Bao lâu trẻ hết vặn mình

Trẻ vặn mình bao lâu thì hết? đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa khi thấy con thường xuyên vặn mình, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để giải đáp vấn đề này, mẹ hãy tham khảo ngay thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Trẻ vặn mình bao lâu thì hết?

Vặn mình là biểu hiện thường thấy ở rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của con, vì vậy để tìm ra được giải pháp khắc phục hiệu quả nhất thì trước tiên mẹ cần nắm rõ được nguyên nhân cụ thể khiến trẻ vặn mình, từ đó sẽ giải đáp được thắc mắc trẻ vặn mình bao lâu thì hết.

Vặn mình do sinh lý: Nếu điều kiện, môi trường ngủ không thoải mái chẳng hạn như nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ phòng không phù hợp, tã bị ướt/bẩn hoặc do mẹ quấn khăn quá chật, mặc quần áo không thoải mái,… sẽ khiến trẻ vặn mình, gồng mình, khó chịu và mất ngủ.

Giải pháp: Đối với trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình do sinh lý, mẹ không cần quá lo lắng bởi chỉ cần giải quyết các nhu cầu cơ bản của con chứng vặn mình ở bé sẽ tự hết khi bé được 3 tháng tuổi.

Vặn mình do bệnh lý: Trong trường hợp, một số trẻ vặn mình do liên quan đến yếu tố về bệnh lý, thường xuất hiện các dấu hiệu như đổ mồ hôi trộm, con quấy khóc về đêm, giật mình hay ngủ không sâu giấc,… khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Bên cạnh đó, trẻ vặn mình cũng có thể do bé bị thiếu canxi, vitamin D hoặc gặp vấn đề về đường tiêu hóa.

Giải pháp: Mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và hỗ trợ giải pháp điều trị tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé và giúp con hết vặn mình.

Bao lâu trẻ hết vặn mình

Trẻ vặn mình bao lâu thì hết là mối quan tâm của rất nhiều cha mẹ

Mẹo giúp mẹ khắc phục khi trẻ vặn mình

Đối với vấn đề vặn mình ở trẻ để giúp con cải thiện tình trạng một cách tốt nhất, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

Tắm nắng thường xuyên

Tắm nắng được coi là giải pháp đầu tiên giúp mẹ cải thiện chứng vặn mình cho con hiệu quả, hàng ngày mẹ có thể cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng hoặc chiều muộn để giúp con hấp thụ vitamin D hiệu quả nhất đồng thời tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch để bé có một giấc ngủ ngon, trọn vẹn hơn.

Yếu tố môi trường ngủ

Không gian ngủ tác động trực tiếp đến trẻ nhỏ vì vậy mẹ nên thường xuyên vệ sinh phòng sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát, có đủ ánh sáng, yên tĩnh, không bị tác động bởi tiếng ồn bên ngoài và nhiệt độ phòng phù hợp.

Bổ sung dưỡng chất

Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy, để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con, mẹ nên thiết lập thực đơn ăn uống hàng ngày của bé đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chủ yếu là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Tăng cường vận động

Nên thường xuyên cho trẻ vui chơi các hoạt động bổ ích để giúp con khỏe mạnh, thích nghi với điều kiện tự nhiên, giảm khả năng lây nhiễm bệnh đồng thời giúp bé cải thiện chứng vặn mình, ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Vấn đề vệ sinh cơ thể

Da của trẻ rất nhạy cảm, vì vậy mẹ nên thường xuyên vệ sinh cơ thể cho bé cẩn thận đồng thời kiểm tra vấn đề về vệ sinh như tã/bỉm, quần áo để đảm bảo con luôn được khô thoáng, sạch sẽ nhất.

Như vậy, đối với những trường hợp do sinh lý, mẹ chỉ cần thay đổi, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con thì sẽ không còn lo lắng trẻ vặn mình bao lâu thì hết. Còn đối với những bé đang gặp vấn đề về bệnh lý, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám, tư vấn và có giải pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Vặn mình là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, một số trẻ khi vặn mình thường kèm theo giật mình khiến không ít cha mẹ lo lắng. Vậy liệu trẻ sơ sinh vặn mình có đáng lo ngại hay không? Cùng làm rõ vấn đề này qua nội dung bài viết được Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ đưới đây nhé.

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh

Bao lâu trẻ hết vặn mình

Biểu hiện gồng người, vặn mình, mặt đỏ lên và kết thúc trong vài phút khi thức hoặc khi ngủ ở hầu hết các trẻ sơ sinh từ  vài tuần tới 2 tháng và thường kết thúc khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, đây là biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trẻ chưa quen với cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ, các tế bào thần kinh chưa biệt hóa, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Chính vì vậy, trẻ thường có những biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên vì phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.

Biểu hiện hay vặn mình ở sơ sinh được chia thành 2 trường hợp: vặn mình là biểu hiện sinh lý và vặn mình là biểu hiện do bệnh lý. Vì thế, khi trẻ vặn mình, các bậc cha mẹ cần để ý xem hiện tượng vặn mình đó liệu có phải là dấu hiệu của biểu hiện sinh lý bình thường hay là biểu hiện của các bệnh lý khác.

Biểu hiện trẻ sơ sinh vặn mình do sinh lý

Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ sơ sinh thường xuyên vặn mình như:

+ Nơi trẻ ngủ không thoải mái, ngủ trên đệm quá cứng, gối đầu cao hoặc tư thế ngủ không được thoải mái;

+ Phòng ngủ của bé có nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn

+ Trẻ bị nóng quá hoặc lạnh quá.

+ Trẻ đói thường sẽ có biểu hiện đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người...

+ Phản ứng khi rặn tiểu hoặc đại tiện

+ Trẻ bị ướt tã, bỉm do đi tiểu nhiều.

+ Trẻ bị quấn khăn hoặc mặc quần áo quá chật chội: khi trẻ có những vận động tay chân vô thức, nếu bị quấn chặt quá sẽ gây khó chịu và gây ra phản ứng như vặn mình, gồng mình.

Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý

Trong trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình kèm theo các biểu hiện như ọc sữa, ra mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều thì đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Nếu hiện tượng vặn mình ở trẻ kèm theo gồng đỏ mặt, thậm chí giật mình khi ngủ kéo dài, có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, một số bệnh lý khác khiến da của trẻ bị thương tổn như ngứa, nóng rát cũng làm cho trẻ khó ngủ yên giấc hay do côn trùng chui vào tai, gây ra phản ứng vặn mình, gồng mình...

Nên làm gì để trẻ hết vặn mình?

Bao lâu trẻ hết vặn mình

Để làm giảm hoặc chấm dứt tình trạng vặn mình, giật mình của trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số cách làm sau đây:

+ Thay tã, bỉm khô sạch, êm ái, quần áo rộng cho trẻ

+ Xoa dịu bé, để bé có cảm giác thoải mái và không vặn mình

+ Tắm nắng thường xuyên để hạn chế những bệnh về da gây ngứa, khó chịu

+ Mẹ không nên kiêng quá mức, nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D.

+ Không sử dụng các mẹo để hạn chế vặn mình cho bé

+ Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám nếu thấy hiện tượng vặn mình của trẻ kéo dài.

+ Quan tâm đến cảm xúc của con

+ Kiểm tra nhiệt độ phòng ở của trẻ, điều chỉnh sao cho phù hợp nhất (không để quá nóng hoặc quá lạnh)

+ Kiểm tra làn da của trẻ để đảm bảo không có gì bất thường

Khi thấy trẻ có một số biểu hiện sau, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị:

+ Trẻ bị hạ canxi  máu sẽ có biểu hiện tăng kích thích thần kinh cơ, dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay bị giật mình, gồng mình kèm thêm các biểu hiện như: rụng tóc, nôn mửa, đổ mồ hôi trộm, nấc, quấy khóc, chậm lên cân...

+ Nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình lúc tỉnh giấc kèm theo khó thở thì có thể trẻ bị chứng ngưng thở tắc nghẽn mãn tính. Tình trạng này thường xảy ra trong lức trẻ ngủ sâu nhưng cũng có thể diễn ra khi trẻ trong trạng thái buồn ngủ.

Các vấn đề về thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương cũng có thể gây ra tình trạng hay vặn mình, giật mình.

Đối với tất cả các bệnh lý của trẻ, các bậc cha mẹ không được tự ý chữa trị cho trẻ dưới bất cứ hình thức nào mà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

>>> Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

>>> Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng cách?

Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp việc thăm khám không còn là trăn trở của các bậc cha mẹ.

Liên hệ ngay hotline 1800.96.96.98 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.