Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?

Trước năm 1975, làng nhạc miền Nam có rất nhiều đôi song ca nổi tiếng mà đến tận bây giờ khán thính giả vẫn còn nhắc đến như Hùng Cường – Mai Lệ Huyền, Phương Đại – Phương Hồng Quế, Bùi Thiện – Sơn Ca, Mạnh Quỳnh – Giáng Thu, Nhật Trường – Thanh Lan, Chế Linh – Thanh Tuyền, và Hoàng Oanh – Trung Chỉnh …

Nối tiếp loạt bài về những đôi song ca nhạc vàng nổi tiếng và được yêu thích trước 1975, trong bài này xin giới thiệu những bản thu âm song ca trước 1975 của Hoàng Oanh – Trung Chỉnh. Những ca khúc như: Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương, Cỏ Hoa, Trộm Đào Tiên, Người Em Miền Cát Trắng, Nếu Anh Đừng Hẹn, Tuy Anh Không Nói.

Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?

Click để nghe song ca Hoàng Oanh – Trung Chỉnh trước 1975

Hoàng Oanh là một trong những ca sĩ đầu tiên của dòng nhạc vàng kể từ khi dòng nhạc này bắt đầu được phổ biến và yêu thích từ đầu thập niên 1960. Thời đỉnh cao trong sự nghiệp ở Sài Gòn, tên tuổi của Hoàng Oanh đã ngự trị trên hầu khắp các sóng phát thanh và truyền hình, băng dĩa và tờ nhạc. Theo ước tính, giọng hát Hoàng Oanh đã được thu âm trong hơn 200 đĩa nhạc trước năm 1975, nhiều nhất là tại Hãng Dĩa Việt Nam, Asia Sóng Nhạc. Cho đến nay, Hoàng Oanh luôn được xem là một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của nhạc vàng Việt Nam, đồng thời cũng là một trong số ca sĩ hoạt động nghệ thuật trong thời gian lâu nhất (gần 70 năm).

Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?

Trước năm 1975, ca sĩ Hoàng Oanh thường hát song ca với Duy Khánh, Nhật Trường, Thanh Phong, Thanh Vũ, và đặc biệt được yêu thích khi hát với ca sĩ – bác sĩ Trung Chỉnh.

Ca sĩ Trung Chỉnh tên thật là Huỳnh Văn Chỉnh, sinh năm 1943 tại Mỹ Tho, tham gia hoạt động văn nghệ từ năm 1966. Ngoài ra ông còn là bác sĩ quân y sau khi tốt nghiệp ngành y khoa năm 1971, tham gia vào TQLC cho đến năm 1975.

Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?
Ca sĩ Trung Chỉnh trước và sau 1975

Vì là một quân nhân tham gia trực tiếp ở vùng hỏa tuyến nên trước 1975 ca sĩ Trung Chỉnh hát và thu âm rất ít. Ngay cả sau năm 1975, ông cũng tiếp tục nghề bác sĩ ở trong nước cũng như khi sang đến hải ngoại nên ông cũng không đi hát chuyên nghiệp, chỉ tham gia một vài lần trên Asia, Paris By Night và là khách mời của Hoàng Oanh trong các chương trình do Hoàng Oanh Production thực hiện tại hải ngoại.

Sau đây là 1 số bản thu âm Trung Chỉnh hát song ca cùng Hoàng Oanh sau năm 1975:

Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?

Click để nghe song ca Hoàng Oanh – Trung Chỉnh

nhacxua.vn biên soạn

Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?

Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?

Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?

Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?

Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?

Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2013

Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?

Lời giới thiệu của Ban Biên Tập BS Huỳnh Văn Chỉnh tức ca sĩ Trung Chỉnh là cựu sinh viên quân y khóa 18 ra trường cuối năm 1971 thì gia nhập Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến VNCH. Nhằm lúc "Mùa Hè Đỏ Lửa" 1972 đơn vị anh được điều ra Quảng Trị và liên tục chiến đấu chống Cộng sản cho đến năm 1975. Sau ngày mất nước, BS Chỉnh phải đi tù cải tạo như các quân y sĩ khác thuộc QLVNCH. Sau khi được thả về, anh làm việc tại Bệnh Viện Nguyễn Trãi, tức Bệnh Viện Phước Kiến tại Chợ Lớn, Sài Gòn. Năm 1979, anh đã cùng vợ và 4 người con,nhỏ nhất là 3 tuổi vượt biên bằng đường biển. Tầu của anh đã bị hải tặc tấn công hai lần và bị trấn lột của cải. Sau 8 ngày lênh đênh trên biển cả và có một số người thiệt mạng, tầu đến đuợc Mã Lai. 16 ngày sau, chính quyền Mã Lai cho chất các thuyền nhân lên những chiếc tầu hư hại khác, kéo ra ngoài biển khơi và chặt giây bỏ trôi. Lần thứ hai tầu lênh đênh 13 ngày, chết thêm một số người nữa và cuối cùng thì gặp được tầu dầu kéo vào một đảo của Nam Dương. Được định cư tại Mỹ, anh Chỉnh đã lấy lại được bằng Bác Sĩ Y Khoa và hành nghề từ 1986 cho đến 2004 tại Oklahoma. Năm 2004 anh dời về Orange County California và làm phòng mạch riêng từ đó cho đến nay. Là một người với cá tính năng động và hết lòng với chiến hữu, BS Huỳnh Văn Chỉnh đã cùng với với một số cựu quân nhân QLVNCH đứng ra thành lập Ủy Ban Vận Động Xây Dựng Nghĩa Trang Biên Hòa Hải Ngoại với mục đích thành lập một nơi yên nghỉ cuối cùng và xứng đáng cho những người đã từng hy sinh cả cuộc đời cho chính nghĩa Tự Do. Vì đây là một dự án lớn và lâu dài, Ủy Ban Xây Dựng rất cần được sự đóng góp giúp đõ của tất cả mọi người trong cộng đồng Việt Nam tỵ nạn Cộng sản. Mọi chi tiết xin truy cập trang mạng của Ủy Ban Xây Dựng tại:

https://nghiatrangbienhoa.org/

Bài phỏng vấn sau đây là của hai tổ chức Vietnamese American Heritage Foundation & Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine thực hiện với mục đích làm tài liệu chính thức cho các sinh viên khi muốn nghiên cứu hoặc tìm hiểu về lịch sử hình thành của cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ. Trân trọng kính mời quý vị theo dõi.

Trung Chỉnh tên thật là “Huỳnh Văn Chỉnh” ca sĩ, bác sĩ quân y Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa. Bác sĩ của hầu hết các tiểu đoàn thủy quân lục chiến. Ông được biết đến với những tình khúc song ca với ca sĩ Hoàng Oanh (kém ông 4 tuổi. Và bây giờ ông thỉnh thoảng xuất hiện ở các chương trình ca nhạc của Thuy Nga và Asia.

Tiểu sử

Tốt nghiệp Quân Y khóa 1971. Qua Mỹ năm 1979 lập nghiệp ở thành phố Oklahoma trong 19 năm, làm việc cho một viện dưỡng lão Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ. Sau giờ làm việc còn làm thêm ở phòng mạch. Năm 2004 nghỉ hưu ở California nhưng nhớ nghề lại mở phòng mạch tư ở litle Sai Gon.

Ngày 13 tháng 11 năm 2011, tại nhà hàng Grand Garden, thành phố Westminster, thông qua chương trình kỷ niệm 45 năm ca hát và 40 năm hành nghề y khoa, lần đầu tiên Trung Chỉnh đã có cuộc hạnh ngộ với những ai từng yêu mến tiếng hát của ông và đây cũng là đêm nhạc “nhìn lại” chặng đường của ca sĩ- bác sĩ quân y Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa Trung Chỉnh[2].

Tính đến năm 2013 ông đã có 47 năm ca hát.

Hôn nhân

Trung Chỉnh kết hôn với một người phụ nữ tên Phượng, họ có bốn người con, hai trai hai gái và tổng cộng năm cháu nội, ba cháu ngoại.

Theo wikipedia

Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?

Ca sĩ Trung Chỉnh tên thật là Huỳnh Văn Chỉnh, cựu sinh viên quân y khóa 18. Khi ra trường cuối năm 1971, ông gia nhập Sư đoàn TQLC. “Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972, đơn vị của ông được điều ra Quảng Trị và chiến đấu ở đó đến năm 1975.

Sau 1975, sau khi từ trại cải tạo trở về, Trung Chỉnh làm việc tại Bệnh Viện Nguyễn Trãi, tức Bệnh Viện Phước Kiến tại Chợ Lớn, Sài Gòn. Năm 1979, ông đã cùng vợ và 4 người con sang định cư ở Mỹ. Tại đây ông đã lấy lại được bằng Bác Sĩ Y Khoa và hành nghề từ 1986 cho đến 2004 tại Oklahoma. Năm 2004 ông dời về Orange County California và làm phòng mạch riêng từ đó cho đến nay.

Dưới đây là trích đăng bài phỏng vấn ca sĩ – bác sĩ Trung Chỉnh do Darlena Tran thực hiện.

  • Xin cho hỏi ông tên thật là gì?

Tôi tên là Huỳnh Văn Chỉnh, có sinh hoạt văn nghệ từ những năm 1966 ở Việt Nam và với cái tên là Trung Chỉnh. Tôi sinh ra ở Mỹ Tho, Việt Nam.

  • Ông có anh chị em gì không?

Tôi có hai người anh ruột nhưng rất tiếc là hai người đó mất sớm. Ba tôi mất khi tôi mới bảy tuổi, khi đó là năm 1950. Còn mẹ tôi thì mất sau khi tôi qua Mỹ năm 1979, bà mất năm 1980.

  • Khi ở Việt Nam, gia đình ông làm nghề gì?

Mẹ tôi buôn bán thôi, gia đình tôi nghèo thành ra người anh của tôi phải nghỉ học sớm. Tôi hồi nhỏ thì học không giỏi giang gì cho nên thi mãi vào trường công không đậu nên phải ra học trường tư.

Trường tư thục nhỏ lắm, có tên là Trúc Giang. Tôi học ở đó 4 năm. Lúc tôi vào học đệ thất thì tôi không hiểu sao, giống như ông trời ổng mở trí mình, tôi học rất giỏi, những năm đó tôi học rất là xuất sắc, tốt nghiệp đệ nhất cấp. Năm đó nhận được rất nhiều phần thưởng. Xong rồi đậu trung học, bấy giờ trường Nguyễn Đình Chiểu họ cho ghi danh, cho những người học trung học xong được vào học trong Nguyễn Đình Chiểu, tôi ghi danh vào thì được nhận.

Những lớp gọi là trung học đệ nhất cấp đó, đệ nhị cấp thì những năm đó là những năm 60 đến 63. Năm đầu là năm đệ tam thì cũng thường thường thôi. Đến năm đệ nhị tôi học khá nổi tiếng. Đến năm đệ nhất thì tôi học nổi tiếng nhất trường. Sau năm đệ nhất tôi đậu tú tài, đậu xong rồi thì thi vào trường y khoa Sài Gòn và học cho tới lúc ra trường.

Tôi ra trường Nguyễn Đình Chiểu năm 1963 và học hết đại hoc y khoa cho tới cuối năm 1971 thì ra trường, tức là tốt nghiệp ngành y khoa bác sỹ. Sau đó, tới đầu năm 1972 tôi gia nhập vào TQLC, tức là bác sỹ của TQLC tham gia mùa hè đỏ lửa ở Quảng Trị từ 1972 tới 1975.

  • Hành trình ông tham gia vào quân đội trong khi vừa mới ra y khoa bác sỹ như thế nào?

Từ năm 1966, tôi thi đậu vào trường quân y của Sài Gòn. Nhiều người cứ tưởng rằng trường quân y thì dạy về y khoa cho sinh viên, nhưng thực ra trường quân y họ chỉ quản lý về vấn đề hành chánh và huấn luyện về vấn đề quân sự cũng như là Anh ngữ, còn học y khoa thì vẫn phải ra ngoài trường y khoa đại học Sài Gòn để học, học trường dân sự.

Chung quy chỉ có cái lợi là họ cho mình lương để mình học. Khi mình ra trường thì phục vụ cho quân đội. Những người không có điều kiện về tài chánh như chúng tôi thì phải vào trường quân y để có phương tiện tiếp tục công việc học hành. Cho nên tôi vào từ những năm 1966, tới cuối năm 1971 thì ra trường. Sau đó, năm 1972 tôi chọn vào TQLC.

Có một câu chuyện thú vị là khoảng ngày 12 tháng 4 năm 1972, sau khi tôi ra Quảng Trị thì ở Sài Gòn, báo đăng tôi tử trận. Thời điểm đó chúng tôi còn ở trong núi quần thảo trên chiến trường. Ngày nào cũng đụng trận.

Cho tới ngày 17 tháng 4 thì có 2 người phóng viên chiến trường từ Sài Gòn ra, họ đi ra tận ngoài chiến trường để lấy tin tức hoặc phỏng vấn. Tôi có qua và nói chuyện với họ, họ gặp tôi. Một anh nói rằng:

– Báo Sài Gòn đăng ông chết rồi…

Tôi nói:

– Ông giỡn chơi?

– Không, thiệt mà, báo Sài Gòn đăng ông chết rồi.

Tôi mới lấy tờ giấy, viết mấy chữ rồi nói với họ:

– Bây giờ tôi đương bận hành quân, lúc nào anh về Sài Gòn làm ơn đem cái thơ này về gia đình tôi cho vợ con tôi biết là tôi vẫn còn sống.

Tôi viết mấy chữ cho ảnh và ảnh giữ cái thư đó. Nhưng tới ngày 19, chúng tôi được lệnh về nghỉ dưỡng quân. Tôi về Huế ngày 23 thì gặp đại tá Bùi Thế Lân, lúc đó, đương chỉ huy sư đoàn TQLC. Khi thấy tôi về thì đại tá Bùi Thế Lân cho tôi về Sài Gòn để đi cải chính báo chí họ đăng tôi chết.

Ông bảo tôi về đó kiếm một vài cô ca sỹ ra hát để hát uỷ lạo cho chiến sỹ. Tôi nói tôi cố gắng kiếm nhưng chưa chắc được. Đại tá Bùi Thế Lân nói: “Kiếm được thì tốt, không kiếm được thì thôi”. Ngày 24 tôi đã về tới Sài Gòn, lúc bấy hai anh phóng viên chiến trường còn đương đi quay phim nhiều nơi và chưa về tới nhà, họ chưa đưa cái thơ cho vợ tôi nữa.

Khi tôi về, nhà tôi mừng lắm, vì nghe tin tôi chết nên đã lên căn cứ của TQLC ở tại đường Lê Thánh Tôn, thì ai cũng nói là tôi bình yên, không có sao. Hồi xưa đâu có cell phone mà cầm cái cell phone gọi về, khó khăn lắm, không có dễ dàng. Nhà tôi hỏi thăm ở đó thì ai cũng nói tôi bình yên không có sao cả nhưng nhà tôi đâu có tin, nhà tôi nói rằng sợ là người ta giấu nên tới lúc tôi được về bằng xương bằng thịt thì nhà tôi mới mừng. Tôi về ngày 24 thì ngày 25, tôi lên vũ trường Tự Do của cô Khánh Ly, tôi mời cô Khánh Ly đi. Lần đó tôi mời được cô Khánh Ly và Ngọc Minh, hai người ra Quảng Trị hát uỷ lạo cho chiến sỹ. Tui còn cái hình để tại phòng mạch chụp chung với mấy người đó.

  • Xin cho hỏi báo chí thời đó dựa vào đâu để đăng tin là ông tử trận?

Tôi nghĩ là những người làm báo thời đó họ chỉ nghe đâu đó rồi họ lấy đăng, không có bằng cớ nào cả, cứ đăng thôi. Tại vì những cái tin nào giật gân thì sẽ được người ta mua báo nhiều.

Khi về, tôi có cầm được tờ báo, tôi không nhớ là báo nào, vì báo Sài Gòn đó nhiều lắm. Tôi coi cái hàng tựa, tít là: “Thêm một tài năng vừa nằm xuống ở Quảng Trị, bác sỹ kiêm ca sỹ Trung Chỉnh”.

Tôi vô toà soạn nhật báo đó nói rằng là cái tin này không phải, tôi còn sống, thì họ đồng ý cải chính. Nhưng mà về sau họ cải chính ở một cái mục nhỏ xíu bên trong nói là bác sĩ Trung Chỉnh còn sống, vậy thôi. Nhưng mà tôi nghĩ là họ nhầm tôi với một nhạc sỹ tên là Dzũng Chinh, tác giả Những Đồi Hoa Sim. Ông mất trước khi tôi đi Quảng Trị khoảng 3 năm. Người ta nhầm tôi với ông nhạc sỹ Dzũng Chinh nên đăng như vậy.

Ca sĩ bác sĩ trung chỉnh là ai?

Card visit của bác sĩ Trung Chỉnh