Bất phương trình bậc nhất hai ẩn là gì

BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG BẬC NHẤT HAI ẨN

Quan tâm

0

Đưa vào sổ tay

1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
a, Bất phương trình bậc nhất hai ẩn và miền nghiệm của nó
ĐỊNH NGHĨA
Bất phương trình bậc nhất hai ẩn là bất phương trình có một trong các dạng.
$ax + by + c < 0,ax + by + c > 0,ax + by + c \leqslant 0,ax + by + c \geqslant 0$, trong đó $a$, $b$ và $c$ là những số cho trước ${a^2} + {b^2} \ne 0$; $x$ và $y$ là các ẩn.
Mỗi cặp số $({x_0},{y_0})$ sao cho $ax_{0} + by{ _0} + c < 0$ gọi là một nghiệm của bất phương trình $ax + by + c < 0$
Nghiệm của các bất phương trình dạng $ax + by + c > 0,ax + by + c \leqslant 0,ax + by + c \geqslant 0$ được định nghĩa tương tự.
b, Cách xác định miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
ĐỊNH LÝ
Trong mặt phẳng tọa độ, đường thẳng $(d):ax + by + c = 0$ chia mặt phẳng thành hai nửa mặt phẳng. Một trong hai nửa mặt phẳng ấy (không kể bờ $(d)$) gồm các điểm có tọa độ thỏa mãn bất phương trình $ax + by + c > 0$, nửa mặt phẳng còn lại ( không kể bờ $(d)$) gồm các điểm có tọa độ thỏa mãn bất phương trình $ax + by + c < 0$
Từ định lý, ta suy ra
Nếu $({x_0},{y_0})$ là một nghiệm của bất phương trình $ax + by + c > 0$ (hay $ax + by + c < 0$) thì nửa mặt phẳng (không kể bờ $(d)$) chứa điểm $M({x_0},{y_0})$ chính là miền nghiệm của bất phương trình ấy.
Vậy để xác định miền nghiệm của bất phương trình $ax + by + c < 0$, ta làm như sau:
- Vẽ đường thẳng (d): $ax + by + c = 0$
- Xét một điểm $M({x_0},{y_0})$ không nằm trên $(d)$
Nếu $ax_{0} + by{ _0} + c < 0$ thì nửa mặt phẳng (không kể bờ $(d)$) chứa điểm M là miền nghiệm của bất phương trình $ax + by + c < 0$
Nếu $ax_{0} + by{ _0} + c > 0$ thì nửa mặt phẳng (không kể bờ $(d)$) chứa điểm M là miền nghiệm của bất phương trình $ax + by + c > 0$.
CHÚ Ý
Đối với các bất phương trình dạng $ax + by + c \leqslant 0$ hoặc $ax + by + c \geqslant 0$ thì miền nghiệm là nửa mặt phẳng kể cả bờ.
2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Ví dụ về hệ BPT bậc nhất hai ẩn:
$$\left( I \right)\left\{ \begin{gathered}
3x - y + 3 > 0 \\
- 2x + 3y - 6 < 0 \\
2x + y + 4 > 0 \\
\end{gathered} \right.$$
Trong mặt phẳng tọa độ, ta gọi tập hợp các điểm có tọa độ thỏa mãn mọi bất phương trình trong hệ là miền nghiệm của hệ. Vậy miền nghiệm của hệ là giao các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ
Để xác định miền nghiệm của hệ, ta dùng phương pháp biểu diễn hình học như sau:
- Với mỗi bất phương trình trong hệ, ta xác định miền nghiệm của nó và gạch bỏ miền còn lại.
- Sau khi làm như trên lần lượt đối với tất cả các bất phương trình trong hệ trên cùng một mặt phẳng tọa độ, miền còn lại không bị gạch chính là miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Bất phương trình bậc nhất 2 ẩn Hệ bất phương trình bậc... Bất phương trình

hủy

Trợ giúp

Nhập tối thiểu 8 ký tự, tối đa 255 ký tự.

Thẻ

Bất phương trình bậc nhất 2 ẩn ×6
Hệ bất phương trình bậc... ×16
Bất phương trình ×214

Lượt xem

12541

  • HÌNH HỌC 10
    • Vectơ
      • Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng
        • Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng
        • ĐẠI SỐ 10
          • Mệnh đề, tập hợp
            • Hàm số bậc nhất và bậc hai
              • Phương trình và hệ phương trình
                • Bất đẳng thức và bất phương trình
                  • Thống kê
                    • Góc lượng giác và công thức lượng giác
                    • ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11
                      • Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác
                        • Tổ hợp và xác xuất
                          • Dãy số. Cấp số cộng và cấp số nhân
                            • Giới hạn
                              • Đạo hàm
                              • HÌNH HỌC 11
                                • Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng
                                  • Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song.
                                    • Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc.
                                    • GIẢI TÍCH 12
                                      • Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
                                        • Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ, hàm số lôgarit
                                          • Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng
                                            • Số phức
                                            • HÌNH HỌC 12
                                              • Khối đa diện và thể tích của chúng
                                                • Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón
                                                  • Phương pháp toạ độ trong không gian
                                                  • CÔNG THỨC
                                                    • Công thức lượng giác
                                                      • Hệ thức lượng trong tam giác
                                                        • Công thức đạo hàm
                                                          • Tổ hợp - xác suất

                                                          Giải hệ bất phương trình

                                                          Bài 109950

                                                          Bài 109949

                                                          Bài 107612

                                                          Bài 107585

                                                          Video liên quan

                                                          Chủ đề