Bán hàng facebook bị phạt

Bán hàng qua mạng xã hội đặc biệt là ở Facebook đang trở nên ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, lợi dụng tính “ảo” của các trang mạng, nhiều cá nhân bán hàng giả khiến người mua “tiền mất tật mang”. Hành vi này nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí là xử lý hình sự.

Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, chế tài xử phạt dành cho hành vi bán hàng giả trên Facebook là phạt hành chính với số tiền lên đến hàng chục triệu đồng (có thể lên đến 100 triệu đồng). Thậm chí nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng thì người bán hàng giả có thể bị xử lý hình sự.

Bán hàng giả qua Facebook sẽ bị phạt tiền lên tới 100 triệu đồng

Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa (điểm e, khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP), mức xử phạt cho hành vi này tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).

Bán hàng facebook bị phạt

Nếu hàng giả là mỹ phẩm - vốn được rất nhiều tài khoản bán hàng trên facebook đăng bán với tần suất dày đặc thì mức phạt sẽ được nhân đôi. Do đó, số tiền phạt cao nhất có thể lên đến 100.000.000 đồng.

So với quy định tại Nghị định cũ, mức phạt mới đã mạnh hơn rất nhiều (mức tối thiểu tăng từ 200.000 đồng lên 2.000.000 đồng, mức tối đa tăng từ 60.000.000 đồng lên 100.000.000 đồng).

Bán hàng giả qua facebook sẽ bị xử lý hình sự khi nào?

Các cá nhân bán hàng trên Facebook, nếu bị phát hiện mặt hàng đó "nhái" theo nhãn hiệu khác và hành vi rơi vào một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tiền phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017):

Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Theo đó, khi số tiền thu lợi bất chính đạt 50.000.000 đồng hoặc hành vi bán hàng nhái gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả".

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà mức hình phạt sẽ tăng theo. Nếu người phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì sẽ không áp dụng hình phạt tiền nữa mà sẽ bị phạt tù, mức án từ 05 năm đến 10 năm tù. Đặc biệt, nếu số tiền thu lợi bất chính vượt ngưỡng 500 triệu thì mức án phạt có thể lên tới 15 năm tù giam.

 

Nhiều người email tới blolg của chị Tâm hỏi bán hàng trên facebook có bị phạt không? Nhiều người hiện nay vẫn cho rằng bán hàng Facebook bị phạt nên không dám kinh doanh mặt hàng gì cả? Vậy sự thật như thế nào, liệu có bị phạt khi bán hàng qua facebook?

Bán hàng facebook bị phạt
Bán hàng trên facebook có bị phạt không

Trên thực tế thì khi bạn bán bất cứ mặt hàng hoặc cung cấp, kinh doanh dịch vụ gì cũng đều phải chịu sự quản lý của nhà nước, nói đúng ra là bạn cần phải tuân theo các quy định của pháp luật. Nhà nước chính là pháp luật, pháp luật là nhà nước. Suy cho cùng, chấp hành đúng các chủ trương chính sách là để tôn trọng và cùng hòa nhịp cộng đồng, vì quyền lợi chung của tất cả số đông, mỗi công dân phải vì tập thể. Luật sinh ra là để đảm bảo công bằng, vì quyền lợi của mỗi người, bảo vệ cá nhân.

Do đó, dù kinh doanh offline (thực tế) hay bạn kinh doanh qua mạng (như bán hàng trên Facebook chỉ là một kênh thôi) thì đều phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước và pháp luật. Có nhiều quy định cho mỗi mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ song có những quy định quan trọng như bạn phải nộp thuế cho nhà nước khi kinh doanh + sản phẩm đó phải được phép, có sự quản lý về chất lượng, nguồn gốc, độ an toàn và nhiều khía cạnh liên quan khác...

Tuy nhiên, từ khi mạng xã hội ra đời, hình thức bán hàng qua mạng, kinh doanh bán hàng Facebook bắt đầu nở rộ đến gần đây, hầu như bán hàng Facebook không bị phạt vì nó còn khá mới mẻ mà các chế tài của nhà nước thì vẫn chưa ra kịp để thích ứng.

Song theo thời gian, việc bán hàng qua Facebook đã bộc lộ nhiều mặt trái như lừa đảo nhiều, bán hàng lậu, hàng không có đủ tem nhãn, xuất xứ; chất lượng kém, có hiện tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản... gây ảnh hưởng tới xã hội vì thế việc bán hàng qua Facebook đang và chắc chắn sẽ được đưa vào diện quản lý.

Cụ thể là từ năm 2016 nhà nước hiện nay đã có quy định mới về bán hàng trên mạng, theo đó từ 1/7/2016 việc bán hàng qua mạng có thể sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 292 Bộ luật hình sự sửa đổi.

Theo quy định hiện hành, các trang facebook bán hàng, các trang mạng bán hàng online không phải đăng ký nếu chủ sở hữu trang mạng đó chỉ phục vụ riêng cho mục đích bán hàng của cá nhân.

Trong trường hợp chủ sở hữu có một trong các hoạt động như cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ trên trang của mình nhưng không đăng ký hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử thì có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội “cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” theo quy định tại điều 292 Bộ luật hình sự sửa đổi.

Theo đó,  các hành vi kinh doanh vàng trên tài khoản; sàn giao dịch thương mại điện tử; kinh doanh đa cấp; trung gian thanh toán; trò chơi điện tử trên mạng và các dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc kinh doanh không đúng nội dung giấy phép đã được cấp mà thu lợi bất chính từ năm mươi triệu đồng hoặc có doanh thu từ năm trăm triệu đồng trở lên có thể bị xử lý hình sự.

Theo quy định này thì chỉ có các trang dạng như trang thương mại điện tử, ví dụ vatgia chẳng hạn, nơi bạn có thể tạo tài khoản để bán hàng trên đó... sẽ bị xử lý nếu không có giấy phép hoạt động. Còn bán hàng trên Facebook, nếu là kênh của cá nhân bạn quản lý thì theo chúng tôi hiểu là vẫn chưa phải đăng ký và không bị phạt, bạn có thể tham gia buôn bán bình thường, miễn là bạn phải bán hàng chất lượng, hàng có nguồn gốc rõ ràng, việc kinh doanh không có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản...\

Nếu bạn vi phạm thì vẫn bị xử phạt như thường, thậm chí bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng.

Bài viết chỉ thể hiện cách hiểu biết riêng của blog chị Tâm, nếu chưa đầy đủ, mong bạn có thêm góp ý!

Kinh nghiệm kinh doanh hàng xách tay trên Facebook
Có quảng cáo trên Facebook mới bán được nhiều hàng, tại sao
Quy định về kinh doanh hàng xách tay - trốn thuế là bị phạt

Chia sẻ của bạn là gì? Bạn có đồng ý với hỏi – đáp này? Nếu bạn có thêm thông tin, hiểu biết- đừng ngại để lại vài dòng cảm nhận hoặc chia sẻ của bạn tại phần comment để mọi người cùng đọc

Nếu bạn muốn nêu câu hỏi, vui lòng gửi email cho wikiHoidap theo địa chỉ: [email protected] | Câu hỏi của bạn sẽ được hồi âm sớm nhất