quyết định bằng văn bản.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

5. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng trong tất cả các trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi vi phạm.

BÀI 10: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH

I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.

1. Khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm hành chính vẫn có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính.

2. Mọi tang vật, phương tiện liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính đều bị tịch thu.

3. Biên bản vi phạm hành chính chỉ có giá trị pháp lý khi có chữ ký của người vi phạm.

4. Vi phạm hành chính được thực hiện ở đâu thì phải thực hiện việc nộp phạt tại nơi đó.

5. Người chưa thành niên vi phạm hành chính luôn bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.

II. Bài tập tình huống

Ngày 28/4/2018, lực lượng công an phường X, quận Y, tỉnh Z phát hiện bốn đối tượng người Việt Nam là: A (13 tuổi), B (15 tuổi), C (17 tuổi), D (19 tuổi) đánh bạc ăn tiền trái phép.

a. Căn cứ vào Điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, anh (chị) hãy cho biết hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả nào có thể áp dụng đối với những cá nhân nêu trên? Cơ sở pháp lý?

b. Mức phạt tiền cụ thể đối với những cá nhân vi phạm như thế nào? Cơ sở pháp lý?

c. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được tính như thế nào? Cơ sở pháp lý?

BÀI 11: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.

1. Không áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.

2. Không áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.

3. Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhằm mục đích cách ly người bị áp dụng biện pháp này khỏi cộng đồng.

4. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người thành niên.

5. Người vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

II. Bài tập tình huống

B (13 tuổi) dùng dao chém vào người D vì cho rằng anh này dám “nhìn đểu” mình, gây thương tích cho nạn nhân 62%. Theo kết luận của cơ quan điều tra, B đã thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý. Nhưng vì B chưa đạt đến độ tuổi luật định nên chỉ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với B.

Xác định và nêu căn cứ pháp lý:

a. Biện pháp xử lý hành chính nào sẽ được áp dụng đối với B? Thẩm quyền áp dụng?

b. Thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với B?

c. Nếu B không có nơi cư trú ổn định thì xử lý như thế nào?

BÀI 12: CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích

1. Người có thẩm quyền khám người đồng thời là người có thẩm quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật.

2. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ thì người có thẩm quyền phải luôn giữ xe đó tại kho bãi của cơ quan nhà nước.

3. Việc ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải bằng văn bản.

4. Việc niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính luôn được tiến hành ngay trước mặt người vi phạm.

5. Trong trường hợp chủ phương tiện vận tải bỏ trốn thì việc khám phương tiện vận tải phải có ít nhất một người chứng kiến.