Bao lâu nên tẩy giun 1 lần

Người lớn uống 6 tháng 1 lần bạn ạ, thuốc có nhiều loại bạn tham khảo những loại này nhé:

Hiện nay có những thuốc tẩy giun rất tốt, có hiệu quả cao, ít tác dụng phụ, phổ tác dụng rộng (trị được nhiều loại giun cùng lúc).

Mebendazol: Thuốc này có nhiều biệt dược (tên thương mại) quen thuộc như: vermox, fugacar, mebendacin, noverm... Thuốc có phổ tác dụng rộng, công hiệu trị cùng lúc các loại giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, và giun lươn.

Mebendazol có cơ chế tác dụng là ức chế tổng hợp tubulin (một loại protein đặc biệt dạng cầu chứa 10 -14 phân tử sắp xếp để tạo ra một vi cấu trúc hình ống) khiến cho không thành lập được các tiểu quản trong cơ thể giun. Thuốc hay được dùng, không độc nên liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là giống nhau. Khi dùng thuốc không phải nhịn ăn, hoặc uống kèm thuốc tẩy như các thuốc trị giun cũ.

Mebendazol có các dạng bào chế: viên nén 100mg, 500mg, dung dịch uống 20mg/ml, hỗn dịch uống 20mg/ml. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Albendazol: Với các tên biệt dược quen thuộc như aldazol, abentel, zeben, zentel... có phổ tác dụng rộng, diệt giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn. Cơ chế tác dụng của thuốc tương tự như mebendazol. Thuốc không độc, nên người lớn và trẻ em trên 2 tuổi uống liều lượng như nhau. Albendazol có các dạng viên nén 200mg và 400mg, lọ 10ml hỗn dịch 20mg/ml (2%) và 40mg/ml (4%).

Không dùng albendazol cho người có thai và phụ nữ nuôi con bú, người bệnh gan, bệnh máu và tủy xương. Với phụ nữ có thai, có tài liệu còn ghi mạnh mẽ hơn: không được có thai ít nhất sau 30 ngày dùng thuốc, vì thuốc có thể gây tai biến nguy hiểm cho thai (nên dùng thuốc ở tuần lễ đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau xét nghiệm thai âm tính). Còn các phản ứng phụ rất ít xảy ra, nếu có cũng nhẹ (chóng mặt, buồn nôn, đau bụng...) và ngừng thuốc sẽ khỏi.

Pyrantel pamoat: Thuốc thuộc nhóm amidin vòng. Với các biệt dược như: anthel, combantrin, pilcom, panatel... có tác dụng diệt giun đũa, giun kim, giun móc nhưng không có tác dụng với giun tóc. Pyrantel có cơ chế tác dụng như acetylcholin, làm cơ giun khử cực bền, cơ giun co mạnh cấp tính, ngừng co bóp tự phát (tác dụng nicotinic), đồng thời pyrantel ức chế cholinesterase, rút cuộc cơ giun liệt cứng và bị tống ra khỏi ruột người.

Pyrantel pamoat ít hấp thu qua ống tiêu hóa người nên tác dụng tại chỗ mạnh và là nhóm thuốc được đánh giá khá an toàn cho phụ nữ có thai bị nhiễm giun cần tẩy. Tuy vậy, để dè chừng, người ta vẫn khuyên tránh dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng nên tránh dùng cho người bệnh gan và trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Các tác dụng phụ thường nhẹ (nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn...) và sau khi ngừng thuốc sẽ hết.

Điều quan trọng là phải phòng bệnh để tránh bội nhiễm, tái nhiễm giun. Cần phải giữ gìn môi trường sống tốt (vệ sinh phân, nước, rác, chống ruồi, nhặng, gián...) và có ý thức vệ sinh ăn uống, định kỳ tẩy giun 4 - 6 tháng một lần.

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun. Khi giun chui vào trong cơ thể trẻ em, chúng sẽ trành giành những chất dinh dưỡng, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí tuệ và tinh thần của con. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và học tập của bé. Do vậy việc tẩy giun cho trẻ là việc làm cần thiết.

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun chủ yếu là các loại giun như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ thường rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh, hay bò, chơi lê la trên sàn, đi chân đất, và mút tay, nên trẻ con rất dễ bị nhiễm giun.

Ngoài ra, ở một số vùng có điều kiện vệ sinh kém trẻ có thể nhiễm giun từ thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. Đối với giun móc, ấu trùng xâm nhập xuyên qua da vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ.

Khi giun chui vào trong cơ thể trẻ em, chúng sẽ trành giành những chất dinh dưỡng, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí tuệ và tinh thần của con. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và học tập của bé.

Đặc biệt, trong một số trường hợp giun gây ra biến chứng như như giun chui ống mật, giun chui ống tụy, tắc ruột, viêm nhiễm bộ phận tiết niệu – sinh dục,… trẻ cần can thiệp và xử trí kịp thời .

Do vậy việc tẩy giun cho trẻ là việc làm cần thiết. Các bác sĩ Nhi khoa khuyên mẹ nên tẩy giun định kỳ cho trẻ khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

2. Bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 1 lần?  

Tần suất tẩy giun định kỳ cho trẻ phụ thuộc vào vùng dịch tễ. Theo số liệu của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, tình hình nhiễm giun tại các tỉnh Đôn Nam Bộ trong đó có TP. HCM là 13%. Với tỷ lệ này thì tần suất tẩy giun định kỳ theo khuyến cáo là 1 năm/lần. Đặc biệt, tất cả thành viên trong gia đình nên thực hiện tẩy giun vào cùng thời điểm để tránh trường hợp lây nhiễm trứng giun.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ

Thuốc tẩy giun cho trẻ là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn, tuy nhiên khi tẩy giun cho trẻ mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

– Chỉ nên tẩy giun khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

– Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ.

– Khi uống thuốc tẩy giun trẻ có thể có một số phản ứng phụ  (ít gặp) sau khi dùng thuốc như trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi.

– Một số rất ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, nên đưa bé đi khám để được bác sĩ Nhi khoa để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

– Đặc biệt, điều quan trọng nhất mà ba mẹ cần lưu ý là không phải tất cả trẻ đều có thể uống thuốc tẩy giun. Có một số trường hợp chống chi định như: trẻ mắc những bệnh mãn tính như suy tim, suy gan, suy thận, đang bệnh cấp tính, đang sốt , …. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tẩy giun cho con.

Ngoài ra, bên cạnh việc tẩy giun định kỳ, phụ huynh cần phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh môi trường sống tốt. Đặc biệt là cần vệ sinh sạch sẽ và đúng cách phân, nước tiểu, rác, các đồ vật bẩn giun dễ ký sinh trên đó. Ăn uống bảo đảm vệ sinh và đừng quên vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút ngón tay.

4. Các loại thuốc tẩy giun nào thường dùng cho trẻ em

– Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.

– Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.

– Trẻ nhỏ phải nghiền thuốc pha với nước uống.

– Trẻ lớn nên nhai thuốc tẩy giun và uống với nước.

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi trước khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ.

Bài viết được sự tư vấn của BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Trưởng Khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus 

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Nhiễm giun đường ruột  có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ người lớn đến trẻ em. Khi cư trú lâu trong cơ thể người sẽ hút hết các chất dinh dưỡng, Vitamin, Protein, sắt… làm cho người bệnh suy nhược,  thiếu sắt. Do đó việc tẩy giun  định kỳ là cần thiết. Vậy bao lâu tẩy giun một lần?

1. Tìm hiểu chung về nhiễm giun

Giun là loài ký sinh trùng sống ăn bám ở người và chủ yếu là ở đường ruột. Giun trưởng thành sống trong ruột và từ đây sản sinh ra hàng ngàn trứng mỗi ngày. Đặc biệt khi trứng giun được thải ra đất theo phần làm cho đất bị nhiễm và chủ yếu xảy ra ở những nơi thiếu vệ sinh.

Hãy cùng tìm hiều về con đường truyền nhiễm giun

  • Các loại giun đũa, giun tóc giun kim sẽ lây qua đường tiêu hóa: nếu bạn ăn phải thức ăn bẩn hoặc kém vệ sinh và trong đó có vô tình ẩn chứa trứng giun như các nguồn nước bị nhiễm trứng giun, trẻ em nghịch đất cát nhiễm trứng giun và đưa vào miêng, các loại rau ăn sống hoặc thức ăn không được nấu chín kỹ hay chưa rửa sạch.
  • Còn đối với giun móc thì ban đầu trứng giun sẽ được nở thành ở ấu trùng ở đất và sau đó mới xâm nhập vào cơ thể bằng việc chui qua da như chân và tay. Xuất hiện nhiều ở những người thường xuyên không đi dép vào vùng đất bị ô nhiễm. Thời gian phát triển thành trứng có ấu trùng mới có thể gây nhiễm bệnh do  đó nhiễm giun không thể lây trực tiếp từ người sang người hoặc nhiễm từ phân tươi.

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:

Bao lâu nên tẩy giun 1 lần
Trẻ bị nhiễm giun nếu không được tẩy định kỳ sẽ dẫn nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nhiễm giun sán gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và đặc biệt ở trẻ em

  • Chán ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng kém: Do giun ký sinh lâu ngày trong cơ thể làm giảm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết làm cho cơ thể bị thiếu hụt Vitamin. Khiến cho trẻ mất đi cảm giác thèm ăn và ăn không ngon miệng.
  • Gặp vấn đề trong việc phát triển thể chất và trí tuệ:  Do giun cư trú lâu ngày và hút mất các chất dinh dưỡng, vitamin, protein, sắt... khiến cơ thể suy nhược, thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện học tập và làm việc.
  • Nguy cơ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm: Có thể đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như viêm loét ruột, viêm đường mật, tắc ruột, viêm tụy cấp hoặc một số bệnh lý nghiêm trọng khác như rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa hoặc rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa ở nữ giới.

2. Bao lâu tẩy giun một lần và như thế nào để đúng cách?

Các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch khuyến cáo bạn nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/ 1 lần đối với cả trẻ em và người lớn. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho mọi người tốt nhất.

6 tháng là một khoảng thời gian hợp lý không quá nhiều và cũng không quá xa. Nếu thời gian giữa những đợt tẩy giun quá xa sẽ khiến cho lần tẩy giun tiếp theo tác dụng của thuốc không đủ để tiêu diệt hết số lượng giun có trong cơ thể. Và nếu thời gian giữa những lần tẩy giun gần quá thì không cần thiết khi chưa có giun xuất hiện.

Thời gian uống  thuốc để đạt hiệu quả cao: nhiều người cho rằng uống thuốc tẩy giun trong lúc dạ dày rỗng sẽ giúp đạt hiệu quả cao  hơn. Nhưng không hoàn toàn đúng vì hiện nay thuốc tẩy giun đã có nhiều cải tiến. Do đó bạn có thể uống vào mọi thời điểm trong ngày.

Tẩy giun cho tất cả các thành viên trong gia đình: Do đặc tính lây nhiễm chéo của giun nên nhằm hạn chế trường hợp đó có thể xảy ra thì hãy đồng loạt tẩy giun cùng một lúc cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Chọn thuốc tẩy giun: Trên thị trường thuốc hiện nay có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị các loại giun khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại thuốc: Mebendazol, nhóm Albendazol và nhóm Pyrantel pamoat. Cụ thể hơn: Mebendazol là hoạt chất thuộc nhóm chống giun sán phổ rộng, sử dụng đơn liều, hiệu quả cao và ít tác dụng phụ nên phù hợp với phần đông các đối tượng, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ.

Bao lâu nên tẩy giun 1 lần
Rửa tay sạch thường xuyên là một cách để phòng ngừa giun hiệu quả

3. Cách phòng ngừa nhiễm giun

Nhiễm giun thì có thể loại trừ bằng các loại thuốc tẩy giun bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, tuy nhiên có thể bị tái nhiễm nếu không thực hiện kết hợp thêm các biện pháp khác. Dưới đây là một vài lời khuyên có thể hạn chế khả năng nhiễm giun đường ruột. Chính vì vậy cần có những biện pháp để phòng ngừa nhiễm giun và đặc  biệt với đối tượng trẻ em: 

  • Rửa sạch sẽ những loại trái cây hoặc rau củ trước khi dùng. Đặc biệt là những loại rau củ dùng để ăn sống hoặc ăn trực tiếp thì cần ngâm bằng nước muối loãng sau khi đã rửa sạch.
  • Không nên ăn các loại thịt sống hay gỏi vì nó ẩn chứa rất nhiều loại vi khuẩn mà mắt thường chúng ta khó nhận biết được.
  • Nên hình thành thói quen đi dép khi chơi  ngoài trời.
  • Thực  hiện ăn chín uống sôi.
  • Vệ sinh cá nhân: Cần thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ trước và sau khi ăn; rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh.k
  • Giữ sạch môi trường sống: Cần giữ vệ sinh nhà ở và không gian sinh hoạt sạch sẽ, tránh nước đọng, đất cát hoặc những yếu tố lý tưởng cho giun sán dễ phát triển.

Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi bao lâu tẩy giun một lần?. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn tẩy giun an toàn và có sức khỏe tốt. 


Page 2

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một ngôi trường trẻ về cả tuổi đời lẫn phong cách giảng dạy. Tuy nhiên, nhờ chất lượng đào tạo và khả năng thực tế của sinh viên, trường đã gây dựng được thương hiệu và uy tín của mình trong hệ thống giáo dục quốc gia.

Sứ mệnh

Đảm nhận sứ mệnh cao cả là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế, trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn nỗ lực góp sức mình cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực chung phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch hướng tới mục tiêu đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực: Dược, Điều dưỡng, Y học cổ truyền. Sinh viên khi ra trường sẽ được nhà trường trang bị và bồi dưỡng hoàn thiện từ trình độ, y đức đến kỹ năng thực tế để có thể tự tin vững bước vào nghề.

  • Bao lâu nên tẩy giun 1 lần

Song song với đào tạo nghiệp vụ, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn theo đuổi và kiên định với mục tiêu truyền cho mỗi sinh viên “ngọn lửa” nhiệt huyết với nghề, rèn luyện cái tâm, lòng nhân ái, sự kiên trì nhằm hình thành “lương y” cao cả cho mỗi cán bộ y tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bên cạnh đó, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn mang đến những cơ hội học bổng, các chương trình liên kết đào tạo để tạo cơ hội cho sinh viên đi du học, giúp các em nâng cao tay nghề và có trải nghiệm đáng giá tại các quốc gia có nền y học tiên tiến hàng đầu thế giới.

Tầm nhìn

Với sứ mệnh của mình, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đặt ra tầm nhìn đến năm 2021 sẽ trở thành môi trường đào tạo ngành Y chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, là cái nôi sinh thành của những cán bộ Y tế có tâm, có tầm. Trường hướng công tác giảng dạy, học tập gắn liền với nhu cầu thực tiễn, tuyệt đối tuân thủ triết lý giáo dục thời đại mới “Thực học – Thực nghề” nhằm hướng tới mục tiêu đáp ứng 100% nguồn nhân lực ngành y cho xã hội.

Mục tiêu cuối cùng nhà trường là đóng góp cho sự nghiệp kiến thiết đất nước nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao, tâm huyết, đủ năng lực và bản lĩnh, từ đó nâng cao chất lượng và tầm vóc của nền Y tế Việt Nam nói chung. Để hoàn thành những mục tiêu đó, trường đưa ra chương trình học nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học và thực hành trên mẫu vật thực tế, áp dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy. Mỗi giảng viên, cán bộ, công nhân viên trong nhà trường đều như những chiến sĩ trên mặt trận thi đua, luôn luôn nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng đào tạo, không ngừng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động quản trị khiến nhà trường trở thành địa chỉ tin cậy cho sinh viên theo học và phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch hướng đến mục tiêu thiêng liêng trở thành cây cầu nối vững chắc giúp các bạn trẻ đam mê sứ mệnh trị bệnh cứu người mở cánh cửa bước ra thế giới tri thức rộng lớn, là bước đệm hoàn hảo cho sinh viên chạm tới ước mơ trở thành những “thiên thần áo trắng” tâm trong, mắt sáng, chắc tay nghề.